Giáo án Vật lý 9 - Tiết 37, Bài 33: Dòng điện xoay chiều - Năm học 2015-2016

Quan sát, hướng dẫn.

Hãy trình bày kết quả của thí nghiệm?

Trình bày.

Hãy giải thích kết quả trên ?

Trình bày.

Em có kết luận gì về mối quan hệ của chiều dòng điện cảm ứng với sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây ?

Trả lời.

Một em đọc kết luận cho lớp nghe ?

Đọc.

Giới thiệu khỏi niệm dòng điện xoay chiều.

Chuyển ý: Làn thế nào để tạo ra dòng điện xoay chiều ?

* Hoạt động 2: ( 14/ ) Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều.

Treo bảng phụ vẽ H33.2

Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì ?

Trả lời.

Trả lời yêu cầu của C2 ?

Trả lời.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 37, Bài 33: Dòng điện xoay chiều - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 01/ 2016 Ngày dạy: 13/ 01/ 2016 lớp 9A
Tiết 37. BÀI 33. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
2. Kỹ năng:
 - Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
3. Thái độ:.
 - Cẩn thận, tỉ mỉ yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Bảng phụ ghi nội dung của H33.1, H33.2, H33.3 và H33.4.
 - Cho mỗi nhóm học sinh: Một cuộn dây dẫn kín có mắc song song ngược chiều hai bóng đèn LED, một nam châm vĩnh cửu, 
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài và làm bài tập.
 - Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập.
 - Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ. ( 5/ )
* Câu hỏi: Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
Đáp án:
 - Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S cuộn dây dẫn đó có biến thiên. 
( 10 đ )
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1/ ) Trên mỗi máy thu thanh đều có hai chỗ đưa điện vào máy, Một chỗ có ghi là DC 6V, một chỗ có ghi AC 220V. Vậy các kí hiệu đó có ý nghĩa như thế nào ?
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
* Hoạt động 1: ( 12/ ) Tìm hiểu chiều của dòng điện cảm ứng.
Treo bảng phụ vẽ nội dung H33.1
Thí nghiệm bao gồm những dụng cụ gì ?
Trả lời.
Đọc nội dung của C1 ?
Đọc.
Các nhóm làm thí nghiệm như yêu cầu của C1 trong 2 phút ?
Thực hiện.
Quan sát, hướng dẫn.
Hãy trình bày kết quả của thí nghiệm?
Trình bày.
Hãy giải thích kết quả trên ?
Trình bày.
Em có kết luận gì về mối quan hệ của chiều dòng điện cảm ứng với sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây ?
Trả lời.
Một em đọc kết luận cho lớp nghe ?
Đọc.
Giới thiệu khỏi niệm dòng điện xoay chiều.
Chuyển ý: Làn thế nào để tạo ra dòng điện xoay chiều ?
* Hoạt động 2: ( 14/ ) Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
Treo bảng phụ vẽ H33.2
Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì ?
Trả lời.
Trả lời yêu cầu của C2 ?
Trả lời.
Các nhóm bố trí thí nghiệm như H33.2 và làm thí nghiệm kiểm tra ?
Thực hiện.
Treo bảng phụ vẽ H33.3
Nêu yêu cầu của C3 ?
Trình bày.
Hãy trả lời yêu cầu của C3 ?
Trình bày.
Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều được tạo ra như thế nào ?
Trả lời.
Một em đọc nội dung kết luận cho lớp nghe ?
Đọc.
* Hoạt động 3: ( 3/ ) Tích hợp bảo vệ môi trường.
Dòng điện một chiều có hạn chế gì với dòng xoay chiều ?
Không truyền tải được đi xa
Dòng điện xoay chiều có thể truyền tải đi xa và chỉnh lưu thành dòng một chiều
Theo em làm thể nào để bảo vệ môi trường ?
Sản xuất dòng điện xoay chiều và thiết bị chỉnh lưu
* Hoạt động 4: ( 7/ ) Vận dụng.
Treo bảng phụ vẽ sẵn H33.4
Nêu yêu cầu của C4 ?
Trình bày.
Hãy trả lời yêu cầu của C4 ?
Trả lời.
Một em đọc nội dung ghi nhớ cho lớp nghe ?
Đọc.
I. Chiều của dòng điện cảm ứng
1. Thí nghiệm ( SGK – 90 )
C1. 
Trả lời:
 Một trong hai đèn sáng.
2. Kết luận ( SGK – 90 )
3. Dòng điện xoay chiều.
 - Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
* Thí nghiệm. ( SGK – 91 )
C2. 
 - Khi cực N gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết S của cuộn dây tăng và ngược lại. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
3. Cho cuộn dây quay trong từ trường.
C3. 
 Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi cuộn dây từ vị trí 1 đến 2 là tăng, còn từ vị trớ từ 2 quay tiếp giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì chúng tăng giảm luân phiên. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều.
3. Kết luận ( SGK – 91 )
III. Vận dụng.
C4. 
