Giáo án Vật lý 9 tiết 34: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
* HĐ1: Tổ chức tình huống vào bài
- G: Giới thiệu tình huống vào bài.
* HĐ2: Khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn khi một cực nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn trong TN tạo ra dòng điện cảm ứng bằng nam châm vĩnh cửu H 32.1
- G: Hướng dẫn HS sử dụng mô hình và đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi nam châm ở xa và ở gần cuộn dây.
- H: Làm việc theo nhóm tìm hiểu thông tin SGK, kết hợp thao tác trên mô hình cuộn dây và đường sức từ để trả lời câu hỏi C1.
Bài 32 - Tiết: 33 Tuấn 17 §32. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG 1. MỤC TIÊU: 1.1) Kiến thức: - Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây dẫn kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Dựa trên quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S cảu cuộn dây dẫn kín. - Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng. 1.2) Kĩ năng: - Quan sát TN, mô tả chính xác tỉ mỉ TN. - Rèn HS kĩ năng, phân tích tổng hợp kiến thức cũ. 1.3) Thái độ: - Ham học hỏi, yêu thích học tập bộ môn. 2. Trọng tâm : - Dựa trên quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S cảu cuộn dây dẫn kín. Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. 3. CHUẨN BỊ: G: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: - 1 mô hình cuộn dây dẫn và đường sức từ của một nam châm. H: Đọc và nghiên cứu bài “øĐiều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng”. + Đọc phần “I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết điện của cuộn dây”. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1/ Ổn định: kiểm diện học sinh 4.2/ Kiểm tra miệng: - G: Y/c HS trả lời câu hỏi: + Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín. + Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng. (10đ) - H: HS khác nhận xét. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. 4.3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * HĐ1: Tổ chức tình huống vào bài - G: Giới thiệu tình huống vào bài. * HĐ2: Khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn khi một cực nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn trong TN tạo ra dòng điện cảm ứng bằng nam châm vĩnh cửu H 32.1 - G: Hướng dẫn HS sử dụng mô hình và đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi nam châm ở xa và ở gần cuộn dây. - H: Làm việc theo nhóm tìm hiểu thông tin SGK, kết hợp thao tác trên mô hình cuộn dây và đường sức từ để trả lời câu hỏi C1. C1: + Số đường sức từ tăng. + Số đường sức từ không thay đổi. + Số đường sức từ giảm. + Số đường sức từ tăng. - H: Nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm rút ra nhận xét về sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi đưa nam châm vào, kéo nam châm ra khỏi cuộn dây. - H: Nhóm khác nhận xét nhóm bạn. * HĐ3: Tìm mối quan hệ giữa sự tăng hay giảm số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng - G: Dựa vào TN dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện cảm ứng và kết quả khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S khi di chuyển nam châm, hãy nêu mối quan hệ giữa sự biến thiên của số đường sức từ qua tiết diện S và sự xuất hiện dòng điện cảm ứng. - H: Suy nghĩ cá nhân. - H: Lập bảng đối chiếu, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng 1 SGK theo y/c câu C2. C2: Có Có Không Không Có Có - H: Nhận xét câu trả lời của bạn. - H: Thực hiện câu C3. C3: Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín. -H: Thảo luận nhóm, rút ra nhận xét về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - H: Vận dụng nhận xét 2 để giải thích nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng trong TN với nam châm điện ở bài trước (H 31.3 SGK) - H: Trả lời câu hỏi C4. C4: Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng và ngược lại. * HĐ4: Rút ra kết luận chung về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín - H: Tự đọc kết luận SGK. - G: Kết luận này có gì khác với nhận xét 2 (tổng quát hơn, đúng trong mọi trường hợp). * HĐ5: Vận dụng - H: Trả lời câu hỏi C5, C6. - H: HS khác nậhn xét câu trả lời của bạn. - G: Bổ sung hoàn chỉnh. * GDMT : + Thay thế các phương tiện giao thơng sử dụng động cơ nhiệt bằng ác phương tiện giao thơng sử dụng động cơ điện. + Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng giĩ, năng lượng Mặt Trời. I. SỰ BIẾN ĐỔI SỐ ĐƯỜNG SỨC TỪ XUYÊN QUA TIẾT DIỆN S CỦA CUỘN DÂY * Nhận xét 1 Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sừc từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên). II. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG * Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. * Kết luận Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng. III. VẬN DỤNG C5: Quay núm của đinamô, nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết điện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi đó cực của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết đện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. C6: Giải thích tương tự câu C5. + Ta biết từ trường được biểu diễn bằng đường sức từ nên ta xét số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây có biến đổi không. + Đưa nam châm lại gần cuộn dây, xa cuộn dây, để nam châm đứng yên. + Khi số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên. 4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố : - H: Nhắc lại ghi nhớ (SGK) - G: + Ta không nhìn thấy từ trường, vậy làm thế nào để khảo sát được sự biến đổi của từ trường ở chỗ có cuộn dây? + Làm thế nào để nhận biết được mối quan hệ giữa số đường sức từ và dòng điện cảm ứng. + Với điều kiện nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? - H: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trên. - H: HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhàø: - Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK. - Làm các bài tập từ bài 32.1" 32.4 SBT. - Đọc phần “có thể em chưa biết” - Ôn lại tất cả các bài đã học, chuẩn bị thi HKI. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Ä- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- ga34.doc