Giáo án Vật lý 9 - Tiết 2, Bài 2: Điện trở dây dẫn, Định luật Ôm - Năm học 2015-2016

* Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ các HS yếu tính toán cho chính xác.

* Yêu cầu một vài HS trả lời C2 và cho cả lớp thảo luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở.

* Yêu cầu học sinh đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK.

* Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Tính điện trở của một dây dẫn bằng công thức nào?

- Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn lên hai lần thì điện trở của nó tăng mấy lần? Vì sao?

- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 3V, dòng điện chạy qua có có cường độ là 250mA. Tính điện trở của dây.

- Hãy đổi các đơn vị sau:

0,5 MΩ = KΩ = .Ω.

- Nêu ý nghĩa của điện trở.

Hoạt động 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.

-GV yêu cầu HS làm R=U/I I= ?

- GV khẳng định với HS đây chính là hệ thức của định luật Ôm

- Yêu cầu một vài HS phát biểu định luật Ôm

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 2, Bài 2: Điện trở dây dẫn, Định luật Ôm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	 Ngày soạn: 9/08/2015
Tiết: 2	 
Bài 2: ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dịng điện của dây dẫn đó.
- Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.
2. Kỹ năng: Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. 
Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ: 
1) GV: Các loại điện trở
2) HS: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
 2) Kiểm tra bài cũ 
 - Hãy nêu kết luận về mối quan hệ giữa U, I. 
- Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì?
- Cách xác định U,I ứng với một điểm trên đồ thị.
 3) Bài mới 
Trong thí nghiệm với mạch điện có sơ đồ như hình 1.1, nếu sử dụng cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua chúng có khác nhau không? Thầy trò ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay: “ Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
* Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ các HS yếu tính toán cho chính xác.
* Yêu cầu một vài HS trả lời C2 và cho cả lớp thảo luận.
- Nhóm HS dựa vào bảng 1 và bảng 2 ở bài trước, tính thương số đối với mỗi dây dẫn.
- Từng HS trả lời C2 và thảo luận với cả lớp.
I Điện trở của dây dẫn 
1.xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
C2:
Thương số không đổi với vật dẫn cố định.
Giá trị khác nhau với các vật dẫn khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở.
* Yêu cầu học sinh đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK.
* Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tính điện trở của một dây dẫn bằng công thức nào?
- Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn lên hai lần thì điện trở của nó tăng mấy lần? Vì sao?
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 3V, dòng điện chạy qua có có cường độ là 250mA. Tính điện trở của dây.
- Hãy đổi các đơn vị sau:
0,5 MΩ = KΩ = ..Ω.
- Nêu ý nghĩa của điện trở.
- Từng học sinh đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK.
- Cá nhân suy nghĩ và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
R=
2. Điện trở:
a. Công thức tính điện trở: R=
b. Kí hiệu:
c. Đơn vị:
Đơn vị điện trở là Ôm.
Kí hiệu:.
Các đơn vị khác:
Kílô ôm(K)1K=1000
Mêgaôm(M):
1M=1.000.000
Ý nghĩa: điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Hoạt động 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.
-GV yêu cầu HS làm R=U/I I= ?
- GV khẳng định với HS đây chính là hệ thức của định luật Ôm
- Yêu cầu một vài HS phát biểu định luật Ôm
- 
Từng HS viết hệ thức của định luật Ôm vào vở và phát biểu định luật.
II/ Định luật Ôm:
Hệ thức định luật:
U:đo bằng vôn.(V)
I: đo bằng Ampe(A)
R: đo bằng Ôm().
2. Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời C3
GV gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
 - Yêu cầu HS thảo luận với câu C4
 GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C4
- Từng HS giải C3 và C4
III/ Vận dụng:
C3:
Tóm tắt:
R=12
I=0,5A
U=?
HĐT giữa hai đầu dây tóc 
U=I.R=12.0,5=6V
C4:
Vì cùng 1 HĐT đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau, I tỉ lệ nghịch với R. Nên R2=3R1thì I1=3I2.
Bài tập nâng cao
BT1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biêt UAB = 36V, R1=12Ω.	
a. Tìm số chỉ của ampe kế
b. Thay điện trở R1 bằng điện trở R’ thấy cường độ giảm còn 0,75A. Tính R’
Hướng dẫn giải
Số chỉ ampe kế: I1= UAB: R1 = 36:12 = 3A.
Điện trở: R’ = UAB: I2 =36 : 0,75 = 48 Ω
BT2: Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở R = 15Ω và khi hoạt động bình 
thường có cường độ dòng điện qua đèn là 0,6A
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu
bóng đèn khi nó sáng bình thường.
Độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào 
nếu ta dùng đèn ở hiệu điện thế 7,5V? Tính cường độ dòng điện qua đén khi đó.(coi điện trở bóng đèn là không đổi)
Hướng dẫn giải
Hiệu điện thế : U= Iđm.R = 0,6.15 = 9V.
Cường độ dòng điện I = U : R =
7,5 : 15 = 0,5A. Vì khi hoạt động
bình thường cường độ dòng điẹn qua đèn Iđm = 0,6A mà lúc này I thực tế chạy qua đèn là 0,5A < Iđm = 0,6A nên đèn sáng yếu hơn bình thường.
4) Củng cố 
. * Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Công thức dùng để làm gì? 
- Từ công thức này có thể nói rằng U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao?
- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết
5) Hướng dẫn HS tụ học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
	- Xem lại bài và học bài 
- Hướng dẫn làm bài tập trong SBT các bài tập 2.1 đến 2.4 (Tr5,6_SBT).
	- Chuẩn bị cho giờ sau. 
- Mỗi nhóm: Các dây điện trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc, 1 nguồn điện, các đoạn dây nối.
- Báo cáo thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_2_Dien_tro_cua_day_dan_Dinh_luat_Om.doc