 Khi khung dây quay, trên nửa vòng đầu số đường sức từ xuyên qua tiết diện S tăng, một bóng sáng. Trên nửa vòng sau số đường sức từ xuyên qua tiết diện S giảm bóng thứ hai sáng.
 * Ghi nhớ. ( SGK – 92 )
3. Luyện tập, củng cố. ( 2/ )
 Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài ?
Đáp án:
 - Ký hiệu DC 6V là dòng 1 chiều 6V, AC 220V là dòng xoay chiều 220V.
4. Hướng dẫn học sinh tụ học ở nhà. ( 1/ )
 - Học bài theo vở ghi và SGK.
 - Trả lời vào vở bài tập các câu 33.1 đến 33.4 trong SBT.
 - Đọc thêm có thể em chưa biết và đọc trước bài 34.
Ngày soạn: 11/ 01/ 2015 Ngày dạy: 14/ 01/ 2015, lớp 9A
Tiết 38. BÀI 34. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
2. Kỹ năng:
Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
3. Thái độ:.
 - Học sinh thấy được vai trò của vật lý đối với cuộc sống và yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Bảng phụ vẽ sẵn các H34.1, H34.2, mô hình máy phát điện xoay chiều.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ.
 - Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập.
 - Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ. ( 5/ ) 
* Câu hỏi: 
a, Dòng điện xoay chiều là dòng điện như thế nào ? So với dòng điện một chiều thì dòng điện xoay chiều có những ưu điểm gì ?
b, Có những cách nào để tạo ra dòng điện xoay chiều ? Ở tỉnh ta có nhà máy phát điện xoay chiều nào không?
* Đáp án:
a, Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi là dòng điện xoay chiều.
Dòng xoay chiều có thể truyền tải đi xa và có thể biến đổi thành dòng một chiều.
b, Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
 - Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
 - Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường.
 Ở tỉnh ta có nhà máy thủy điện suối Sập, nhà máy thủy điện Sơn La.
* Biểu điểm: Ý a 5đ, ý b 5đ.
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1/ ) Cái đinamô ở xe đạp nhỏ xíu và nhà máy thủy điện Hòa Bình khổng lồ đều tạo ra dòng điện xoay chiều. Vậy cấu tạo và hoạt động của chúng có gì khác nhau?
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi Bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
* Hoạt động 1: ( 19/ ) Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Treo bảng phụ vẽ sẵn H34.1 và H34.2
Các em quan sát sơ đồ cấu tạo của máy phát điện xoay chiều trong H34.1 và H34.2 ?
Quan sát
Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều trong mỗi H34.1 và H34.2 ?
Trả lời 
Nêu yêu cầu của C1 ?
Trình bày
Hãy trả lời yêu cầu của C1 ?
Trình bày
Nghiên cứu yêu cầu của C2 ?
Nghiên cứu
Hãy trả lời yêu cầu của C2 ?
Trả lời
Qua đây em có kết luận gì chung về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều?
Gồm hai bộ phận chính, đó là 
* Hoạt động 2: ( 10/ ) Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật
Nghiên cứu các thông tin của mục này trong SGK với thời gian là 2 phút?
Nghiên cứu
Các máy phát điện trong công nghiệp cho dòng điện có điện áp là bao nhiêu?
Trả lời
Giới thiệu thêm các thông tin trong mục này như SGK
Trong kỹ thuật người ta làm quay máy phát điện như thế nào ?
Trả lời
* Hoạt động 3: ( 7’ ) Vận dụng
Các nhóm thảo luận trong 3 phút rồi trả lời yêu cầu của C3 ?
Thảo luận, trả lời
Một em đọc ghi nhớ cho lớp nghe ?
Đọc
I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
1. Quan sát
C1
 - Giống nhau: Gồm các bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
 - Khác nhau : Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên, còn loại kia thì ngược lai. Loại có cuộn dây quay có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét.
C2
 - Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng giảm luân phiên.
2. Kết luận
 - Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
 + Bộ phận đứng yên là stato
 + Bộ phận quay là rôto
II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật
1. Đặc tính kỹ thuật ( SGK – 94 )
2. Cách làm quay máy phát điện
 ( SGK – 94 )
III. Vận dụng
C3 
 - Giống nhau : Đều có nam châm và cuộn dây dẫn.
 - Khác nhau : Đinamô có kích thước nhỏ hơn, hiệu điện thế và cường độ dòng điện nhỏ hơn.
* Ghi nhớ : ( Sgk – 94 )
3. Luyện tập, củng cố. ( 2’ )
Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính ?
Đáp án: Gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 1/ )
 - Học bài theo vở ghi và SGK.
 - Trả lời vào vở bài tập các câu 34.1 đến 34.4 trong SBT.
