Giáo án Vật lý 9 - Tiết 28, Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc

* Nội dung tích hợp:

- Sắt, thép, niken, cooban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.

+ Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt, đó là có thể xác định được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì trong no bộ của chim bồ câu có các hệ thống giống như la bàn, chúng được định hướng theo từ trường trái đất. Sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng điện từ. Vì vậy, bảo vệ mơi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên.

* Những kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 28, Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16.11.2015
Tuần: 14
Tiết: 28
Baøi 25: SÖÏ NHIEÃM TÖØ CUÛA SAÉT, THEÙP – NAM CHAÂM ÑIEÄN
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.
- Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
 2/ KỸ NĂNG:
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện.
 3/ THÁI ĐỘ:
- Chấp nhận sự nhễm từ của sắt thép.
- Tuân thủ đúng cách làm tăng lực từ của nam châm điện.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS
 1 ống dây khoảng 500 à 700 vòng; 1 la bàn; 1 giá TN; 1 biến trở; 1 nguồn 3V; 1 ampe kế 1,5A-0,1A; 1 công tắc; 1 lõi sắt non; 1 số đinh sắt; 5 dây dẫn.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cũ + Tạo tình huống. (8 phút) 
* Nêu câu hỏi trước lớp, lần lược gọi HS trả lời.
- Mô tả tác dụng từ của dòng điện?
 - Nam châm điện được duùng làm gì?
* Gọi HS đọc mở đầu SGK. 
* Hoạt động cá nhân: Nghe câu hỏi, nhớ lại kiến thức, trả lời khi được gọi.
 - Cho dòng điện chạy qua ống dây bên trong có lõi sắt non, lõi sắt hút được sắt thép. Ngắt dòng điện lõi sắt thôi hút sắt thép.
 - Nam châm điện dùng trong chuông điện, cần cẩu điện
* Đọc mở đầu SGK.
Hoạt động 2: Thí nghiệm sự nhiễm từ của sắt , thép. (15 phút) 
I/ Sự nhiễm từ của sắt, thép:
 1/ Thí nghiệm: SGK.
 2/ Kết luận:
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- Khi ngắt điện, lỗi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
* Phát dụng cụ cho HS tiến hành TN a H 25.1.
 Hướng dẫn HS quan sát góc lệch trong hai trường hợp có và không có lõi sắt, trả lời, có nhận xét.
* Cho HS tiến hành TN h 25.2, trả lời C1, có nhận xét.
- Qua TN rút ra kết luận gì về sự nhiễm từ của sắt, thép?
* Gọi HS đọc thông tin SGK. 
* Nội dung tích hợp GDMT
* Hoạt động nhóm: Nhận dụng cụ, tiến hành TN theo hướng dẫn, ghi nhận kết quả, thảo luận.
 + Đại diện nhóm trả lời: Khi có lõi sắt hoặc thép góc lệch lớn hơn.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Hoạt động nhóm: Tiến hành TN, ghi nhận kết quả.
 + Đại diện nhóm trả lời C1: Lõi sắt mất từ tính, còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
- Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời: 
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- Khi ngắt điện, lỗi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
 + HS2 nhận xét.
* Đọc thông tin SGK.
Hoạt động 3:) Tìm hiểu nam châm điện. (12 phút
II/ Nam châm điện:
 1/ Cấu tạo:
 Gồm một ống dây trong có lõi sắt non.
 2/ Cách làm tăng lực từ:
 Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dung lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
* Cho HS làm việc với SGK và gọi HS trả lời C2.
 Gọi cá nhân: Cấu tạo nam châm điện?
- Có thể tăng lực từ của nam châm bằng cách nào?
- Yêu cầu HS trả lời C3, có nhận xét. 
* Hoạt động cá nhân: Làm việc với SGK. 
 + HS1 trả lời C2: Các con số khác nhau cho biết ống dây có thể sử dụng số vòng khác nhau; 1A – 20 ống dây dùng với CĐDĐ 1A và điện trở ống dây 20. 
 + HS2 nhận xét.
- Có thể tăng lực từ của nam châm bằng cách tăng CĐDĐ hoặc tăng số vòng dây.
C3:
 + H S 1 trả lời: a < b ; c < d ; 
 d < b < c .
 + HS2 nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng + Dặn dò. (10 phút) 
* Cho HS hoạt động cá nhân: Lần lược gọi HS trả lời C4, C5 có nhận xét.
* Cho HS hoạt động nhóm trả lời C6 có nhận xét.
* Dặn dò:
 + Về học bài.
 + Làm bài tập 25.1 à 25.4.
 + Xem trước bài: Ứng dụng của nam châm.
