Giáo án Vật lý 9 - Tiết 21, Bài 20: Tổng kết chương I Điện học - Nguyễn Thanh Phương

Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị.

- GV yêu cầu lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp.

- Gọi HS đọc phần chuẩn bị bài ở nhà của mình đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra.

- Qua phần trình bày của HS GV đánh giá phần chuẩn bị bài ở nhà của HS

Hoạt động 2: Vận dụng

- GV cho HS trả lời phần câu hỏi vận dụng từ câu 12 đến 15

(- Nhận xét, sửa sai (nếu có)

- GV: yêu cầu hs trả lời câu 16 sgk

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 21, Bài 20: Tổng kết chương I Điện học - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 21,Tuần 11 
Tên bày dạy:	
Bài: 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I - ĐIỆN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I.
2. Kĩ năng: Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập trong chương I.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm.
II- Chuẩn bị
1.Thầy 
- Nam châm dính bảng cho các nhóm, phích cắm có 3 chốt.
- Phiếu học tập nhớ lại qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 cho các nhóm.
- C1: Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới.............
- C2: Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc..............................................
- C3: Cần mắc.............................cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch.
- C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý..........Vì......
2. Trò:
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
(Kết hợp trong bài)
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị.
- GV yêu cầu lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp.
- Gọi HS đọc phần chuẩn bị bài ở nhà của mình đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra.
- Qua phần trình bày của HS ®GV đánh giá phần chuẩn bị bài ở nhà của HS
Hoạt động 2: Vận dụng
- GV cho HS trả lời phần câu hỏi vận dụng từ câu 12 đến 15
(- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- GV: yêu cầu hs trả lời câu 16 sgk
- Câu 17: GV cho cá nhân HS suy nghĩ làm bài trong 7 phút ® Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Hướng dẫn HS trao đổi, nhận xét bài giải của bạn trên bảng
(Nhận xét)
- GV Đưa ra lời giải đúng.
- Tương tự câu 17, GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu 18. Hướng dẫn thảo luận chung có thể mỗi phần của câu hỏi GV gọi 1 HS chữa để cả lớp cùng nhận xét bài và đi đến kết quả đúng.
- Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp
- HS trình bày các câu trả lời của phần tự kiểm tra. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm câu 12 đến 16.
- Ghi vở câu trả lời đúng
- Một HS lên bảng trình bày C17
- Ghi vở
- HS tự lực làm câu 18, 19
I. Tự kiểm tra
II. Vận dụng:
Đáp án:
12
13
14
15
16
C
B
D
A
D
Câu 17:
Tóm tắt
U = 12V R1nt R2
I = 0,3A R1//R2
I' = 1,6A R1; R2 = ?
Bài giải
R1 nt R2
®R1 + R2 = = = 40(W) (1)
® R1//R2
 = 
®R1.R2 = 300 (2)
Từ (1) và (2) ® R1 = 30W; R2 = 10W
(Hoặc R1 = 10W; R2 = 30 W)
Câu 18:
a) Bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn được tính bằng Q = I2. R. t . Do đó hầu như nhiệt lượng chỉ tỏa ra ở đoạn dây dẫn này mà không tỏa nhiệt ở dây nối bằng đồng (có điện trở suất nhỏ do đó điện trở nhỏ).
b) Khi ấm hoạt động bình thường thì điện trở của ấm khi đó là:
c) Tiết diện của dây điện trở là:
Mặtkhác:
Đường kính tiết diện là 0,24mm
4. Củng cố: 
- GV dùng câu 19 để củng cố bài học
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ chương I chuẩn bị cho giờ sau KT1T
- GV hướng dẫn HS bài 19, 20.
+ Công thức áp dụng.
+ Lưu ý sư dụng đơn vị đo.
+ Yêu cầu về nhà HS hoàn thành 2 bài tập này vào vở bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: ..........................................................................................................................
* Khuyết:.....................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:..........................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 22,Tuần 11
Tên bày dạy: 
Bài: 21 NAM CHÂM VĨNH CỬU
I- Mục tiêu
1- Kiến thức:
- Mô tả được từ tính của nam châm; Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu; Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau; Mô tả được cấu tạo và giải thích được HĐ của la bàn.
2- Kĩ năng: Xác định cực của nam châm. Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3- Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin.
II-Chuẩn bị
1. Thầy: 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.1 nam châm chữ U; 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng; 1 la bàn. 1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.
2. Trò: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
GV gọi HS đọc phần mở bài
3. Nội dung bài mới 
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm.
- GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ:
+ Nam châm là vật có đặc điểm gì?
+ Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (sắt, gỗ, nhôm, đồng, nhựa, xốp).
- HD các nhóm tiến hành thí nghiệm câu C1.
- Gọi HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV nhấn mạnh lại: Nam châm có tính hút sắt. (lưu ý có HS cho rằng nam châm có thể hút các kim loại).
- Y/c trả lời C2?
- Gọi HS đọc kết luận tr.58 và yêu cầu HS ghi lại kết luận vào vở. 
- Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của nam châm.
Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ 21.3 SGK và các yêu cầu ghi trong câu C3, C4 làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hướng dẫn HS thảo luận câu C3, C4 qua kết quả thí nghiệm.
- Gọi 1 HS nêu kết luận về tương tác giữa các nam châm qua thí nghiệm ® Yêu cầu ghi vở kết luận.
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo và hoạt động ® Tác dụng của la bàn.
- Tương tự hướng dẫn HS thảo luận câu C7, C8
- Với câu C7, GV có thể yêu cầu HS xác định cực từ của các nam châm có trong bộ thí nghiệm. Với kim nam châm (không ghi tên cực) xác định cực từ như thế nào?
- Thảo luận nhóm trả lời
- Tiến hành TN trả lời C1
- Trao đổi trả lời câu C2.
- Đọc KL trong SGK và ghi vào vở
- Ghi vở
- HS làm thí nghiệm theo nhóm để trả lời câu C3, C4.
- HS tham gia thảo luận trên lớp câu C3, C4.
- Nêu ra KL và ghi vở
- HS tìm hiểu về la bàn và trả lời câu C6.
- Thảo luận trả lời C7
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm so sánh từ tính của thanh nam châm ở các vị trí khác nhau trên thanh
I- Từ tính của nam châm
1- Thí nghiệm
C1: Đặc điểm của nam châm:
- Nam châm hút sắt hay bị sắt hút
- Nam châm có hai cực bắc và nam ...
C2: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc.
+ Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ.
2- Kết luận
 (SGK)
Quy ước:
Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. 
Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
II Tương tác - giữa hai nam châm
1- Thí nghiệm
C3: Đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm ® Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
C4: Đổi đầu của 1 trong hai nam châm rồi đưa lại gần ® Các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
2- Kết luận: Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau
III- Vận dụng:
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm bởi vì tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc địa lí.
® La bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi biển, đi rừng, xác định hướng nhà ...
C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc. Đầu ghi chữ S là cực Nam. Với kim nam châm HS phải dựa vào màu sắc hoặc kiểm tra:
4. Củng cố 
- GV: ở vị trí nào của NC thẳng hút mạnh nhất các vụn sắt nhỏ?
 ® Từ tính của nam châm tập trung chủ yếu ở hai đầu nam châm. 
GV:Đó cũng là đặc điểm HS cần nắm được để có thể giải thích được sự phân bố đường sức từ ở nam châm trong bài sau.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Đọc phần "Có thể em chưa biết"; 
- Học kĩ bài và làm bài tập 21 (SBT).
VI. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: ..........................................................................................................................
* Khuyết:.....................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:........................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2014
Ký duyệt T11
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_20_Tong_ket_chuong_I_Dien_hoc.doc
Giáo án liên quan