Giáo án Vật lý 9 tiết 70: Thi học kì II

A.TRẮC NGHIỆM:(3đ)

Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (a, b, c, d) đứng trước mỗi câu cho đáp án đúng nhất:

Câu 1: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

a) Lớn;

b) Không thay đổi;

c) Biến thiên;

d) Nhỏ.

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau:

a) Hai cuộn dây quay ngược chiều quanh một nam châm;

b) Một cuộn dây và một nam châm quay cùng chiều quanh một trục;

c) Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên;

d) Hai nam châm quay ngược chiều nhau quanh một cuộn dây.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 70: Thi học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35 	 	 Ngày soạn:22-04- 2015
THI HỌC KÌ II
Tiết : 70 	 Ngày dạy: 07- 05- 2015 
I. Mục tiêu:
Phạm vi kiến thức:
Từ tiết 37 đến tiết thứ 67 (sau khi học xong bài 60)
Mục đích:
Đối với học sinh: Cần nắm những kiến thức trọng tâm của các chương để thi HKII có hiệu quả cao.
Đối với GV: Cần kiểm tra đánh giá học chuẩn kiến thức - kĩ năng mà học sinh đã học trong chương trình.
II. Hình thức kiểm tra:
TNKQ và TL (30%:70%)
III.BẢNG TRỌNG SỐ:
Nội dung
Tổng
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT
VD
LT
VD
LT
VD
TN
TL
LT
VD
1. Điện từ học
8
7
4.9
3.1
18.1
11.5
3.0
1.5
2.0
1.0
2. Quang học
17
13
9.1
7.9
33.7
29.3
5.0
4.5
3.5
3.25
3. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
2
2
1.4
0.6
5.2
2.2
1.0
0.0
0.25
TỔNG
27.0
22.0
15.4
11.6
57.0
43.0
9.0
6.0
5.75
4.25
IV.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Điện từ học
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay 
- Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều là:
- Dòng điện một chiều là dòng điện 
có chiều không đổi. 
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều. - Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.
Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng
Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện
Số câu
1,2
13
3
15b
4.5
Số điểm
0.5
1.5
0.25
0.75
3.0
Chủ đề 2
Quang học
- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
-Nhận biết được thấu kính hội tụ.
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
- Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
- Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường nguồn phát ra ánh sáng màu.
Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu
Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
- Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.
- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường.
- Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn. Giữa số bội giác và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức: (f đo bằng cm).
- Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường.
Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt
Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
Số câu
4,5,10
14
8
6,7,9,11
15a
9.5
Số điểm
0.75
2.75
0.25
1.0
2
6.75
Số câu
4
5
6
15
Số điểm
3.5đ
2.5đ
4đ
10đ
IV. NỘI DUNG ĐỀ
A.TRẮC NGHIỆM:(3đ) 
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (a, b, c, d) đứng trước mỗi câu cho đáp án đúng nhất:
Câu 1: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
Lớn;
Không thay đổi;
Biến thiên;
Nhỏ.
Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau:
Hai cuộn dây quay ngược chiều quanh một nam châm;
Một cuộn dây và một nam châm quay cùng chiều quanh một trục;
Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên;
Hai nam châm quay ngược chiều nhau quanh một cuộn dây.
Câu 3: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? 
Đèn pin đang sáng;
Đồng hồ đeo tay;
Bình điện phân;
Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 4: Vật kính của máy ảnh là dụng cụ nào sau đây?
Thấu kính phân kì ;
Thấu kính hội tụ ;
Gương phẳng;
Tấm kính mờ.
Câu 5: Ảnh hiện trên võng mạc của mắt là: 
Ảnh thật, cùng chiều với vật;
Ảnh thật, ngược chiều với vật ;
Ảnh ảo, cùng chiều với vật;
Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Câu 6: Mắt của một người khi quan sát không điều tiết có thể nhìn rõ một vật xa nhất cách mắt 60cm. Để nhìn rõ những vật ở xa hơn thì người ấy cần dùng:
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 60cm;
Kính lúp có tiêu cự tùy ý;
Thấu kính phân kì có tiêu cự 60cm;
Kính phân kì có tiêu cự tùy ý. 
Câu 7: Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là: 
G = 10X;
G = 2X;
G = 8X;
G = 4X.
Câu 8: Vì sao vào ban ngày, hầu hết lá cây ngòai đường có màu xanh?
Vì lá cây hấp thụ hết tất cả các màu trong ánh sáng Mặt trời;
Vì lá cây hấp thụ được ánh sáng màu xanh;
Vì lá cây tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong ánh sáng Mặt trời;
Vì ánh sáng màu xanh không thể phản xạ trên lá cây.
Câu 9: Biết ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ có độ lớn bằng vật và cách thấu kính 24 cm, tiêu cự của thấu kính là: 
12 cm;
24 cm;
48 cm;
6 cm.
Câu 10: Chiếu chùm ánh sáng trắng vào vật màu đỏ ta sẽ nhìn thấy vật có màu
đỏ.
trắng.
vàng.
đen.
Câu 11: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước và chếch 300 so với mặt nước, góc khúc xạ có giá trị là
 a) bằng 600. b) nhỏ hơn 600. c) lớn hơn 600. d) nhỏ hơn 300.
Câu 12: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 50 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
9V;
4,5V; 
3V;
1,65V.
B. TỰ LUẬN.(7đ)
Câu 13: Em hãy trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? Máy biến thế dùng để làm gì? (1.5đ)
Câu 14: Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật? Chiếu ánh sáng màu đỏ vào một tờ giấy màu trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì, nếu thay bằng tờ giấy màu xanh ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Vì sao?(2.75đ)
Câu 15: 
 Một người đứng cách cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trong màng lưới mắt sẽ cao bao nhiêu cm?(2.0đ)
Giải thích vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện?(0.75đ)
V.ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3.0điểm)
 Khoanh tròn: ( mỗi câu 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
c
c
d
b
b
c
b
c
b
a
b
d
TỰ LUẬN: (7đ điểm)
Đáp án
Điểm
Câu 13:
- Bộ phận chính của máy biến áp gồm 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau, một lõi sắt hay thép chung cho cả hai cuộn dây 
- Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
- Máy biến áp là thiết bị dùng để tăng giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 14: Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả ánh sáng màu
 - Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
 - Chiếu ánh sáng màu đỏ vào một tờ giấy màu trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ vì vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ, 
 - Nếu thay bằng tờ giấy màu xanh ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen vì vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng màu đỏ. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.75đ
0.5đ
Câu 15a. Vẽ hình 
Tóm tắt:
OA’= 2cm
AB= 8m=800cm
OA= 20m= 2000cm
A’B’= ?
Giải:
Ta có: DOAB đồng dạng với D OA’B’
=> 	
 => 
Vậy độ cao của ảnh cây xanh là 0.8cm
b.Giải thích được :
- Khi truyền dây tải điện đi xa bằng đường dây dẫn, vì dây dẫn có điện trở. Do đó, có một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
TT được 0.5đ
Vẽ hình được 0.5đ
0.25đ
1đ
0.75đ
 Loại
Lớp
Từ 8 đến 10
Trên 5
Dưới 5
Từ 0 đến 3
9a1
9a2
Nhận xét:
VI. Rút kinh nghiệm:...

File đính kèm:

  • docTuan_35__tiet_70__ly_9__nam_20142015_20150725_094722.doc
Giáo án liên quan