Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Trực Cát

Tiết 26:

TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

2. Kĩ năng:

- Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

Vận dụng đ¬ược quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

3. Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, kiên trì.

 

doc170 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Trực Cát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
3. Tình cảm, thái độ:
- Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
1Chuẩn bị của giáo viên:
	TBTN cho các nhóm HS :
-1NC chữ U; 
-1 nguồn điện 6V;
- 1đoạn dây dẫn dài 10cm; 
-1 biến trở ; 
-1công tắc; 
-1 giá TN; 
-1ampe kế GHĐ 1.5A và ĐCNN 0.1A.
2Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi và SGK	
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập ( 8 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
- Nêu thí nghiệm Ơcxtét chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ?
+ĐVĐ: Dòng điện tác dụng lực từ lên kim NC, ngược lại kim NC có tác dụng lực từ lên dòng điện hay không?. Yêu cầu HS nêu dự đoán
+ Trả lời câu hỏi của GV:
Nêu thí nghiệm Ơcxtét chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ
+Nêu dự đoán.
Hoạt động 2: Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện 
( 12 phút)
Mục tiêu: - Nêu được nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của Loa điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu HS nghiên cứu TN H27.1 Sgk-73:
-Cho HS quan sát H 27.1; Yêu cầu HS nêu các dụng cụ TN?
-Giao dụng cụ TN cho HS; Yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
-Lưu ý HS cách bố trí TN: Đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu trong lòng NC chữ U, không để dây dẫn chạm vào NC.
Yêu cầu HS làm C 1 Sgk-73; So sánh với dự đoán ban đầu để rút ra Kết luận
-Nghiên cứu mục I Sgk: Nêu các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm theo H 27.1 Sgk-73
-Nhận dụng cụ TN; tiến hành TN theo nhóm: Cả nhóm quan sát hiện tượng xảy ra khi đóng khóa K.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu: Khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng NC (hoặc bị đẩy ra ngoài NC). Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. 
I. TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN:
1. Thí nghiệm:
+Dụng cụ:
+Tiến hành-Hiện tượng:
-Khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng NC (hoặc bị đẩy ra ngoài NC). 
+Nhận xét: Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. 
2. Kết luận:
Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường . Lực đó gọi là lực điện từ
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của lực điện từ ( 15 phút)
Mục tiêu: - Nêu được nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của Rơle điện từ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+Từ kết quả các nhóm ta thấy dây dẫn AB bị hút hay đẩy ra ngoài hai cực của nam châm tức là chiều của lực từ trong TN của các nhóm khác nhau. Vậy chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào?
+Cần làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó?.
+HDHS thảo luận cách thí nghiệm kiểm tra:
+Yêu cầu HS tiến hành TN 1: Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB
+Yêu cầu HS tiến hành TN 2: Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều của lực điện từ bằng cách đổi vị trí các cực của nam châm chữ U.
+Qua 2 TN trên ta rút ra được kết luận gì?
+Vậy làm thế nào để xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?
-Yêu cầu HS nêu Quy tắc bàn tay trái Sgk-74
-Cho HS qua sát H27.2 hiểu rõ hơn quy tắc bàn tay trái. Vận dụng quy tắc để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong thí nghiệm đã quan sát được ở trên.
+Nêu dự đoán: Chiều của lực điện từ có thể phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và cách đặt nam châm (chiều của đường sức từ).
+Nêu cách thí nghiệm kiểm tra:
+Tiến hành TN theo nhóm: Đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB, đóng K qua sát hiện tượng để rút ra kết luận: Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi.
+Tiến hành TN theo nhóm: Đổi chiều đường sức từ , đóng K qua sát hiện tượng để rút ra kết luận: Khi đổi chiều đường sức từ thì chiều lực điện từ thay đổi.