 - Đọc thêm có thể em chưa biết và đọc trước bài 35.
 Ngày soạn: 17/ 01/ 2016 Ngày dạy: 20/ 01/ 2016, lớp 9A
Tiết 39. Bài 35. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆNXOAY CHIỀU 
ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
 - Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 
2. Kỹ năng:
 - Học sinh phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
 - Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều
3. Thái độ:.
 - Học sinh cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc và hứng thú học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
- Cho mỗi nhóm học sinh : Một Ampe kế, 1 vôn kế xoay chiều, 1 điện trở, 1 bóng đèn 3V, 1 công tắc, dây dẫn, 1 máy biến áp.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài và làm bài tập.
 - Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ. ( không có )
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1/ ) Dòng điện xoay chiều có ứng dụng rộng dãi trong đời sống và sản xuất. Vậy dòng điện xoay chiều có gì giống và khác với dòng điện một chiều ? Đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều như thế nào ?
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi Bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
* Hoạt động 1: ( 3/ ) Tìm hiểu các tác của dòng điện xoay chiều.
Treo bảng phụ vẽ sẵn H35.1
Nêu yêu cầu của C1 ? 
Trình bày.
Hãy trả lời yêu cầu của C1 ?
Trả lời.
Vậy dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ?
Thảo luận
* Hoạt động 2: ( 13/ ) Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
Đưa dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
Các nhóm mắc sơ đồ mạch điện như hình 35.2 ?
Thực hiện.
Quan sát, hướng dẫn.
Các nhóm theo yêu cầu của C2 ?
Thực hiện.
Trình bày kết quả của thí nghiện ?
Trình bày.
Giải thích.
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm có đổi chiều không ?
Có.
* Hoạt động 3: ( 16/ ) Tìm hiểu cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều.
Treo bảng phụ vẽ sẵn H35.4 và H35.5 rồi giới thiệu các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm.
Mắc mạch điện như sơ đồ và tiến hành đo.
Đọc số chỉ của Ampe kế và vôn kế ?
Đọc, trả lời.
Dự đoán chiều quay của các dụng cụ nếu đổi chiều dòng điện ?
Dự đoán.
Thay nguồn điện vừa thực hành bằng nguồn xoay chiều và tiến hành thực hành.
Đọc số chỉ của Ampe kế và vôn kế ?
Trả lời.
Thay Ampe kế, vôn kế một chiều bằng Ampe kế và vôn kế xoay chiều rồi tiến hành đo.
Đọc số chỉ của các dụng cụ và cho biết ý nghĩa của các giá trị đó ?
Trả lời.
Cách mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện có gì khác với cách mắc ampe kế và vôn kế một chiều?
Trả lời.
Rút ra kết luận.
Tích hợp bảo vệ môi trường và ƯPBĐKH.
Sử dụng dòng điện xoay chiều để lấy nhiệt và ánh sáng có ảnh hưởng gì đến môi trường không ?
Không.
Tác dụng từ của dòng xoay chiều là cơ sở để chế tạo động cơ điện xoay chiều
Động cơ điện xoay chiều có những ưu điểm gì so với động cơ điện 1 chiều ?
Không có bộ góp điện nên không có tia lửa điện và các chất khí gây hại môi trường.
* Hoạt động 4: ( 7/ ) Vận dụng.
Một em đọc nội dung C3 cho lớp nghe?
Đọc.
Hãy trả lời yêu cầu của C3 ?
Trả lời.
Các nhóm thảo luận trong 3 phút theo yêu cầu của C4 ?
Thảo luận.
Hãy trả lời yêu cầu của C4 ?
Trả lời.
Một em đọc nội dung ghi nhớ cho lớp nghe ?
Đọc.
I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều.
C1. 
- Tác dụng nhiệt : Bóng đèn nóng sáng.
 - Tác dụng quang : Bóng đèn bút thử điện sáng.
 - Tác dụng từ : Đinh sắt bị hút.
II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
1. Thí nghiệm.
C2. 
 - Khi dùng dòng điện một chiều, lúc đầu từ cực N bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó bị đẩy.
 - Khi dùng dòng điện xoay chiều thì từ cực N lúc bị hút, lúc bị đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều.
2. Kết luận ( SGK – 95 )
III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
1. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
2. Kết luận ( SGK – 96 )
IV. Vận dụng.
C3. 
 - Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.
C4. 
 - Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm tạo ra từ trường biến đổi.
* Ghi nhớ. ( SGK – 97 )
3. Luyện tập, củng cố. ( 1/ )
Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài ?
Đáp án:
 - Dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng như dòng điện một chiều.
