Giáo án Vật lý 9 - Tiết 10, Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật - Năm học 2015-2016

- GV yêu cầu và theo dõi HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3 SGK và hướng dẫn các HS có khó khăn.

- GV thí nghiệm biểu diễn yêu cầu HS quan sát (mạch điện có sẵn)

- Hãy mô tả thí nghiệm?

-GV đặc biệt lưu ý HS đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc; cũng như phải dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng để tránh mòn hỏng chỗ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở.

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C6.

- Biến trở có thể làm thay đổi cường độ dòng điện bằng cách nào?

- GV chốt lại kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 10, Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05	 Ngày soạn: 30/08/2015
Tiết: 10	 
BÀI 10: BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được các loại biến trở.
2. Kỹ năng: 
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy.
- Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Vận dụng được định luật Ôm và công thức R để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập, tính cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1) GV: Cho mỗi nhóm HS đối với 9A
+ 1biến trở con chạy; 3 điện trở kt có ghi trị số điện trở 
+ 1 bóng đèn 2,5V- 1W, 1 công tắc;1 nguồn điện 6V.
 + 7 đoạn dây nối có vỏ cách điện và 3 điện trở ghi trị số vòng mầu.
2) HS: Xem trước nội dung bài 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1) Ổn định: 
 2) Kiểm tra bài cũ 
 ? Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế nào là điện trở suất?
 ? Điện trở của một dây dẫn được tính theo công thức nào? Viết c/thức và các đ/lượng trong công thức 
- Chiều dài
- Tiết diện 
- Vật liệu làm dây.
- Công thức :
 3) Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của biến trở.
- GV Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 SGK và đối chiếu với các biến trở có trong bộ thí nghiệm để chỉ rõ từng loại biến trở.
- GV yêu cầu HS nêu tên của loại biến trở (quan sát hình 10.1 SGK )
- Hãy kể tên các loại biến.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 10.1a SGK với biến trở con chạy thật và yêu cầu một vài HS chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở, đâu là là hai đầu ngoài cùng A, B của nó, đâu là con chạy và thực hiện C2.
- Khi ta dịch chuyển con chạy C thì điện trở có thay đổi không? Vì sao?
- GV giới thiệu kí hiệu kí hiệu sơ đồ biến trở.
- GV yêu cầu HS vẽ lại các kí hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở ( ở các hình 10.2a, 10.2b, 10.2c SGK) cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch.
- Điều chỉnh con chạy như thế nào thì điện trở thay đổi như mong muốn?
- GV yêu cầu và theo dõi HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3 SGK và hướng dẫn các HS có khó khăn.
- GV thí nghiệm biểu diễn yêu cầu HS quan sát (mạch điện có sẵn)
- Hãy mô tả thí nghiệm?
-GV đặc biệt lưu ý HS đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc; cũng như phải dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng để tránh mòn hỏng chỗ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở.
- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C6.
- Biến trở có thể làm thay đổi cường độ dòng điện bằng cách nào?
- GV chốt lại kết luận.
- Từng HS quan sát hình 10.1 SGK và đối chiếu với các biến trở có trong bộ thí nghiệm thực hiện C1 để nhận dạng các loại biến trở.
- HS quan sát từng biến trở và nêu tên của loại biến trở đó
-Từng HS thực hiện C2 để tìm hiểu cấu tạo của biến trở con chạy.
-R thay đổi vì chiều dài cuộn dây thay đổi.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS nêu dự đoán (dịch chuyển con chạy)
- HS vẽ sơ đồ mạch điện.
- HS quan sát thí nghiệm.
-HS mô tả ( khi kéo con chạy càng gần điểm N đèn ít sáng , khi kéo con chạy lại gần điểm M thì đèn sáng hơn).
-HS lắng nghe.
- HS trả lời C6.
- Dịch chuyển con chạy (khi thay đổi trị số điện trở)
I/ BIẾN TRỞ
1.Cấu tạo và hoạt động của biến trở
C1: Các loại biến trở: BT con chạy, BT tay quay, BT than.
C2: Không vì khi dịch chuyển con chạy C, không làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy quakhông có tác dụng làm thay đổi điện trở.
C3: Có thay đổi vì khi con chạy C dịch chuyển sẽ làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy qualàm thay đổi điện trở của biến trở.
C4: khi dịch chuyển con chạy C sẽ làm thay đổi chiều dài phần cuộn dây có dòng điện chạy quathay đổi điện trở của biến trở.
Kí hiệu của điện trở :
2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện .
C 5
C6. HS mắc mạch điện theo sơ đồ trên. Dịch chuyển con chạy C về phía A đèn sáng hơn vì: Khi dịch C A thì l của điện trở giảm R giảmI tăng.
- Dịch đến M thì đèn sáng nhất 
3. Kết luận
Biến trở có thể được dùng để điều chỉnh cường đô dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.
Hoạt động 2: Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kỹ thuật.
- Gọi HS đọc và trả lời câu C7, có nhận xét.
- Cho HS quan sát hai loại điện trở, hướng dẫn HS hai cách ghi giá trị điện trở.
 + HS1 đọc câu hỏi, trả lời: Vì tiết diện nhỏ nên điện trở lớn.
 + HS2 nhận xét.
- Quan sát hai loại điện trở, đối chiếu quan sát SGKà có hai cách ghi giá trị.
 + Ghi trị số.
 + Vòng màu.
II.Các loại điện trở dùng trong kĩ thuật
C7: R = thì khi S rất nhỏ R có thể rất lớn.
*Trong kỹ thuật có hai cách ghi trị số: 
- Trị số được ghi trên điện trở.
- Trị số được thể hiện bằng các vòng màu trên điện trở.
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện câu C9
- Đề nghị HS thực hiện C10 và có thể gợi ý:
+ Tính chiều dài của dây điện trở của biến trở này.
+ Tính chiều dài của một vòng dây quấn quanh lõi sắt.
+ Từ đó tính số vòng dây của biến trở.
- Chú ý theo dõi sự hướng dẫn của GV
- Hs thực hiện trả lời theo sự hướng dẫn của GV
- HS lên tả lời
III. Vận dụng
C10.
- Chiều dài của dây hợp kim là:
- Số vòng dây của biến trở là:
N = vòng.
4) Củng cố:
- Biến trở là gì? Nó có thể dùng để làm gì trong mạch điện?
- Cho HS đọc phần ghi nhớ
5) Hướng dẫn HS tụ học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
- Xem lại bài và học bài (Theo câu hỏi củng cố)
- Làm bài tập : 1 2,3, 4
Ü Hướng dẫn bài tập 
10.1. Chiều dài của dây dẫn là: 
10.2. a. Ý nghĩa của hai số ghi: 50W là điện trở lớn nhất của biến trở; 2,5A là cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
 b. Hiệu điện thế lớn nhất là: Umax = Imax Rmax = 2,5. 50 = 125V.
 c. Tiết diện của dây dẫn là: S = 
10.3.a.Điện trở lớn nhất của biến trở là: Rmax = W.
 b. Biến trở chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là: Imax = 
10.4. A.
- Xem trước bài 11: " Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn"
+ Nắm công thức định luật ôm? Công thức tính điện trở của dây dẫn?
+ Làm và nghiên cứu bài 1, 2, 3 ở SGK theo hướng dẫn ở SGK chuẩn bị tốt cho tiết sau giải bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_10_Bien_tro_Dien_tro_dung_trong_ki_thuat.doc