Giáo án Vật lý 9 - Tiết 25, Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc

I/ Từ phổ:

 1/ Thí nghiệm: SGK.

 2/ Kết luận:

- Từ phổ là hình ảnh cụ thểvề các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạc sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

- Càng ra xa nam châm, những đường mạt sắt càng thưa dần.

- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu. * Cho HS hoạt động nhóm, Tiến hành TN, trả lời C1, có nhận xét.

 GV quan sát, giúp đở HS: Rắc đều mạc sắt, gõ nhẹ tấm bìa.

 Câu hỏi gợi ý:

 - Các đường cong do mạt sắt tạo thành từ đâu đến đâu?

 - Mật độ như thế nào?

 - Qua TN trên rút ra kết luận gì? * Hoạt động nhóm: Tiến hành TN, ghi nhận kết quả.

 + Đại diện nhóm trả lời C1: Mạc sắt sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, càng ra xa các đường này càng thưa.

 + Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung.

- Các đường cong nối từ cực này sang cực kia.

- Càng xa nam châm mật độ càng thưa.

- Trả lời kết luận trang 63 SGK.

Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ + Kết luận. (17 phút)

II/ Đường sức từ:

 1/ Vẽ đường sức từ: SGK.

 2/ Kết luận:

- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của thanh nam châm.

- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa. * Cho HS đọc SGK, yêu cầu trình bày thao tác.

* Cho HS tiến hành vẽ đường sức từ.

* Thông báo các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là các đường sức từ.

* Cho HS dùng nam châm đặt nối tiếp trên các đường sức từ.

* Yêu cầu HS trả lời C2.

- Qui ước chiều của đường sức từ như thế nào?

- Nêu những kết luận về đường sức từ. * Hoạt động nhóm:

 + Đọc SGK, thảo luận.

 + Đại diện nhóm trình bày thao tác.

* Hoạt động nhóm: Vẽ đường sức từ trên tấm bìa.

* Nghe thông báo của GV.

* Hoạt động nhóm: Tiến hành dùng nam châm xác định chiều của đường sức từ.

* Hoạt động cá nhân:

 + HS1 trả lời C2: Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

 + HS2 nhận xét, bổ sung.

- Đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm.

