Giáo án Vật lý 9 - Tiết 23, Bài 21: Nam châm vĩnh cửu - Năm học 2015-2016

 2/ Kết luận:

 Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là từ cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là từ cực Nam.

 * Cho HS hoạt động nhóm tiến hành TN, thực hiện từng nội dung ghi nhận kết quả, đại diện nhóm trình bày, có nhận xét.

- Rút ra kết luận gì về từ tính của nam châm.

* Gọi HS đọc thông tin SGK.

- Qui ước cách đặt tên, đánh dấu màu như thế nào?

- Kể tên các vật liệu từ?

- Trong phòng thí nghiệm thường dùng những nam châm nào? * Hoạt động nhóm:

 + Nhóm 1 trình bày kết quả nội dung 1.

 + Nhóm 2 nhận xét.

 + Nhóm 3 trình bày kết quả nội dung 2.

 + Nhóm 4 nhận xét.

- Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).

* Từng HS đọc thông tin SGK.

 + Sơn màu khác nhau.

 + Chữ N chỉ cực Bắc.

 + Chữ S chỉ cực Nam.

- Sắt, thép, niken, coban

- Kim nam châm, thanh nam châm thẳng, nam châm chữ U.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 23, Bài 21: Nam châm vĩnh cửu - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02.11.2015
Tuần: 12
Tiết: 23
CHÖÔNG II: ÑIEÄN TÖØ HOÏC
Baøi 21: nam chaâm vónh cöûu
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
: Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
 2/ KỸ NĂNG:
-Xác định được các từ cực của kim nam châm 
-Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
-Biết sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí.
 3/ THÁI ĐỘ:
 Chấp nhận nam châm có hai cực, la bàn là ứng dụng của nam châm.
II/ CHUẨN BỊ: 
 Đối với mỗi nhóm HS
 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có một thanh bịt kín che phần sơn màu; 1 ít vụn sắt lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp; 1 nam châm chữ U; 1 kim nam châm đặt trên mũi nhọn; 1 la bàn; 1 giá TN và dây dẫn.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1Nhớ lại kiến thức lớp 5 và lớp 7. : (10 phút) 
I/ Từ tính của nam châm:
 1/ Thí nghiệm: SGK.
* Gọi HS đọc mở đầu SGK.
* Cho HS hoạt động nhóm trả lời câu mở đầu, có nhận xét.
* Cho HS hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất phương án, có nhận xét.
* Cho các nhóm tiến hành TN theo phương án đề xuất, trả lời C1.
* Đọc mở đầu SGK.
* Hoạt động nhóm:
 + Đại diện nhóm trả lời.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Hoạt động nhóm: 
 + Thảo luận.
+ Đại diện nhóm đề xuất phương án.
 + Đại diện nhóm nhận xét.
* Hoạt động nhóm:
 + Tiến hành TN.
 + Trả lời câu hỏi C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.
Hoạt động 2: Phát triển thêm tính chất từ của nam châm. (10 phút)
 2/ Kết luận: 
 Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là từ cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là từ cực Nam.
* Cho HS hoạt động nhóm tiến hành TN, thực hiện từng nội dung ghi nhận kết quả, đại diện nhóm trình bày, có nhận xét.
- Rút ra kết luận gì về từ tính của nam châm.
* Gọi HS đọc thông tin SGK.
- Qui ước cách đặt tên, đánh dấu màu như thế nào?
- Kể tên các vật liệu từ?
- Trong phòng thí nghiệm thường dùng những nam châm nào? 
* Hoạt động nhóm: 
 + Nhóm 1 trình bày kết quả nội dung 1.
 + Nhóm 2 nhận xét.
 + Nhóm 3 trình bày kết quả nội dung 2.
 + Nhóm 4 nhận xét.
- Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).
* Từng HS đọc thông tin SGK.
 + Sơn màu khác nhau.
 + Chữ N chỉ cực Bắc.
 + Chữ S chỉ cực Nam.
- Sắt, thép, niken, coban
- Kim nam châm, thanh nam châm thẳng, nam châm chữ U.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm. (10 phút) 
II/ Tương tác giữa hai nam châm:
 1/ Thí nghiệm: SGK.
 2/ Kết luận: 
 Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
* Cho HS hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, lần lược gọi đại diện nhóm trả lời câu C3 và C4, có nhận xét.
- Qui luật tương tác của nam châm như thế nào?
* Tích hợp: 
* Hoạt động nhóm:
 + Tiến hành TN.
 + Thảo luận nhóm.
 + Nhóm 1 trả lời C3: Cực Bắc của kim nam châm bị hút về cực Nam của thanh nam châm.
 + Nhóm 2 nhận xét.
 + Nhóm 3 trả lời C4: Các cực cùng tên của hai thanh nam châm đẩy nhau.
