Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS An Vĩ

Hiện tượng cảm ứng điện từ

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.

- Mô tả cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoắc nam châm điện.

- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. Về kĩ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.

3. Về thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong học tập.

 

doc187 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS An Vĩ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sáng.
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
C1: Bố trí thí nghiệm như H31.2.
? Dòng điện xuất hiện khi nào.
C2: Tương tự để nam châm đứng yên cho cuộn dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm có xuất hiện dòng điện không? Hãy làm thí nghiệm.
- Gọi học sinh đọc nhận xét 1 SGK:
- Quan sát H31.3. Bố trí thí nghiệm như thế nào?
C3: Đặt 1 nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn có mắc hai đèn LED song song ngược chiều. 
? Hãy làm thí nghiệm cho biết dòng điện xuất hiện ở cuộn dây có mắc 2 đèn LED khi nào?
- Yêu cầu học sinh đọc nhận xét 2:
1. Dùng nam châm vĩnh cửu:
- Thí nghiệm:
+ 2 đèn LED mắc // ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây dẫn. Một thanh nam châm vĩnh cửu.
+ Dòng điện xuất hiện khi:
→ Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
→ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
→ Có xuất hiện dòng điện.
- Học sinh ghi vào vở nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2. Dùng nam châm điện:
- Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
- Thí nghiệm 2: đặt một nam châm điện nằm yên trong cuộn dây dẫn có mắc 2 đèn LED // ngược chiều.
+ Dòng điện xuất hiện khi:
→ Trong khi đóng mạch điện.
→ Trong khi ngắt mạch điện.
Học sinh ghi vào vở nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông báo SGK:
? Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào.
- Học sinh đọc thông báo:
→ Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm úng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 
IV. Vận dụng
- HS làm việc cá nhân trả lời C4 và C5:
C4: Nếu làm lại thí nghiệm ở H31.2 nhưng lần này cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng H31.4 thì có hiện tượng gì xảy ra?
C5: Từ H31.1 cho biết: Có phải nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện không?
- Học sinh nghiên cứu trả lời cau hỏi:
→ Đèn LED sáng đ Chứng tỏ trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
→ Có phải nhờ nam châm quay.
4. Củng cố:	
	? Có những cách nào có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
	? Dòng điện đó được gọi là dòng điện gì.
5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập: từ bài 31.1 đến bài 31.4 SBT.
Tiết 33:
điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Ngày soạn: 08/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của đường sức từ trường qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
	- Đựa trên quan sát thí nghiệm, xác lập đường mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.
	- Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
	- Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Về kĩ năng:
	- Quan sát thí nghiệm, mô tả chính xác tỉ mỉ thí nghiệm.
	- Phân tích, tổng hợp kiến thức cũ.
3. Về thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS:
	- Mô hình cuộn dây dây dẫn và đường sức từ của một nam châm.
	- Kẻ sẵn 1 bảng phụ SGK.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Có cách nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Ta đã biết có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng ở cuộn dây dẫn kín trong những điều kiện khác nhau. Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng không phụ thuộc trạng thái chuyển động của nó. Vậy điều kiện nào là điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Bài học ngày hôm nay giúp các em sẽ có câu trả lời đầy đủ.
trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh 
I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
? Có những cách nào dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng.
(GV gợi ý dùng các loại nam châm khác nhau, hoạt động khác nhau).
→ Phát hiện:
- Các nam châm khác nhau đều có thể gây ra dòng điện cảm ứng. Vậy không phải chính những nam châm mà là một cái gì chung của các nam châm đã gây ra dòng điện cảm ứng. Cần phải tìm ra cái chung đó.
Quan sát H32.1 SGK.
Cho biết bố trí thí nghiệm.
C1: Quan sát xem các đường sức xuyên qua tiết diện S của cuôn dây ↓ như thế nào.
? Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
? Đặt nam châm đứng yên.
? Đặt nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S.
? Để châm đứng yên cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
- GV kết luận và thông báo nhận xét 1:
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi:
* Nhận xét 1: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn đây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm (biến thiên).
II. điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: 
C2: Hãy chọn chọn từ thích hợp cho các ô trống cuả bảng 1.
C3: Từ bảng 1 suy ra điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C4: Giải thích hiện tượng thí nghiệm H31.3.
- Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào?
* Từ Nhận xét 1 và 2: Rút ra kết luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi:
* Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuât shiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
→ Khi đóng hoặc ngắt dòng điện thì từ trường xuyên qua cuộn dây biến thiên → trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
 * Kết luận: Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng
III. Vận dụng
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C5, C6?
- Yêu cầu HS giải thích tại sao khi cho nam châm quay theo trục quay trùng với trục của nam châm và cuộn dây trong thí nghiệm phần mở bài thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Học sinh đọc và trả lời:
C5: Quay núm điamô → nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên → xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm → xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C6: Hoàn toàn tương tự
- HS giải thích: Khi cho nam châm quay theo trục quay trùng với trục của nam châm và cuộn dây thì số đường sức xuyên qua tiết diện của cuộn dây không biến thiên; do đó trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4. Củng cố:	
	? Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc phần ghi nhớ và đọc phần có thể em chư biết;
	- Làm bài tập: từ bài 321 đến bài 324 SBT.
Tiết 34:
ôn tập học kỳ I
Ngày soạn: 09/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
	Hệ thống hoá kiến thức cho HS.
II. Chuẩn bị:
Nghiên cứu sách giáo khoa và sách hướng dẫn.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ ôn tập.
	3. Ôn tập:
trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của Học sinh 
I. Lý thuyết
1. Ôn lại 8 câu hỏi lý thuyết của tiết 18.
2. Ôn tập phần kiểm tra và phần vận dụng của tổng kết chương I?
3. Nêu cách nhận biết từ trường?
4. Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để làm gì? hãy phát biểu và áp dụng H24.3; H24.6?
5. Phát biểu quy tắc bàn tay trái? áp dụng H27.3; H27.4; H27.5?
6. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều?
- HS ôn lại.
- HS ôn lại.
- Dùng nam châm thử nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thử thì nơi đó có từ trường.
II. Bài tập
1. Dạng bài1: Bài tập vận dụng định luật Ôm.
2. Dạng bài 2: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng.
3. Dạng bài 3: Bài tập về vận dụng định luật Jun-len -xơ.
4. Dạng bài 4: Bài tập vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc bàn tay trái.
4. Củng cố - hướng dẫn: Về nhà ôn tập.
Tiết 35:
ôn tập học kỳ I (tiếp)
Ngày soạn: 12/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
	Hệ thống hoá kiến thức cho HS.
II. Chuẩn bị:
Nghiên cứu sách giáo khoa và sách hướng dẫn.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ ôn tập.
	3. Bài tập:
trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của Học sinh 
R2
R1
+
U
-
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài 2. Tự ghi tóm tắt vào vở.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài sau đó chốt lại cách giải:
+ Phân tích mạch điện;
+ Để bóng đèn sáng bình thường cần có điều kiện gì?
+ Để tính được R2 cần biết gì? (có thể cần biết U2, I2 hoặc Rtđ của đoạn mạch)
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa. Đề nghị học sinh khác tự giải vào vở.
- Gọi học sinh nhận xét sau khi học sinh trên bảng giải song.
- Hướng dẫn học sinh cách thứ 2: 
+ Tính U2 thông qua U và U1;
+ Tính 
- GV yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu và tìm cách giải.
- GV gợi ý: Dây nối từ M tới A và từ N tới B được coi như điện trở Rd mắc nối tiếp với mạch gồm 2 bóng đèn có điện trở R1 và R2. Vậy điện trở đoạn mạch MN được tính như mạch hỗn hợp ta đã biết cách tính ở bài trước.
- Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ sơ đồ ghi tóm tắt đầu bài và giải. Học sinh khác làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn:
Công thức: 
Bài tập 1:
- Học sinh đọc đầu bài, tìm hiểu và phân tích đề bài để xác định các bước giải.
Tóm tắt:
R1 = 7,5 W
I = 0,6 A
U = 12 V
a) Để đèn sáng bình thường R2 =?
b) RBiến trở Max = 30 W Ni kê ni S = 1 mm2. Tính L =?
- Phân tích mạch: R1 nối tiếp R2. 
- Để đèn sáng bình thường thì: I1 = 0,6 A; R1 = 7,5 W. Do R1 nối tiếp R2 đ I1 = I2 = I =0,6 A
- Cần biết U2, I2 hoặc Rtđ của đoạn mạch. 
Giải:
a) Để đèn sáng bình thường điện trở của của mạch là:
- Điện trở của biến trở là:
b) Chiều dài của dây dẫn dùng làm biến trở là: (tra bảng )
Đáp số: R2 = 12,5 W; L = 75 m
Bài tập 2:
- Học sinh đọc và nghiên cứu tìm cách giải.
- Nghe GV gơị ý.
- Học sinh lên bảng làm bài
Tóm tắt:
R1 = 600 W
R2 = 900 W
UMN = 220 V
L = 200 m
S = 0,2 mm2
a) RMN =?
b) UAB =?
Giải:
a) Điện trở của đoạn MN là:
b) Cường độ dòng điện chạy trong mạch MN là:
Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là:
Đáp số: RMN = 377W; UAB ằ 210 V
B
A
-
N
R2
R1
M
+
bài tập 3:
- Hướng dẫn giải bài tập 3:
* Lưu ý: Nhiệt lượng toả ra ở đường dây của gia đình rất nhỏ nên trong thực tế có thể bỏ qua hao phí này
- HS đọc và tóm tắt đầu bài lên bảng:
Tóm tắt:
L = 40 m
S = 0,5 mm2 = 0,5.10-6m2
U = 220V
P = 165W
t = 3.30 h
Tính:
a) R =?
b) I =?
c) Q =? (kW.h)
Giải:
Điện trở toàn bộ đường dây
.
b) áp dụng công thức: 
P = U.I 
Suy ra: 
Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 0,75A
c) Nhiệt luâọng toả ra trên dây dẫn:
Q = I2.R.t = (0,75)2.1,36.3.30.3600
 = 247860 (J) ằ 0,07 kW.h
Đáp số: R = 1,36 W; I = 0,75 A
 Q = 0,07 kW.h
4. Củng cố - hướng dẫn: Về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra học kỳ I.
Tiết 36:
kiểm tra học kỳ I
Ngày soạn:13/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu
	Kiểm tra kiến thức của học sinh qua học kỳ I.
II. Nôi dung:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Đề bài:
A. Chọn phương án trả lời đúng ghi vào giấy làm làm bài kiểm tra của mình.
Câu 1: Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện s và làm bằng chất có điện trở suất ρ thì có điện trở R được tính bằng công thức:
	A. 	C. 
B. 	D. 	
	Câu 2: Đoạn mạch AB gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc song song. Cường độ dòng điện qua chúng lần lượt là I1, I2. Thì ccường độ dòng điện qua đoạn mạch AB được tính bằng công thức nào?
A. 	C. 
B. 	D. 
	Câu 3: Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:
A. Chiều của đường sức từ trường.	C. Chiều của lực điện từ.
	B. Chiều của dòng điện.	D. Chiều của cực Bắc địa lý.
B. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
Câu 4: Dụng cụ để đo công của dòng điện là:..
	Câu 5: Hệ thức của định luật Jun-len-Xơ là:.
	Câu 6: Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để:
C. Giải các bài tập sau đây:
	Câu 7: Hãy vẽ đường sức từ và xác định chiều của đường sức từ trong uúng dây sau:
	Câu 8: Một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 20 0C. Hiệu suất của ấm là 80%; trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích.
	a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên biết Cnc' = 4200J/kgK?
	b) Tính nhiệt lượng mà ấm điện đã toả ra khi đó?
	c) tính thời gian đun sôi lượng nước trên?
Thang điểm
	Câu 1:	0,5đ	Câu 4: 	0,5đ	Câu 7: 	0,5đ
	Câu 2: 	0,5đ	Câu 5: 	0,5đ	Câu 8:	4đ
Tóm tắt, đáp số: 1đ
Trình bày: 1đ
	Câu 3: 	0,5đ	Câu 6: 	0,5đ
Đáp án câu 4: 
	a) Nhiệt lượng Qi cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên là:
b) Nhiệt lượng mà ấm điện đã toả ra khi đó là:
c) Thời gian đun sôi lượng nước trên là: 
Hoặc: 
Học kỳ II
Tiết 37:
dòng điện xoay chiều
Ngày soạn: 18/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
	- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
- Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách đó là cho nam châm quay hoặc cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
- Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỷ mỷ, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Đối với mội nhóm HS:
- Một cuộn dây dẫn kín có 2 đèn LED mắc // ngược chiều vào mạch điện.
- Một nam châm vĩnh cửu có thể quay xung quanh một trục thẳng đứng.
Đối với giáo viên:
- Một bộ thí nghiệm phát hiện dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED // ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng.
	3. Bài mới:
	Đặt vấn đề: Thông thường trên các máy thu thanh có 2 chỗ đưa điện vào máy, một chỗ có ký hiệu DC 6V, còn chỗ kia có ký hiệu AC 220V. Các em có hiểu các ký hiệu trên có ý nghĩ gì không? Bài học ngày hôm nay giúp các em hiểu rõ các ký hiệu đó.
trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của Học sinh 
I. Chiều của dòng điện cảm ứng
GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm H 33.1 theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1.
? Bố trí thí nghiệm như thế nào.
? Đèn nào sáng trong 2 trường hợp. Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây; kéo nam châm ra ngoài cuộn dây.
? Chiều của dòng điện có gì khác nhau.
GV: gọi HS đọc kết luận. 
GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 tìm hiểu khái niệm dòng xoay chiều?
GV: Có thể liên hệ thực tế: Dòng điện trong mạng điện sinh hoạt là dòng điện xoay chiều. Trên các dụng cụ sử dụng điện thường ghi AC 220V. AC là chữ viết tắt của (Alternating Current) của từ tiếng Anh có nghĩa là dòng điện xoay chiều; hoặc ghi 6V DC. DC là chữ viết tắt (Direct Current) có nghĩa là dòng điện 1 chiều không đổi.