+Nêu kết luận chung cho 2 TN trên: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
+Tìm hiểu quy tắc bàn tray trái: Vận dụng quy tắc để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong thí nghiệm đã quan sát được ở trên.
II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI:
1.Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a.Thí nghiệm 1:
+Dụng cụ:
+Tiến hành-Hiện tượng:
-Khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng NC (hoặc bị đẩy ra ngoài NC). 
-Đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB chiều lực điện từ thay đổi.
+Nhận xét: Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi
b.Thí nghiệm 2:
+Dụng cụ:
+Tiến hành-Hiện tượng:
-Đổi chiều đường sức từ , đóng K chiều lực điện từ thay đổi.
+Nhận xét: 
-Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiềuđường sức từ
c.Kết luận:
-Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
2.Quy tắc bàn tay trái:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điệnthì ngón tay trái choãi ra 900chỉ chiều của lực điện từ
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)
Mục tiêu: - Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phát biểu qtắc bàn tay trái?
-Trả lời câu hỏi của GV:
Hướng dẫn về nhà: - Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng Trả lời câu hỏi C2; C3; C4-Sgk-BT27 SBT:
-Chuẩn bị T32: Bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
– v —
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy:26/11/2013 
Tiết 30:
Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
2. Kĩ năng: 
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều.
3. Tình cảm, thái độ:
- Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 -1 Mô hình động cơ điện một chiều 6V; 
	- 1 bộ đổi nguồn
2.Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi và SGK	 
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập ( 8 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
-Giải bài tập 27.3 SBT
+ĐVĐ: Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như vậy ta có một động cơ điện
+ Trả lời câu hỏi của GV:
-Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
+Giải bài tập 27.3 SBT
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của 
động cơ điện một chiều ( 15 phút)
Mục tiêu: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+Phát mô hình động cơ điện một chiều cho các nhóm HS.
+Yêu cầu HS quan sát mô hình; Đọc phần 1 Sgk-76: Chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
+Vẽ mô hình cấu tạo đơn giản lên bảng.
+Yêu cầu HS nêu tác dụng của các bộ phận chính?
+ Yêu cầu HS đọc Sgk, nêu NTHĐ của động cơ điện một chiều?
+Yêu cầu HS trả lời C1:
+HDHS thảo luận nhóm kết quả câu C1. GV gợi ý: Cặp lực vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây ?
+ Yêu cầu HS tiến hành TNKT dự đoán (C3)
+Qua phần 1, hãy nêu lại: Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào?
+Quan sát mô hình; Đọc phần 1 Sgk-76: Chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều. 
-Khung dây dẫn
-Nam châm.
-Cổ góp điện.
+Nêu tác dụng của các bộ phận chính:
+Đọc Sgk nêu NTHĐ của động cơ điện một chiều: Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ tường.
+Trả lời câu C1: Vận dụng QT bàn tay trái, xác định cặp lực từ tác dụng lên 2 cạnh AB, CD của khung dây
+Trả lời C2: Nêu dự đoán hiện tượng xảy ra với khung dây 
+Tiến hành TN KT dự đoán (C3). Quan sát , so sánh với dự đoán rút ra kết luận: NTHĐ của động cơ điện một chiều
I. NGUYÊN TẮC CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU:
1.Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều:
-Khung dây dẫn: 
-Nam châm: Tạo ra từ trường
-Cổ góp điện: Đảo chiều dòng điện trong khung
2. Hoạt động của động cơ điện một chiều:
-Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ tường.
-Khi cho dòng điện vào khung dây, dưới tác dụng của từ trường xuất hiện cặp lực tác dụng lên 2 cạnh AB, CD của khung làm cho khung quay quanh OO’
3. Kết luận: Sgk-77
Hoạt động 3: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện ( 12 phút)
Mục tiêu: - Nêu được nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của Rơle điện từ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+Khi động cơ điện một chiều hoạt động, động cơ chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