- Trả lời kết luận mục 2 trang 64 SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 25, Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Năm học 2015-2016 - Trương Phúc Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09.11.2015
Tuần: 13
Tiết: 25
Baøi 23: TÖØ PHOÅ – ÑÖÔØNG SÖÙC TÖØ
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
- Phát biểu được từ phổ là hình ảnh cụ thể về đường sức từ.
- Phát biểu được các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong, đi ra ở hướng bắc, đi vào ở hướng nam của nam châm.
 2/ KỸ NĂNG:
- Biết vẽ các đường sức từ và biết xác định chiều của đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.
 3/ THÁI ĐỘ:
- Chấp nhận đường sức từ có chiều nhất định.
- Tuân thủ đúng cách vẽ đường sức từ.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS
 1 thanh nam châm thẳng; 1 tấm bìa cứng, trong; 1 ít bột sắt; 1 bút dạ; 1 số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Nội dung
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ + Nhận thức vấn đề của bài học. (8 phút) 
* Nêu câu hỏi chung cho cả lớp, lần lược gọi HS trả lời.
 - Ở đâu có từ trường?
 - Từ trường có khả năng gì?
 - Trình bày cách nhận biết từ trường.
* Tổ chức tình huống:
 + Thông báo từ trường là một dạng vật chất.
 + Gọi HS đọc mở đầu SGK. 
* Hoạt động cá nhân: Nghe câu hỏi của GV, nhớ lại kiến thức, trả lời khi được gọi.
 - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
 - Có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
 - Dùng kim nam châm để nhận biết từ trường.
* Hoạt động cá nhân:
 + Nghe thông báo của GV.
 + Đọc mở đầu SGK.
Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của nam châm. (10 phút) 
I/ Từ phổ:
 1/ Thí nghiệm: SGK.
 2/ Kết luận: 
- Từ phổ là hình ảnh cụ thểvề các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạc sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
- Càng ra xa nam châm, những đường mạt sắt càng thưa dần.
- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
* Cho HS hoạt động nhóm, Tiến hành TN, trả lời C1, có nhận xét. 
 GV quan sát, giúp đở HS: Rắc đều mạc sắt, gõ nhẹ tấm bìa.
 Câu hỏi gợi ý:
 - Các đường cong do mạt sắt tạo thành từ đâu đến đâu?
 - Mật độ như thế nào?
 - Qua TN trên rút ra kết luận gì?
* Hoạt động nhóm: Tiến hành TN, ghi nhận kết quả.
 + Đại diện nhóm trả lời C1: Mạc sắt sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, càng ra xa các đường này càng thưa.
 + Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung.
- Các đường cong nối từ cực này sang cực kia.
- Càng xa nam châm mật độ càng thưa.
- Trả lời kết luận trang 63 SGK. 
Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ + Kết luận. (17 phút) 
II/ Đường sức từ:
 1/ Vẽ đường sức từ: SGK.
 2/ Kết luận: 
- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của thanh nam châm.
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
* Cho HS đọc SGK, yêu cầu trình bày thao tác.
* Cho HS tiến hành vẽ đường sức từ.
* Thông báo các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là các đường sức từ.
* Cho HS dùng nam châm đặt nối tiếp trên các đường sức từ.
* Yêu cầu HS trả lời C2. 
- Qui ước chiều của đường sức từ như thế nào? 
- Nêu những kết luận về đường sức từ. 
* Hoạt động nhóm:
 + Đọc SGK, thảo luận.
 + Đại diện nhóm trình bày thao tác.
* Hoạt động nhóm: Vẽ đường sức từ trên tấm bìa.
* Nghe thông báo của GV.
* Hoạt động nhóm: Tiến hành dùng nam châm xác định chiều của đường sức từ.
* Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời C2: Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
 + HS2 nhận xét, bổ sung.
- Đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm.
- Trả lời kết luận mục 2 trang 64 SGK.
Hoạt động 4: Vận dụng + Dặn dò. (10 phút) 
* Lần lược gọi HS trả lời câu hỏi C4, C5, C6, có nhận xét.
* Dặn dò:
 + Về học bài. 
 + Làm bài tập 23.1 à 23.5 SBT.
 + Xem trước bài: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
 + Xem từ phổ trong, ngoài ống dây như thế nào; Cách xác định chiều đường sức từ như thế nào. 
* Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trảlời C4: Các đường sức từ gần như song song với nhau.
 + HS2 nhận xét.
 + HS3 trả lời C5: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.
 + HS4 nhận xét. 
 + HS5 trả lời C6: Có chiều từ cực Bắc (trái), sang Nam (phải).
 + HS6 nhận xét. 
* Nghe và ghi nhận dặn dò của GV để thực hiện.
* Những kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:
BỔ SUNG: 	
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt PHT
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt TT
Bài 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ
Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ?
 A. Tại bất kỳ điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó.
 B. Với một nam châm, đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
 C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực bắc sang cực nam của kim nam châm thử đặt trên đường cảm ứng từ đó.
 D. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam của nam châm đó.
Câu 2: Trong thí nghiện về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng hoặc mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt? Chọn lý do đúng trong các lý do sau:
 A. Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt. 
 B. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn sắt.
 C. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường. D. Cả ba lý do đều đúng.
Câu 3: Nam châm hút sắt rất mạnh, nhưng tại sao khi thí nghiệm từ phổ, nam châm không hút được các mạt sắt mà “sắp xếp” chúng theo đường nhất định? Giải thích nào sau đây là đúng?
 A. Vì các mạt sắt quá nhẹ. B. Vì các mạt sắt quá nhiều. C. Vì các mạt sắt nảy lên nảy xuống nhiều lần.
 D. Vì các mạt sắt bị nhiễm từ mạnh nên chúng trở thành các nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ đều có hai cực từ.
Câu 4: Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Sự định hướng của các kim nam châm trên đường sức từ như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 A. Trục của các kim nam châm song song nhau. 
 B. Trục của các kim nam châm gần nhau sẽ vuông góc nhau.
 C. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên một đường thẳng.
 D. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên những đường tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm và chúng định hướng theo một chiều nhất định.
 Sử dụng cụm từ thích hợp nhất trong các cụm từ sau:
 A. Nam châm. B. Cam ứng từ. C. Tư trường. D. Dòng điện.
 Điền vào chỗ trống của các câu sau: 
Câu 5: Xung quanh nam châm và xung quanh các dây dẫn có dòng điện luôn có ........................
Câu 6: Nhờ có ........................ mà các nam châm tương tác được với nhau.
Câu 7: Bất kỳ ........................ nào cũng có hai cực từ: Cực từ bắc và cực từ nam.
Câu 8: Sở dĩ xung quanh Trái Đất có từ trường là do trong lòng Trái Đất có những ........................ khổng lồ.
Câu 9: Người ta quy ước rằng bên ngoài một nam châm thì chiều của một đường ........................ là chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam.
Kết quả: 1C; 2B; 3D; 4D; 5C; 6C; 7A; 8D; 9B.

File đính kèm:

  • docBai_23_Tu_pho_Duong_suc_tu.doc
Giáo án liên quan