Giáo án Vật lý 9 - Tiết 30, Bài 27: Lực điện từ - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc

I/ Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:

 1/ Thí nghiệm: SGK.

 2/ Kết luận:

 Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của lực điện từ. (10 phút)

II/ Chiều của lực điện từ. Qui tắc bàn tay trái:

 1/ Chiều của lực điện từ phụ thuộc những yếu tố nào?

 a/ Thí nghiệm: SGK.

 b/ Kết luận:

 Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Hoạt động 4 :Tìm hiểu qui tắc bàn tay trái. : (9 phút)

 2/ Qui tắc bàn tay trái:

 Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 30, Bài 27: Lực điện từ - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.11.2015
Tuần: 15
Tiết: 30
Baøi 27: LÖÏC ÑIEÄN TÖØ
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
 2/ KỸ NĂNG:
Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
 3/ THÁI ĐỘ:
- Chấp nhận khái niệm lực điện từ và qui tắc bàn tay trái.
- Tuân thủ đúng qui tắc bàn tay trái.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS : 1 nam châm chữ U; 1nguồn 6V; 1 đoạn dây đồng = 2,5 mm , l = 10 cm; 1 biến trở 20 - 2 A; 1 ampe kế 1,5 A – 0,1 A; 1 công tắc; 1 giá TN; 7dây dẫn.
 Đối với cả lớp : Một bảng phóng to hình 27.2 SGK.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động : Kiểm tra kiến thức cũ + Tạo tình huống. (8 phút) 
* Nêu câu hỏi trước lớp, lần lược gọi HS trả lời.
 - Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện?
 - Rơle điện từ là gì? Cấu tạo ra sao?
 -Mô tả TN Ơxtét, rút ra kết luận.
* Nêu tình huống SGK và hỏi HS các em dự đoán như thế nào? 
* Hoạt động cá nhân: Nghe câu hỏi của GV, nhớ lại kiến thức, trả lời.
 - HS1 trả lời cấu tạo và nguyên tắc của loa điện.
 - HS2 trả lời khái niệm và cấu tạo rơle điện từ.
 - HS3 Mô tả và rút ra kết luận TN Ơxtét.
* Nghe tình huống GV nêu ra và nêu dự đoán tình huống.
Hoạt động 2: Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. (10 phút) 
I/ Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:
 1/ Thí nghiệm: SGK.
 2/ Kết luận: 
 Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.
* Cho HS hoạt động nhóm, phát dụng cụ, cho HS tiến hành TN.
 Hướng dẫn HS cách treo ống dây.
* Cho HS so sánh kết quả TN với dự đoán.
- Qua TN rút ra kết luận gì? 
* Hoạt động nhóm: Nhận dụng cụ, tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
 + Đại diện nhóm trả lời C1: Chứng tỏ đoạn dây AB chịu tác dụng của một lực nào đó.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Từng HS đối chiếu kết quả TN với dự đoán của bản thân. 
- Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của lực điện từ. (10 phút) 
II/ Chiều của lực điện từ. Qui tắc bàn tay trái:
 1/ Chiều của lực điện từ phụ thuộc những yếu tố nào?
 a/ Thí nghiệm: SGK.
 b/ Kết luận:
 Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. 
* Nêu tình huống cho HS dự đoán, sau đó cho thảo luận nhóm thống nhất dự đoán chung.
* Cho HS thảo luận nhóm đề xuất phương án TN.
 Gợi ý cho HS: Đổi chiều dòng điện, cực nam châm.
* Phát dụng cụ cho HS tiến hành TN.
- Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào?
* Cho HS đối chiếu kết quả TN với dự đoán của bản thân và dự đoán của nhóm.
* Nghe tình huống của GV, từng HS nêu dự đoán. Thoảo luận nhóm đưa ra dự đoán chung.
* Hoạt động nhóm: Trao đổi phương án TN. 
 + Đại diện nhóm trình bày phương án TN của nhóm.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Hoạt động nhóm: Nhận dụng cụ, tiến hành TN, ghi nhận và trao đổi kết quả.
- Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. 
 + HS2 nhận xét.
* Đối chiếu kết quả TN với dự đoán của bản thân và dự đoán của nhóm.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu qui tắc bàn tay trái. : (9 phút) 