 - Để đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều ta dùng 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 1/ )
 - Học bài theo vở ghi và SGK.
 - Trả lời vào vở bài tập các câu 35.1 đến 35.5 trong SBT.
 - Đọc thêm có thể em chưa biết và đọc trước bài 36.
Ngày soạn: 18/ 01/ 2016 Ngày dạy: 21/ 01/ 2016, lớp 9A
Tiết 40. Bài 36. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn.
2. Kỹ năng:
 - Học sinh giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
3. Thái độ:.
 - Học sinh hứng thú học tập bộ môn và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài và làm bài tập.
 - Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập.
 - Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ. ( 5/ )
* Câu hỏi:
a, Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ? ( 7đ )
b, Đo cường độ, hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ nào ? (3đ )
Đáp án:
a, Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ.
b, Đo cường độ, hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ ampe kế và vôn kế xoay chiều.
* Đặt vấn đề vào bài mới : ( 1/ ) ( Như SGK – 98 )
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
* Hoạt động 1 : ( 10/ ) Tìm hiểu sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải.
Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của việc truyền tải điện năng đi xa như SGK.
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa có hao phí điện năng không ? Nếu có thì do đâu ?
Trả lời.
Ta cùng nhau đi xét điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây phụ thuộc vào 
Gọi công suất hao phí do tỏa nhiệt là Php thì ta cần lập công thức xác định xem công suất hao phí 
Hãy viết công suất của dòng điện ?
P = UI
Công suất hao phí do 
Thay (1) và (2) tính Php ?
Trả lời
Chuyển ý: Vậy có những biện pháp nào để làm giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng.
* Hoạt động 2 : ( 17/ ) Tìm hiểu cách làm giảm hao phí điện năng trên đường truyền.
Nêu yêu cầu cảu C1 ?
Trình bày
Hãy trả lời yêu cầu của C1 ?
Trả lời
Thảo luận theo bàn trả lời yêu cầu của C2 ?
Thảo luận
Trả lời yêu cầu của C2 ? 
Trả lời
Nghiên cứu yêu cầu của C3 trong ít phút ?
Nghiên cứu
Hãy trả lời yêu cầu của C3 ? 
Trả lời
Trong hai phương án làm giảm hao phí điện năng trên thì phương án nào tối ưu nhất ?
Phương án 2
Một em đọc nội dung của kết luận ?
Đọc
Từ công thức Php = ta thấy nếu tăng U lên n lần thì Php sẽ giảm đi n2 lần.
* Hoạt động 3 : ( 7/ ) Vận dụng.
Nêu yêu cầu của C4 ? 
Trình bày
Hãy trả lời yêu cầu của C4 ?
Giảm 25 lần
Hãy trả yêu cầu của C5 ?
Trả lời
Tích hợp bảo vệ môi trường.
Việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống các đường dây cao áp là một giải pháp tối ưu nhằm giảm hao phí điện năng và đáp ứng được yêu cầu truyền đi được một điện năng lớn.
Việc truyền tải như trên còn có những hạn chế gì ?
Phá vỡ cảnh quan môi trường, nguy hiểm đến con người, cản trở giao thông.
Biện pháp khắc phục ?
Đưa xuống đất hoặc đáy biển.
I. Sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải
1. Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện.
 - Giả sử ta muốn truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U.
 + Công suất của dòng điện : P = UI (1)
 + Công suất hao phí do tỏa nhiệt :
Php = RI2 (2)
 Từ (1) và (2) ta có công suất hao phí do tỏa nhiệt : Php = 
2. Cách làm giảm hao phí
C1. 
 Có hai cách : Giảm R hoặc tăng U
C2. 
 Ta biết rằng : nên muốn giảm R thì phải dùng dây có S lớn. Khi đó dây sẽ có kích thước lớn, khối lượng lớn làm tăng chi phí lớn hơn phần điện năng bị tiêu hao.
C3.
 Nếu tăng U thì công suất hao phí sẽ giảm đi rất nhiều. Muốn vậy cần phải sản xuất máy tăng U.
2. Kết luận. ( SGK – 99 )
II. Vận dụng
C4. 
 - Vì tăng U lên 5 lần nên công suất hao phí giảm đi 25 lần.
C5. 
 Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí, tiết kiệm và bớt khó khăn vì dây dẫn quá to và nặng.
3. Luyện tập củng cố. ( 1/ )
 ? Qua bài này ta cần nắn vững những kiến thức nào.
Đáp án : Ghi nhớ
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 1/ )
 - Học bài theo vở ghi và SGK.
 - Trả lời vào vở bài tập các câu 36.1 đến 36.4 trong SBT.
 - Đọc thêm có thể em chưa biết và đọc trước bài 37.
3. Thái độ:.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
III. Tiến trình bài dạy

File đính kèm:

  • docBai_34_May_phat_dien_xoay_chieu.doc