+HDHS nêu nhận xét: Khi có dòng điện chạy qua, động cơ quay. Vậy năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
+Nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện .
-Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng
II. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN:
-Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)
Mục tiêu: - Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+Yêu cầu HS làm C5, C6, C7 :
+Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ-Có thể em chưa biết Sgk
-Trả lời C5, C6, C7
-Đọc nội dung ghi nhớ-Có thể em chưa biết
Hướng dẫn về nhà: - Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng Trả lời câu hỏi-BT28 SBT
-Chuẩn bị T34: Bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
– v —
TUẦN 16
Ngày soạn: 29/11/2013
Ngày dạy:02/12/2013 
*Tiết 31:
BÀI TẬP V ẬN D ỤNG QUY T ẮC N ẮM TAY PH ẢI 
V À QUY T ẮC B ÀN TAY TR ÁI
I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- Khắc sâu quy tắc nắm bàn tay phải bằng cách làm các bài tập vân dụng.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
3. Tình cảm, thái độ:
- Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bảng phụ 
2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, v ở ghi	
- Chuẩn bị về kiến thức, bài tập.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết ( 10 ph út)
Mục tiêu: - HS phát biểu được quy tắc nắm bàn tay phải
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
? Hãy phát biểu quy tắc nắm tay phải?
Chú ý: Ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây .
- HS trả lời câu hỏi
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bấn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choải ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
 Hoạt động 2: Bài tập ( 30 phút)
Mục tiêu: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Bài tập 24.4 SBT ? Hãy cho biết chiều dòng điện qua các vòng dây ?
? Đầu B của cuộn dây là từ cực gì?
?Vậy cực nào của nam châm hướng về phía đầu B?
? Đầu D của cuộn dây là từ cực gì?
? Vậy hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây 
Bài tập 24.5 SBT.
? Khi biết tên từ cực của nam châm, muốn biết chiều dòng điện ta làm thế nào?
? Hãy xác định cực dương, cực âm của nguồn điện 
Bài tập Đặt một ống dây dẫn có trục vuông góc và cắt ngang một dây dẫn thẳng AB có dòng điện I không đổi chạy qua theo chiều như ở hình 1.
a. Dùng quy tắc nào để xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây?
b. Xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây?
c. Dùng quy tắc nào để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB?
d. Hãy cho biết chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm M của dây dẫn AB? 
 Gợi ý cách giải
a. Dùng quy tắc nắm bàn tay phải. 
 b. Học sinh biểu diễn chiều đường sức từ như hình vẽ. 
 c. Dùng quy tắc bàn tay trái 
 d. Chiều lực điện từ biểu diễn như hình vẽ 
Chiều dòng điện đi từ A sang B.
a/
 + -
A B
- Đầu B của cuộn dây là cực Nam. 
- Cực Bắc của kim nam châm hướng về phía đầu B
b/ S N
C D
- Đầu D của cuộn dây là từ cực Bắc.
- Chiều của dòng điện đi từ C sang D.
Giải
	A B
 N 	S
- Sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ, từ đó suy ra chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây, suy ra tên cực âm, cực dương của nguồn điện.
- Đầu A là cực âm, đầu B là cực dương.
M
A
B
 I
F
IV/Hướng dẫn về nhà ( 5 phút):
 - Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng Trả lời câu hỏi-BT:
- Chuẩn bị T29: Sự nhiễm từ của sắt, thép-Nam châm điện
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
– v —
Ngày soạn: 29/11/2013
Ngày dạy:02/12/2013 
Tiết 32:
BÀI TẬP V ẬN D ỤNG QUY T ẮC N ẮM TAY PH ẢI 
V À QUY T ẮC B ÀN TAY TR ÁI
I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- Khắc sâu quy tắc bàn tay trái bằng cách làm các bài tập vân dụng.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
3. Tình cảm, thái độ:
- Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nội dung bài giảng, dự kiến 
Chuẩn bị của học sinh: 	
- Chuẩn bị về kiến thức, bài tập.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết ( 10 phút)
Mục tiêu: - HS phát biểu được quy tắc bàn tay trái
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
? Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái 
- Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Hoạt động 2: Bài tập ( 30 phút)
Mục tiêu: - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Giải bài tập 2 (Tr 82)
++Yêu cầu HS giải bài tập 2.
+Nêu lại quy ước ký hiệu +; cho biết điều gì. Luyện cách đặt bàn tay trái theo quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải cho bài tập 2.
+Yêu cầu HS trình bày bài giải: Biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện tương ứng với các phần a,b,c của bài 2.
+Nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót của HS thường mắc khi áp dụng quy tắc bàn tay trái..
Giải bài tập 3.
+ Yêu cầu HS giải bài tập 3.
+ Yêu cầu HS trình bày bài giải: Biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện.
+Nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót của HS thường mắc.
-Gọi 1 HS lên bảng giải
Đọc đề bài nêu cách giải
+Vẽ hình vào vở. áp dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập. Biểu diễn kết quả trên hình vẽ
+HS giải lần lượt các phần a, b,c. Thảo luạn nhóm để đi đến KQ đúng.
+Qua bài tập HS nhận được : Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường (vuông góc với đường sức từ; Hoặc xác định chiều dòng điện, chiều đường sức từ khi biết 2 trong 3 yếu tố.
+Đọc đề bài nêu cách giải
+Vẽ hình vào vở. áp dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập. Biểu diễn kết quả trên hình vẽ
 -Cá nhân giải bài 3
-Thảo luận , nhận xét 
a.
b.
c.
a.Lực và được biểu diễn 
b) Quay ngược chiều kim đồng hồ.
c) Khi lực F1 , F2 có chiều ngược lại. Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường.
*) Hướng dẫn về nhà ( 5 phút): 
-Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng Trả lời câu hỏi-BT30.2; 30.3 SBT
-Chuẩn bị T33: Động cơ điện một chiều
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
TUẦN 17:
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy: 0912/2013 
*Tiết 33:
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. 
2. Kĩ năng: 
- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
3. Tình cảm, thái độ:
- Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	Các TBTN cho các nhóm HS: 
	- 1 đinamô xe đạp có lắp bóng đèn. 
	- 1 đinamô xe đạp đã bóc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong.
	 - 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED
	- 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh. 
	- 1 nam châm điện 
	- 1bộ đổi nguồn
2.Chuẩn bị của học sinh: 	
Đọc trước bài 31.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Nêu vấn đề: Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là Pin hoặc Ắquy. Em có biết trường hợp nào không dùng pin hoặc acquy mà vẫn tạo ra dòng điện được không
 +Gợi ý thêm: Bộ phận nào làm cho đèn xe đạp phát sáng? 
+ Trong đinamô xe đạp có những bộ phận nào, chúng hoạt động như thế nào để tạo ra dòng điện?
+ Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV: 
+ Có một số ý kiến khác nhau về hoạt động của đinamô xe đạp. Không thảo luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp ( 7 phút)
Mục tiêu: - Nêu được Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu HS xem hình 31.1 SGK và quan sát một đinamô xe đạp đã tháo vỏ đặt trên bàn GV để chỉ ra bộ phận chính của đinamô.
+ Hãy dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô gây ra dòng điện?
- Dự đoán xem hoạt động của bộ phận nào trong đinamô là nguyên nhân chính gây ra dòng điện. 
+ Phát biểu chung ở lớp 
+ Trả lời câu hỏi của GV 
I/ Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp: 
+ Trong đinamô có một 
nam châm và cuộn dây.
+ Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay và đèn sáng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện - Xác định trong trường hợp nào thì nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện 
( 12 phút)
Mục tiêu: - Nhận biết được dòng điện xuất hiện khi nam châm chuyển động tương đối với ống dây gọi là dòng điện cảm ứng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
+ Hướng dẫn HS làm từng động tác dứt khoát và nhanh.
- Đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây. 
– Đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây.
- Để nam châm nắm yên một lúc trong lòng cuộn dây.
- Kéo nam châm ra khỏi 

File đính kèm:

  • docgiao an vat li 9 (2014-2015).doc
Giáo án liên quan