 Chú ý nam châm được dùng trong những lĩnh vực nào. 
* Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời C4: Vì khi chạm vào nam châm mũi kéo đã bị nhiễm từ và kéo làm bằng thép nên giữ từ tính lâu dài.
 + HS2 nhận xét.
 + HS3 trả lời C5: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây.
 + HS4 nhận xét.
* Hoạt động nhóm:
 + Đại diện nhóm trả lời C6: Lợi thế của nam châm điện:
 - Có thể tạo ra nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng CĐDĐ hoặc tăng số vòng dây.
 - Chỉ cần ngắt dòng điện là nam châm điện mất từ tính.
 - Có thể đổi tên từ cực bằng cách thay đổi chiều dòng điện.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Nghe và ghi nhận dặn dò của GV để thực hiện.
* Nội dung tích hợp: 
- Sắt, thép, niken, cooban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
+ Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt, đó là có thể xác định được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì trong no bộ của chim bồ câu có các hệ thống giống như la bàn, chúng được định hướng theo từ trường trái đất. Sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng điện từ. Vì vậy, bảo vệ mơi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên.
* Những kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:
BỔ SUNG:	
	`
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt PHT
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt TT
Câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt?
 A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ.
 B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính.
 C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện. 
 D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nối về sự nhiễm từ của thép?
 A. Khi đặt một lõi thép trong từ trường, lõi thép bị nhiễm từ.
 B. Trong cùng một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ mạnh hơn sắt.
 C. Khi đã bị nhiễm từ, thép duy trì từ tính yếu hơn sắt. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 3: Trong các cách giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là hợp lý nhất?
 A. Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nómg lên. B. Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.
 C. Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường.
 D. Vật nào cũng có cấu tạo từ các phân tử. Trong phân tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện từ, mỗi phân tử có thể coi như một thanh nam châm rất bé. Khi vật đặt trong từ trường những “thanh nam châm rất bé” này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ.
Câu 4: Trong nam châm điện, lõi của nó thường được làm bằng chất gì?
 A. Cau su tổng hợp. B. Đồng. C. Sắt non. D. Thép.
Câu 5: Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi 1A - 22. Ý nghĩa của các con số này là gì?
 A. Con số 1A cho biết CĐDĐ nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
 B. Con số 1A cho biết CĐDĐ lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 cho biết điện trở của mỗi vòng dây của ống dây.
 C. Con số 1A cho biết CĐDĐ định mức của ống dây có thể chịu được. Con số 22 cho biết điện trở định mức ống dây.
 D. Con số 1A cho biết CĐDĐ lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
Câu 6: Nam châm điện có những đặc điểm nào lợi thế hơn nam châm vĩnh cửu? Chọn phương án đúng.
 A. Có thể chế tạo nam châm điện rất mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng CĐDĐ chạy qua ống dây.
 B. Có thể thay đổi tên cực từ của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây.
 C. Chỉ cần ngắt điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính. D. Các phương án trên đều đúng.
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
 A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
 B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
 C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài rồi đưa ra xa.
 D. Một lõi sắt non đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.
Kết quả: 1D; 2A; 3D; 4C; 5D; 6D; 7A

File đính kèm:

  • docBai_25_Su_nhiem_tu_cua_sat_thep_Nam_cham_dien.doc