Giáo án Vật lý 9 - Tiết 3, Bài 3: Thực hành Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế - Năm học 2015-2016

- GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng. yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm phân công nhiệm vụ của các bạn mình trong nhóm.

- GV nêu yêu cầu chung của tiết học về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.

- Giao dụng cụ TN cho HS.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo nội dụng mục II.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện, kiêm tra các điểm tiếp xúc, đặc biệt là cách mắc am pe kế, vônkế vào mach trước khi đóng công tắc. Lưu ý cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.

- Yêu cầu HS các nhóm đều phải tham gia thực hành.

- Hoàn thành báo cáo. Trao đổi nhóm để nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 3, Bài 3: Thực hành Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02	 Ngày soạn: 16/08/2015
Tiết: 3	 
BÀI 3: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN
 BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.
2. Kỹ năng: Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
3. Thái độ: Cẩn thận, kiên trì trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ: 
1) GV: Cho mỗi nhóm HS:
- 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
- 1 ổn áp
- 1 ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0,1A.
- 1 vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất 0,1V
- 1 công tắc điện.
- 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dây dài khoảng 30cm.
2) HS: Xem trước nội dung bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
 2) Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh
 3) Bài mới 
Thầy trò ta đã tìm hiểu về định luật Ôm , ta thấy rằng 3 đại lượng : I,U,R liên hệ với nhau bởi công thức của định luật Ôm. Hôm nay ta vận dụng định luật Ôm để xác định điện trở của dây dẫn bằng Am pe kế và Vôn kế.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS.
* Yêu cầu một HS nêu công thức tính điện trở.
* Yêu cầu một vài HS trả lời câu b và câu c.
* Yêu cầu một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm.
- Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi nếu GV yêu cầu.
-Từng HS vẽ sơ đồ mạch điện TN (có thể trao đổi nhóm)
1. Trả lời câu hỏi
Sơ đồ mạch điện
Hoạt động 2. Thực hành theo nhóm
- GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng. yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm phân công nhiệm vụ của các bạn mình trong nhóm.
- GV nêu yêu cầu chung của tiết học về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.
- Giao dụng cụ TN cho HS.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo nội dụng mục II.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện, kiêm tra các điểm tiếp xúc, đặc biệt là cách mắc am pe kế, vônkế vào mach trước khi đóng công tắc. Lưu ý cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.
- Yêu cầu HS các nhóm đều phải tham gia thực hành.
- Hoàn thành báo cáo. Trao đổi nhóm để nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.
- Nhóm trưởng cử đại diện lên nhận dụng cụ TN, phân công bạn thư kí ghi chép kết quả và ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm.
- Các nhóm tiến hành TN.
- Tất cả HS trong nhóm đều tham gia mắc hoặc theo dõi, kiểm tra cách mắc của các bạn trong nhóm.
- Đọc kết quả đo đúng quy tắc.
- Cá nhân HS hoàn thành bản báo cáo thực hành mục a) b).
- Trao đổi nhóm hoàn thành nhận xét.
2. Kết quả đo
a.Tính điện trở 
 b.Trung bình cộng của điện trở.
 c. Nguyên nhân gây ra các chỉ số điện trở khác nhau là có sự sai số, không chính xác trong gách đo và đọc kết quả. Dòng điện chạy trong dây dẫn không đều.
4) Nhận xét, đánh giá:
 - GV thu báo cáo thực hành.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm về:
+ Thao tác TN.
+ Thái độ học tập của HS.
+ ý thức kỉ luật.
5) Hướng dẫn HS tụ học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
- Về xem lại định luật Ôm và các công thức suy ra từ định luật Ôm.
- Đối với mạch mắc nối tiếp thì điện trở tương đương được tính như thế nào?
- Xem trước nội dung bài 4 : “ Đoạn mạch nối tiếp” tiết sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_3_Thuc_hanh_Xac_dinh_dien_tro_cua_mot_day_dan_bang_ampe_ke_va_von_ke.doc