Giáo án Vật lý 9 tiết 31: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện

* HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu, nội dung thực hành

- G: Chia nhóm HS (mỗi nhóm 7-8 HS) và phân công nhóm trưởng.

- H: Nghiên cứu nội dung phần II SGK.

- H: Đại diện nhóm trình bày:

 + Mục tiêu thí nghiệm thực hành.

 + Nhận dụng cụ thực hành theo nhóm.

* HĐ2: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu

- H: Cá nhân HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1.

- H: Tiến hành làm việc theo nhóm:

 + Mắc mạch điện vào ống A, tiến hành chế tạo nam châm từ hai đoạn dây thép và đồng.

 + Thử từ tính để xác định xem đoạn kim loại nào đã trở thành nam châm.

 + Xác định tên từ cực của nam châm vừa được chế tạo.

 + Ghi kết quả thực hành vào báo cáo.

- G: Đến các nhóm, theo dõi và uốn nắn hoạt động của HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 31: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29 - Tiết: 30 	
Tuần 15 
§29. THỰC HÀNH: CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một số vật có phải là nam châm hay không.
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, biết xử lí và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.
 2) Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng thực hành và viết báo cáo thực hành cho học sinh.
 3) Thái độ:
	- Gây hứng thú trong học tập.
	- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. TRỌNG TÂM :
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một số vật có phải là nam châm hay không.
III. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
 - 1 biến thế nguồn +1 bộ thí nghiệm chế tạo nam châm vĩnh cửu.
 - 1 công tắc + 2 đoạn dây thép: 1 thép, 1 đồng + Dây dẫn + Bảng lắp điện.
 - 2 đoạn chỉ nilon mảnh + Giá thí nghiệm + Bút dạ để đánh dấu.	
HS: - Đọc và nghiên cứu bài 29.
 - Chuẩn bị sẵn báo cáo, trong đó trả lời các câu hỏi của phần 1/81 SGK.
IV. TIẾN TRÌNH:
 1/ Ổn định tổ chức
 2/ Trả lời câu hỏi chuẩn bị: 
 - H: Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
 a) Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?
b) Có những cách nào để nhận biết được chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa?
c) Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm. (10đ)
- H: Nhận xét câu trả lời của bạn.
- G: Nhận xét chung, ghi điểm. 
 3/ Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu, nội dung thực hành 
- G: Chia nhóm HS (mỗi nhóm 7-8 HS) và phân công nhóm trưởng.
- H: Nghiên cứu nội dung phần II SGK.
- H: Đại diện nhóm trình bày:
 + Mục tiêu thí nghiệm thực hành.
 + Nhận dụng cụ thực hành theo nhóm.
* HĐ2: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu 
- H: Cá nhân HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1.
- H: Tiến hành làm việc theo nhóm:
 + Mắc mạch điện vào ống A, tiến hành chế tạo nam châm từ hai đoạn dây thép và đồng.
 + Thử từ tính để xác định xem đoạn kim loại nào đã trở thành nam châm.
 + Xác định tên từ cực của nam châm vừa được chế tạo.
 + Ghi kết quả thực hành vào báo cáo.
- G: Đến các nhóm, theo dõi và uốn nắn hoạt động của HS.
* HĐ3: Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện 
- H: Cá nhân HS nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung thực hành phần 2.
- H: Nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành.
- H: Các nhóm tiến hành các bước như phần 2 trong tiến trình thực hành.
- G: Lưu ý HS: Cách treo kim nam châm (Xoay ốngdây sao cho kim nam châm nằm song song với mặt phẳng của các vòng dây).
- H: Ghi kết quả vào báo cáo.
- G: Theo dõi, kiểm tra việc học sinh tự lực viết báo cáo thực hành.
1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu	
(Bảng 1/81 SGK)
2. Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
( Bảng 2/81 SGK)
4/ Củng cố - Nhận xét 
- H: Vài HS báo cáo kết quả.
- H: HS khác nhận xét.
- H: Nộp báo cáo thực hành.
- H: Thu dọn dụng cụ thực hành.
- G: Nhận xét:
 	 + Kết quả 
 	 + Thao tác thí nghiệm.
 	 + Tinh thần học tập của nhóm.
 	 + Ý thức kỉ luật.
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Xem lại nội dung bài thực hành.
- Đọc và nghiên cứu trước các bài tập 1, 2, 3 - Bài 30 “Bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái”.
- Tiết sau : Tiết bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 - Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docga31.doc