Giáo án Vật lý 9 tiết 23: Nam châm vĩnh cửu

* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (1)

- G: Đặt vấn đề như SGK.

* HĐ2: Nhớ lại kiếnn thức lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm. (10)

 - H: Trao đổi nhóm, nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm (nam châm hút sắt hay bị sắt hút, nam châm có hai cực Bắc và Nam )

- H: Thảo luận đề xuất 1 TN phát hiện thanh kim loại có phải là nam châm không?

- H: Nhóm HS cử đại diện phát biểu trước lớp.

- G: Giúp HS lựa chọn phương án đúng.

- H: Nhận dụng cụ và làm TN với câu C1.

- G: Gài 1, 2 nhóm thanh kim loại không phải là nam châm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 23: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21 - Tiết: 22
TUẦN 12	
Ngày 1/11/12	 
§21. NAM CHÂM VĨNH CỬU 
A. Mục tiêu chương :
1) Kiến thức : 
- Mô tả được từ tính của nam châm vĩnh cửu
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực
- Mô tả cấu tạo của bàn là
- Mô tả được TN Ơ- xtet phát hiện từ tính của dòng điện 
- Mô tả cấu tạo của nam châm điện và nêu được vai trò của lõi sắt làm tăng tác dụng từ của NCĐ
- Nêu được một số ứng dụng của nam châm
- Phát biểu quy ta81v bàn ty trái về chiều của lực từ 
- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 
- Mô tả được Tn về hiện tượng cảm ứng điện từ 
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên
- Mô tả cấu tạo máy phát điện xoay chiều
- Phân biệt được dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều
- Nêu được công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương HĐT 
- Mô tả cấu tạo của máy biến thế 
2) Kĩ năng :
- Xác định các từ cực của NC và tên các từ cực 
- Giải thích được hoạt động của la bàn và NCĐ
- Vẽ được đường sức từ của NC thẳng và NC hình chữ U
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái 
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều 
- Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế 
1. Mục tiêu:
 1.1) Kiến thức:
* HS biết: 
	- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
	- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
* HS hiểu:
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
 1.2) Kĩ năng:	
	- Xác định cực của nam châm.
- Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác địmh phương hướng.
 1.3) Thái độ:
	-Tính cách: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin. 
	- Thói quen : làm thí nghiệm, hợp tác 
2. Nội dung bài học :
Xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu
Các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên : Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.- 1 nam châm chữ U. 1 kim nam châm đặt trên mũi nhọn thẳng đứng. 1 la bàn. 1 giá TN và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.	
3.2. Học sinh : Đọc và nghiên cứu bài “Nam châm vĩnh cửu”.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1) Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1’) KDHS
4.2) Kiểm tra miệng : Giới thiệu chương II: (1’)
- H: Đọc mục tiêu chương II/57 SGK.
4.3) Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (1’)
- G: Đặt vấn đề như SGK.
* HĐ2: Nhớ lại kiếnn thức lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm. (10’)
 - H: Trao đổi nhóm, nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm (nam châm hút sắt hay bị sắt hút, nam châm có hai cực Bắc và Nam )
- H: Thảo luận đề xuất 1 TN phát hiện thanh kim loại có phải là nam châm không?
- H: Nhóm HS cử đại diện phát biểu trước lớp.
- G: Giúp HS lựa chọn phương án đúng.
- H: Nhận dụng cụ và làm TN với câu C1.
- G: Gài 1, 2 nhóm thanh kim loại không phải là nam châm.
- H: Các nhóm báo cáo kết quả TN.
- G: Nhấn mạnh: nam châm có tính hút sắt. (có HS cho rằng nam châm có thể hút kim loại).
* HĐ3: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm (10’)
- H: Nhóm HS thực hiện câu C2.
- H: Cá nhân ghi kết quả TN vào vở.
- Các nhóm trả lời câu hỏi sau:
 + Nam châm đứng tự do, lúc đã cân bằng chỉ hướng nào? (Bắc – Nam).
 + Bình thường có thể tìm được 1 nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Bắc – Nam không? (Không).
- H: Rút ra kết luận về tính chất từ của nam châm.
- H: Tìm hiểu thông tin SGK.
 + Qui ước cách đặt tên, đánh dấu bảng sơn màu các cực của nam châm.
 + Tên các vật liệu từ.
- H: Quan sát để nhận biết các nam châm thường gặp.
* HĐ4: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm (10’)
- H: Nhóm HS thực hiện các TN như yêu cầu ở câu C3, C4.
- G: Nhắc HS quan sát nhanh để nhận ra tương tác trong trường hợp hai cực cùng tên.
- H: Rút ra kết luận về qui luật tương tác giữa các cực của hai nam châm.
* HĐ5: Vận dụng: (7’)
- H: Thực hiện cá nhân câu C5.
- H: Thực hiện cá nhân câu C6.
- H: Thực hiện cá nhân câu C7. (Do sản xuất có thể sơn màu theo một cách riêng).
- H: Thực hiện cá nhân câu C8.
I. Từ tính của nam châm
 1) Thí nghiệm
 C1: Đưa kim loại lại gần vụn sắt, trộn lẫn vụn nhôm, đồng  Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.
 C2: 
 + Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam – Bắc. 
 + Khi đã đứng cân bằng trở lại nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc như cũ.
 2) Kết luận
(SGK)
II. Tương tác giữa hai nam châm
 1) Thí nghiệm	
 C3: Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
 C4: Các cực cùng tên của nam châm đẩy nhau.
 2) Kết luận
( SGK)
III. Vận dụng
 C5: Lắp đặt trong hình nhân 1 thanh nam châm, cực Nam nằm phía tay, làm cho hình nhân luôn chỉ hướng Nam. 
 C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Bởi vì tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kimnam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.
 C7: Đầu nào của nam châm ghi chữ N là cực Bắc (màu xanh). Đầu có ghi chữ S là cực Nam (màu đỏ).
 C8: Cực gần chữ N là cực Nam của nam châm, cực kia là cực Bắc.
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1) Tổng kết:(3’)
- H: Mô tả một cách đầy đủ từ tính của nam châm.
- H: Đọc phần “có thể em chưa biết”.
 ? Ghin-bớt đã đưa ra giả thuyết gì về Trái Đất? Điều gì là kì lạ khi Ghin-bớt đưa la bàn lại gần Trái Đất tí hon mà ông đã làm bằng sắt nhiễm từ?
 	 4.5) Hướng dẫn học tập : (2’) 
* Đối với tiết học này :
- Học bài theo ghi nhớ SGK. 
	- Làm bài tập 21.1"21.6 SBT.
* Đối với tiết học sau :
- Đọc và nghiên cứu bài “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường”.
6. Phụ lục : không

File đính kèm:

  • docga23.doc
Giáo án liên quan