Giáo án Vật lý 9 tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường

* HĐ1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện (15)

- G: Yêu cầu HS :

 + Nghiên cứu cách bố trí TN ở H 21.1 SGK, trao đổi về mục đích của TN (theo nhóm)

 + Giới thiệu dụng cụ và yêu cầu các nhóm bố trí TN.

- H: Tiến hành TN và thực hiện câu hỏi C1.

- H: Đại diện nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét kết quả.

 ? Trong TN trên, hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm chứng tỏ điều gì? (có thể trả lời câu hỏi phần mở bài )

- H: Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện (SGK)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22 - Tiết: 24	
Tuần 13
Ngày 03/11/12
§ 22. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG
1. Mục tiêu:
 1.1) Kiến thức:
* HS biết:
- Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi: từ trường tồn tại ở đâu?
* HS hiểu:
- Biết cách nhận biết từ trường.
 1.2) Kĩ năng:
	- Lắp đặt thí nghiệm.
	- Nhận biết từ trường.
 1.3) Thái độ:
	- Thói quen : sử dụng dụng cụ làm TN
- Tính cách : Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý. 
2. Nội dung học tập : 
 	- Từ trường tồn tại ở đâu, cách nhận biết từ trường
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1 kim nam châm được đặt trên giá, có trục thẳng đứng, 1 đoạn dây dẫn bằng constantan dài khoảng 40 cm. 5 đoạn dây dẫn nối bằng đồng khoảng 30cm. 1 biến trở. 1 ampe kế có giới hạn đo 1,5A và ĐCNN 0,1A, 1 công tắc.
3.2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường”.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện(1’) KDHS
4.2/ Kiểm tra miệng: (4’)
 1/ Em hãy nêu phần ghi nhớ ở bài nam châm vĩnh cửu.
 2/ Thực hiện bài tập 21.1 (10đ)
 TL - Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
 - Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. (5 đ)
 - Đưa thanh nam châm lại gần quả đấm cửa. Nếu quả nào bị hút thì làm bằng sắt mạ đồng, còn không hút thì làm bằng đồng.(5đ)
4.3/ Tiến trình bài học: (33’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Gv: Giới thiệu tình huống vào bài.
 - Làm TN để chuông kêu ( lớp 7)
 - Nêu tình huống như SGK.
* HĐ1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện (15’)
- G: Yêu cầu HS :
 + Nghiên cứu cách bố trí TN ở H 21.1 SGK, trao đổi về mục đích của TN (theo nhóm) 
 + Giới thiệu dụng cụ và yêu cầu các nhóm bố trí TN.
- H: Tiến hành TN và thực hiện câu hỏi C1.
- H: Đại diện nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét kết quả.
 ? Trong TN trên, hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm chứng tỏ điều gì? (có thể trả lời câu hỏi phần mở bài )
- H: Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện (SGK)
* HĐ2: Tìm hiểu từ trường ( 8’)
- G: Trong TN trên, kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? 
- G: Phát mỗi nhóm HS 1 thanh nam châm 
- H: 
 + Trao đổi, đề xuất phương án TN kiểm tra.
 + Làm TN như yêu cầu SGK
 + Thực hiện câu hỏi C2, C3
- G: Gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm có gì đặc biệt? 
- G: Yêu cầu học sinh đọc kĩ kết luận SGK
 ? Từ trường tồn tại ở đâu?
- H: Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm.
* HĐ3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường (7’)
- G: + Trên thực tế, người ta không nhận biết được từ trường bằng giác quan, mà phải bằng các dụng cụ riêng.
 + Các TN nào đã làm đối với nam châm và từ trường, gợi cho ta phương pháp để phát hiện ra từ trường?
- H: Dùng kim nam châm đặt gần dây dẫn có dòng điện chạy qua hoặc đặt gần thanh nam châm.
- G: Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường?
 (Tác dụng lực lên nam châm thử)
- H: + Trả lời ý a)
 + Rút ra kết luận về cách nhận biết từ trường.
* HĐ4: Vận dụng (6’)
- H: Nhắc lại cách tiến hành TN để phát hiện ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
- G: Giới thiệu TN lịch sử của Ơ-xtét (có thể em chưa biết).
- H: Làm các câu C4, C5, C6 vào vở.
GDMT: Trong khơng gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sĩng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong khơng gian.
+Các song radio, sĩng vơ tuyến , ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sĩng điện từ. Các sĩng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sĩng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sĩng.
I. Lực từ:
 1/ Thí nghiệm: ( SGK)
 C1: Không
 2/ Kết luận:
 Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
 1/ Thí nghiệm:(SGK)
 C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc–Nam.
 C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
 2/ Kết luận:
 - Khônng gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. ta nói trong không gian đó có từ trường.
 -Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định. 
 3/ Cách nhận biết từ trường:
- Nơi nào trong không gian có lực tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
III. Vận dụng:
 C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc–Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
 C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc-Nam.
 C6: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
- Các biện pháp GDBVMT : 
+Xây dựng các trạm phát sĩng điện từ xa khu dân cư.
+Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách ; khơng sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lây (hàng giờ) để giảm thiểu tác dụng của sĩng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại hoặc để xa người.
+ Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sĩng phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định ; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết
5.Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1. Tổng kết : (5’)
- H: Nhắc lại ghi nhớ (SGK)
- H: Thực hiện bài tập 22.1 SBT. Đáp án : Câu B.
5.2/ Hướng dẫn học tập : (2’)
* Đối với tiết học này :
- Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK.
- Làm các bài tập từ bài 22.2 " 22.4 SBT.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
* Đối với tiết học sau :
- Đọc và nghiên cứu trước bài “Từ phổ – Đường sức từ”.
6. Phụ lục : không

File đính kèm:

  • docga24.doc
Giáo án liên quan