Giáo án Vật lý 9 - Tiết 17, Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxơ - Nguyễn Thanh Phương

Hoạt động 1: Giải bài 1

- Y/c 1 HS đọc bài bài 1 và ghi tóm tắt đề.

- Nếu HS có khó khăn, GV có thể gợi ý từng bước:

+ Để tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra vận dụng công thức nào?

+ Nhiệt lượng cung cấp để làm sôi nước (Qi) được tính bằng công thức nào đã được học ở lớp 8?

+ Hiệu suất được tính bằng công thức nào?

+ Để tính tiền điện phải tính lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng theo đơn vị kW.h  Tính bằng công thức nào?

- Sau đó GV gọi HS lên bảng chữa bài:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 17, Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxơ - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 17,Tuần 09 
Tên bày dạy:	
Bài: 17 
BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức: Vận dụng định luật Jun - Len - xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập theo các bước giải. Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, cẩn thận.
II- Chuẩn bị:
1. Thầy: Bài tập, cách GBT
2. Trò: Kiến thức đã học, đồ dùng học tập
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng:
+ HS1: - Phát biểu định luật Jun - Len - xơ
 - Chữa bài tập 16 - 17.1 và 16 - 17.3 (a).
+ HS2: - Viết hệ thức của định luật Jun - Len - xơ.
 - Chữa bài tập 16-17.1 và 16-17.3(b)
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
Hoạt động 1: Giải bài 1
- Y/c 1 HS đọc bài bài 1 và ghi tóm tắt đề.
- Nếu HS có khó khăn, GV có thể gợi ý từng bước:
+ Để tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra vận dụng công thức nào?
+ Nhiệt lượng cung cấp để làm sôi nước (Qi) được tính bằng công thức nào đã được học ở lớp 8?
+ Hiệu suất được tính bằng công thức nào?
+ Để tính tiền điện phải tính lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng theo đơn vị kW.h ® Tính bằng công thức nào?
- Sau đó GV gọi HS lên bảng chữa bài: 
a) có thể gọi HS trung bình hoặc yếu;
- GV có thể bổ sung: Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong một giây là 500J khi đó có thể nói công suất tỏa nhiệt của bếp là 500W.
- GV yêu cầu HS sửa chữa bài vào vở nếu sai.
Hoạt động 2: Giải bài tập 2.
- Bài 2 là bài toán ngược của bài 1 vì vậy GV có thể yêu cầu HS tự lực làm bài 2.
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác làm bài vào vở. GV kiểm tra vở có thể đánh giá cho điểm bài làm của một số HS .
- GV đánh giá chung về kết quả bài 2.
- HS đọc đề bài
- HS khác chú ý lắng nghe và thực hiện theo HD của gv
- HS tự làm bài 2.
- 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác làm bài vào vở.
1, Bài 1.
Tóm tắt
R = 80W; I = 2,5A
a) t1 = 1s ®Q = ? 
b) V = = 1,51 ®m = 1,5kg
t01 = 250c; t02 = 1000C;t2 = 20ph = 1200s
c = 4200J/kg.K; H =?
c) t3 = 3h.30; 1kW.h giá 700đ; M = ?
Bài giải
a) áp dụng hệ thức định luật Jun - Len - xơ ta có:
Q = I2.R.t = (2,5)2.80.1 = 500(J)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong giây là 500J
b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: Q = c.m.Dt
Qi = 4200. 1,5.75 = 472500(J)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra:
Qtp = I2.R.t = 500. 1200 = 600000(J)
Hiệu suất của bếp là:
H==. 100% = 78,75%
c) Công suất tỏa nhiệt của bếp
P = 500W = 0,5kW
A = P.t = 0,5.3.30 = 45kW.h
M = 45.700 = 31500 (đ)
Số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong một tháng là 31500 đồng.
2, Bài 2.
Tóm tắt
ấm ghi (220V - 1000W);U = 200V
V = 21 ®m = 2kg;t01 = 200C; t02 = 1000C
H = 90%; c=4200J/kg.K
a) Qi =? b)Qtp = ? c) t = ?
Bài giải
a) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là:
Qi = c.m.Dt = 4200.2.80 = 672000(J)
b) Vì H = ®Qtp ; Qtp » 746666,7(J)
Nhiệt lượng bếp tỏa ra là 746666,7J
c) Vì bếp sử dụng ở U = 200V bằng với HĐT định mức do đó công suất của bếp là P = 1000W.
Qtp = I2.R.t = P.t
® t = = » 746,7(s)
Thời gian đun sôi lượng nước trên là 746,7s.
4. Củng cố:
?Hướng dẫn HS làm BT3
a) Điện trở toàn bộ đa) Điện trở toàn bộ đường dây là: 
R = r. = 1,7.10-8. = 1,36(W)
b) Áp dụng công thức: P = U.I ® I = = = 0,75(A)
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn. Q = I2.R.t = (0,75)2. 1,36. 3. 30. 3600
 Q = 247860 (J)» 0,07kW.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Làm nốt bài tập 3 (nếu chưa làm xong)
- Làm bài tập 16 - 17.5; 16 - 17.6 (SBT)
- Chuẩn bị sẵn ra vở mẫu báo cáo thực hành bài 18 (Tr.50 - SGK) đã trả lời câu hỏi phần 1, đọc trước nội dung thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: ........................................................................................................................
* Khuyết:...................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:.........................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 18,Tuần 09
Tên bày dạy: 
Ôn Tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Vận dụng được đl Jun-len-xơ để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện
2. Kĩ năng: Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm.
II- Chuẩn bị:
1.GV Chuẩn bị bảng phụ cho một số công thức 
2. HS: Theo dỏi
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới :
* Lý thuyết
- Công suất điện
 P = U.I và P = I2.R ; P = 
- Công dòng điện (điện năng tiêu thụ)
 A = P.t hay A = U.I.t 
- Định luật Jun-Lenxơ
Q = I2.R.t
* nếu Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì: 
Q = 0,24.I2.R.t
* Công thức tình nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên: Q = m.c (t2 – t1)
(t1: nhiệt độ ban đầu ; t2: nhiệt độ sau)
* Bài tập
BT 1: Một bóng đèn có ghi 220V – 500W được đốt sáng liên tục 8 giờ trong một ngày với hiệu điện thế 220V. Tính tính tiền điện phải trả trong 30 ngày là bao nhiêu (bao gồm thuế GTGT)? Biết giá 1KWh là 500đ, thuế GTGT 10%.
BT 2: BT 18 / 56 sgk
BT 3: BT 19/ 56 sgk
HD
BT 1: Tính điện năng tiêu thụ trong 8 giờ trong 1 ngày	A = P.t
	Tính điện năng tiêu thụ trong 30 ngày	A’ = A.30 
	Tính tiền điện 	A’ . 500 = ?
	Tính thuế 10% sau đó cộng vào tiền điện
BT 2:
a) Bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn được tính bằng Q = I2. R. t . Do đó hầu như nhiệt lượng chỉ tỏa ra ở đoạn dây dẫn này mà không tỏa nhiệt ở dây nối bằng đồng (có điện trở suất nhỏ do đó điện trở nhỏ).
b) Khi ấm hoạt động bình thường thì điện trở của ấm khi đó là:
c) Tiết diện của dây điện trở là:
Mặt khác:
Đường kính tiết diện là 0,24mm
BT 3:
a. Tính NL thu vào của nước là Ai = mc(t-t1)
	H = Ai / ATP suy ra ATP
	Mà ATP = P. t => t =?
b. cách tính giống BT 2
* GV: yêu cầu HS về xem thêm về bài học: bài 4, 6,11
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Ôn tập lại các bài tập đã hướng dẩn chuẩn bị cho giờ sau KT1T
IV. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: .........................................................................................................................
* Khuyết:...................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:.........................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2015
Ký duyệt T9
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_17_Bai_tap_van_dung_dinh_luat_Jun_Lenxo.doc
Giáo án liên quan