1. Thí nghiệm:
- HS tiến hành thí nghiệm H 33.1 theo nhóm.
- Mắc vào hai đầu dây dẫn hai đèn LED (1 đỏ, 1 vàng) // và ngược chiều nhau
→ Trong hai trường hợp thì 2 đèn sáng như nhau.
→ Chiều của dòng điện trong 2 trường hợp trên ngược chiều nhau.
2. Kết luận: 
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
3. Dòng điện xoay chiều 
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV: Nếu ta liên tục lần lượt đưa Nam châm vào và kéo Nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều.
Vậy: Dòng điện luân phiên thay đổi gọi là dòng xoay chiều.
II. cách tạo ra dòng điện xoay chiều 
- Bố trí thí nghiệm H33.2.
C2: Hãy phân tích số đường sức xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nào khi cho Nam châm quay quanh một trục thẳng đứng. Từ đó suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi mhư thế nào trong khi Nam châm quay?
- Bố trí thí nghiệm như H33.3
C3: Hãy phân tích số đường sức xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó rút ra nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?
- Hướng dẫn HS thảo luận và đưa ra kết luận cho cả 2 trường hợp.
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
- HS nghiên cứu trả lời C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều.
2. Cho cuộn dây quay trong từ trường 
- HS nghiên cứu trả lời C3: 
→ Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ xuyên qua S giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều.
3. Kết luận:
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của Nam châm hay cho Nam châm quay trước cuộn dây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
III. Vận dụng
C4: Tại sao mỗi bóng đèn chỉ sáng trên nửa vòng tròn?
→ Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong 2 đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều → đèn thứ 2 sáng.
4. Củng cố:
	? Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi nào.
	? Nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.
5. Hướng dẫn:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Làm bài tập: từ bài 33.1 đến bài 33.4 SBT.
Tiết 38:
Máy phát điện xoay chiều
Ngày soạn:19/12/10
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nhận biết được 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều. Chỉ ra được Rô to và Stato của mội loại máy.
	- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát ra điện liên tục.
2. Kỹ năng: Quan sát và mô tả trên hình vẽ; thu nhận thông tin từ SGK.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của môn vật lý; yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Mô hình máy phát điện xoay chiều.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
	1. Tổ chức: 	9A	9B	9C
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Khi nào chiều của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều.
	3. Bài mới:
	Đặt vấn đề: Dòng điện xoay chiều lấy ở lưới điện sinh hoạt là hiệu điện thế 220V đủ để thắp được hàng triệu bóng đèn cùng 1 lúc. Vậy giưac Đinamô ở xe đạp và máy phát điện ở nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có điểm gì giống và khác nhau.
trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh 
I. cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
GV: Yêu cầu HS quan sát 2 máy phát điện xoay chiều H34.1 và H34.2.
C1: Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mội loại máy phát điện. Nêu chỗ giống và khác nhau.
C2: Giải thích vì sao khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên. Khi ta nối 2 cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện?
- GV hỏi thêm:
+ Loại máy phát điện nào cần có bộ góp điên? Bộ góp điện có tác dụng gì? Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính?
+ Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sát?
+ Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không?
- Yêu cầu HS ghi kết luận vào vở.
1. Quan sát:
- HS quan sát H34.1 và H34.2 suy nghĩ trả lời:
- Cấu tạo: + Cuộn dây
 + Nam châm
- Giống và khác:
 → Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên.
→ Một loại cuộn dây quay, nam châm đứng yên + bộ góp điện, vành khăn, thanh quét.
- Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức xuyên qua tiết diện S cuộn dây luân phiên thay đổi  ↓ → Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV:
+ Loại máy phát có cuộn dây dẫn quay cần có thêm bộ góp điện. Bộ góp điện chỉ giúp lấy dòng điện ra ngoài dễ dàng hơn.
+ Các cuộn dây của máy phát điên được quấn quanh lõi sắt để từ trường mạnh hơn.
+ Hai loại máy phát điện trên tuy có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động đều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kết luận: Các máy 

File đính kèm:

  • docGIAOAN-LY-9-2010-THUY.doc
Giáo án liên quan