 2/ Qui tắc bàn tay trái:
 Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.
* Cho HS làm việc với SGK.
- Gọi một vài HS phát biểu qui tắc bàn tay trái.
 Khắc sâu cho HS ba yếu tố của bàn tay trái gắn liền với ba chiều.
* Treo hình 27.2 phóng to cho HS quan sát.
 Hướng dẫn HS ba bước để thực hiện việc vận dụng qui tắc bàn tay trái.
* Cho HS kiểm tra lại TN trên bằng qui tắc bàn tay trái .
* Hoạt động cá nhân: Làm việc với SGK.
- Phát biểu qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.
 Nghe và ghi nhớ khắc sâu mà GV thông báo.
* Quan sát hình 27.2 phóng to.
 Nghe và ghi nhận các bước thực hiện.
* Dùng qui tắc bàn tay trái kiểm tra lại thực nghiệm trên .
Hoạt động 5: Củng cố + Vận dụng + Dặn dò. (8 phút) 
* Lần lược gọi HS trả lời các câu hỏi:
 - Thế nào là lực điện từ ?
 - Chiều của lực điện từ phụ thuộc gì?
 - Phát biểu qui tắc bàn tay trái.
* Lần lược gọi HS trả lời C2; C3; C4 (câu C4, mỗi HS thực hiện một phần).
* Dặn dò:
 + Về học bài.
 + Làm bài tập 27.1 à 27.4 SBT.
 + Xem trước bài: Động cơ điện một chiều.
 + Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều; So sánh với động cơ trong kỹ thuật; Sự chuyển hoá năng lượng khi hoạt động như thế nào.
* Hoạt động cá nhân: Nghe câu hỏi, trả lời.
 - Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.
 - Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. 
 - Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.
* Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời C2: A à B.
 + HS2 trả lời C3: dưới lên.
 + HS3 trả lời C4: . Khung quay.
 + HS4 trả lời C4: . Không quay.
 + HS5 trả lời C4: . Khung quay.
* Nghe và ghi nhận dặn dò của GV để thực hiện.
* Những kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:
BỔ SUNG: 	
 Câu hỏi trắc nghiệm 
Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện?
Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên dây dẫn đó.
Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên dây dẫn đó.
Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực từ tác dụng lên dây dẫn đó.
Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng với qui tắc bàn tay trái? 
A. Đặt bàn tay trái song song với các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
B. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
C. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều lực từ thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều dòng điện trong dây dẫn.
D. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều dòng điện thì chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều lực từ tác dụng lên.
Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây có dòng điện?
A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ không làm cho khung dây quay.
C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây.
D. Khi mặt phẳng khung dây đặt không vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
Câu 4: Hãy chọn phát biểu không đúng.
A. Ống dây dẫn có dòng điện chạy qua có tác dụng như một thanh nam châm.
B. Tác dụng từ của dòng điện chứng toả rằng chẳng những có từ trường mà xung quanh dòng điện cũng có từ trường.
C. Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt bất cứ ở vị trí nào trong từ trường cũng chịu tác dụng của lực điện từ.
D. Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
Câu 5: Trong những trường hợp nào sau đây, đoạn dây dẫn AB đặt trong từ trường chịu tác dụng của lực điện từ? 
 A	A
 N S 	 N I S
 B B
 (a) (b)
	 I
	 N S N S 
 A B A B
	 (c) (d)
A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.
Kết quả: 1A; 2B; 3B; 4C; 5B.

File đính kèm:

  • docBai_27_Luc_dien_tu.doc
Giáo án liên quan