 + Nhóm 4 nhận xét.
 + Hai cực cùng tên đẩy nhau.
 + Hai cực khác tên hút nhau.
 Hoạt động 4: Củng cố + Vận dụng + Dặn dò. (15 phút) 
- Mô tả từ tính của nam châm.
- Tương tác giữa hai nam châm như thế nào?
* Cho HS hoạt động cá nhân, lần lược gọi HS trả lời câu C5 à C8.
* Cho HS đọc có thể em chưa biết.
* Dặn dò:
 + Học bài.
 + Làm bài tập 21.1 à 21.6.
 + Xem trước bài: Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường.
 + Cần nắm lực từ là gì; Từ trường là gì; Cách nhận biết từ trường như thế nào.
- Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là từ cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là từ cực Nam.
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
* Hoạt động cá nhân:
 + HS1 trả lời C5: Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm.
 + HS2 trả lời C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Tại vì tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
 + HS3 trả lời C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc. Đầu có ghi chữ S là cực Nam.
 + HS4 trả lời C8: Trên hình 21.5, sát với cực có ghi chữ N của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
* Đọc có thể em chưa biết.
* Nghe và ghi nhận dặn dò của GV để thực hiện. 
* Tích hợp: 
- Nam chm hoặc dịng điện có khả năng tác dụng lực từ nên nam châm đặt gần nó.
- Các kiến thức về môi trường: 
+ Trong không gian từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian. 
+ Các sóng radio, sóng vô tuyến, nh sng nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách; không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu (hàng giờ) để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
+ Giữ khoảng cch giữa cc trạm pht sĩng pht thanh truyền hình một cch thích hợp.
 + Tăng cường sử dụng truyền hình cp, điện thoại cố định; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
* Những kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:
BỔ SUNG: 	
Bài 21: nam châm vĩnh cửu
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
 A. Nam châm là những vật có đặt tính hút sắt (hay bị sắt hút).
 B. Nam châm nào cũng có hia cực: Cực dương và cực âm.
 C. Khi bẻ gãy nam châm, ta có thể tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau.
 D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặt điểm của nam châm?
 A. Mỗi nam châm đều có hai cực: Cực bắc và cực nam.
 B. Cực bắc của nam châm sơn màu đỏ còn cực nam được sơn màu xanh.
 C. Cực nam và cực bắc của nam châm được ký hiệu lần lược là chữ S và chữ N.
 D. Cực nam và cực bắc của nam châm được ký hiệu lần lược là phần để trống và phần có nét gạch 
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của nam châm đặt trên mũi nhọn cố định?
 A. Cực bắc của nam châm chỉ về hướng đông địa lý, cực nam của nam châm chỉ về hướng tây địa lý.
 B. Cực bắc của nam châm chỉ về hướng nam địa lý, cực nam của nam châm chỉ về hướng bắc địa lý.
 C. Cực bắc của nam châm chỉ về hướng bắc địa lý, cực nam của nam châm chỉ về hướng nam địa lý.
 D. Các cực định hướng tự do, không có quy luật nào.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm?
 A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
 B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
 C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Điều này chỉ xảy ra khi chúng ở rất gần nhau.
 D. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau. Điều này chỉ xảy ra khi chúng ở rất gần nhau.
Câu 5: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào là đúng?
 A. Cả hai thanh đều là nam châm. B. Cả hai thanh đều không phải là nam châm.
 C. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thép. D. Cả ba thông tin trên đều có thể xảy ra.
Câu 6: Người ta dùng la bàn để xác định hướng bắc địa lý. Cho biết bộ phận chính của la bàn là bộ phận nào sau đây?
Một thanh nam châm thẳng. B. Một kim nam châm. C. Một cuộn dây. D. Một thanh kim loại.
Kết quả: 1A; 2B; 3C; 4B; 5C; 6B
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt TT
Ngày tháng .năm 2015
Duyệt PHT

File đính kèm:

  • docBai_21_Nam_cham_vinh_cuu.doc