Giáo án Vật lý 9 bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng
2) Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện.
- Bóng đèn treo bị đứt dây tóc ,cần phải thay bóng đèn khác:
+ Nếu đèn treo dùng phích cắm thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
+ Nếu đèn treo khôngdùng phích cắm thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa hoặc bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác.
- Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện:
Bài 19 - Tiết:19 Tuần 10 Ngày 18/10/12 §19. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG 1. Mục tiêu: 1.1) Kiến thức: * HS biết: - Nêu được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. * HS hiểu : - Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. - Nêu được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện nămg. 1.2) Kĩ năng: - Thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. - Thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện nămg. 1.3) Thái độ: - Thói quen : sử dụng điện an toàn - Tính cách: có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng. 2. Nội dung học tập : - Nêu được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên : H. 19.1 và 19.2 SGK 3.2. Học sinh : Đọc và nghiên cứu bài: “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng”. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1) Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1’) kiểm diện sĩ số học sinh 4.2) Kiểm tra miệng: (Không) 4.3) Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * HĐ1: Tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện (15’) - H: Từng HS thực hiện câu C1, C2, C3, C4. - H: Vài HS trình bày câu trả lời. C1: Dưới 40V. C2: Vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn qui định. C3: Cầu chì. C4: Qui tắc an toàn điện (không tiếp xúc trực tiếp với dây không có vỏ bọc cách điện; kìm, búa phải có vỏ bọc cách điện).Vì U = 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. - H: HS khác bổ sung. - G: Hoàn chỉnh các câu trả lời. - H: Từng HS thực hiện câu C5. - H: HS trình bày câu trả lời trước cả lớp. C5:+ Vì lúc đó không thể có dòng điện qua cơ thể người và do đó không gây nguy hiểm. + Làm hở dây “nóng” (vì công tắc và cầu chì luôn được nối với dây nóng), do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể. + Điện trở của vật cách điện rất lớn nên I chạy qua cơ thể người và vật cách điện sẽ có cường độ nhỏ nên không gây nguy hiểm đến tính mạng. - H: HS khác nhận xét, bổ sung. - H: Hoàn chỉnh câu trả lời. - G: Dùng H 19.1 SGK giới thiệu cho HS. - H: Thực hiện phần thứ nhất của câu C6. - H: Lên bảng chỉ ra dây nối đất và dây dẫn điện vào đồ dùng điện. - G: Dùng H 19.2 SGK giới thiệu cho HS. - H: Nhóm HS thảo luận để đưa ra lời giải thích như yêu cầu ở phần thứ hai của C6. - H: Đại diện nhóm trình bày lời giải thích. C6: + Giữa vỏ kim loại và đất có một hiệu điện thế, dây dẫn nối đất và người sử dụng đang chạm tay vào vỏ kim loại tạo thành một “mạch điện song song” gồm hai nhánh, nhánh thứ nhất là dây nối đất có điện trở rất nhỏ, nhánh thứ hai là người sử dụng có điện trở rất lớn so với điện trở của dây nối đất, khi có dòng điện, hầu hết chạy qua dây dẫn nối đất còn dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. - H: Nhóm khác nhận xét. - G: Hoàn chỉnh câu lời giải thích. - G: Liên hệ thực tế thiết bị nối đất (1 cọc sắt được chôn sâu dưới đất), kí hiệu nối đất. * Thông báo: Do điều kiện kinh tế, biện pháp này chưa được chú ý và sử dụng phổ biến. - G: Chuyển ý " * HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. (15’) - H: Đọc thông tin SGK. - H: Thực hiện câu C7 - G: Gợi ý: + Biện pháp ngắt điện ngay khi ra khỏi nhà, ngoài công dụng tiết kiệm điện năng còn tránh được những hiểm hoạ nào? + Phần điện năng được được tiết kiệm còn có thể được sử dụng để làm gì đối với quốc gia? + Nếu sử dụng tiết kiệm điện năng thì bớt được số nhà máy điện cần phải xây dựng. Điều này có lợi gì đối với môi trường? C7: Một số lợi ích khác: + Ngắt điện khi ra khỏi nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn. + Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện, góp phần tăng thu nhập cho đất nước. + Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. - G: Liên hệ thực tế: hè năm 2005, do thiếu nước để sản xuất điện chúng ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, các khu vực trong thành phố phải luân phiên cúp điện - G: Vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng là gì? " - H: Cá nhân HS thực hiện câu C8. C8: A = P.t - H: Thực hiện câu C9. C9: Không, vì thời gian sử dụng nhiều thì điện năng tiêu thụ càng lớn. - G: Tiết kiệm điện là phải sử dụng các dụng cụ điện có công suất hợp lí ( ví dụ 1 phòng có diện tích 16m2 thì chỉ cần 1 bóng đèn loại 40W là đủ ánh sáng sinh hoạt), không nên sử dụng các dụng cụ hay thiết bị trong những lúc không cần thiết. *HĐ3: Vận dụng: (9’) - H: Từng HS thực hiện câu C10 - H: Trình bày câu trả lời của mình. - H: HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. G: Liên hệ thực tế: + Bảng điện ở ngay cửa ra vào của lớp học, để dễ nhớ tắt điện khi ra về, phía trên bảng điện nên ghi chữ thật to “Tắt điện trươc khi ra khỏi lớp học” - H: Tương tự HS thực hiện câu C11 - H: 2 HS lên bảng: mỗi em tính điện năng sử dụng, tính toàn bộ chi phí cho việc sử dụng của mỗi loại bóng đèn ở câu C12. - H: Các nhóm thảo luận, so sánh. - G: Đó chính là khuyến cáo sử dụng tiết kiệm điện của Sở điện lực có ghi “Sử dụng đèn compact thay cho đèn tròn” I. An toàn khi sử dụng điện 1) Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. (SGK) 2) Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện. - Bóng đèn treo bị đứt dây tóc ,cần phải thay bóng đèn khác: + Nếu đèn treo dùng phích cắm thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. + Nếu đèn treo khôngdùng phích cắm thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. + Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa hoặc bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. - Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện: + Ta thường tiếp xúc với vỏ kim loại của chúng. Để đảm bảo an toàn , vỏ kim loại của dụng cụ điện được nối bằng một dây dẫn với chốt thứ ba của phích cắm và được nối đất qua lỗ thứ ba của ổ lấy điện. + Dây dẫn điện bị hở, người tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm. II. Sử dụng tiết kiệm điện năng 1) Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng: - Giảm chỉ tiêu cho gia đình. - Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bần hơn. - Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung choi hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm. 2) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. (SGK) III. Vận dụng C10: + Viết chữ thật to “Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà” và dán vào chỗ cửa ra vào để dễ nhìn thấy. + Treo tấm bảng có ghi dòng chữ “Nhớ tắt điện” lên phía cửa ra vào ngang tầm mắt. + Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắt điện C11: Câu D C12: - Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trong 8 000 giờ: + Bóng đèn dây tóc: A1 = P1.t =0,075.8 000 = 600kWh. + Bóng đèn compact: A2 = P2.t = 0,015.8 000 = 120kWh. - Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trong 8 000 giờ: + Chi phí cho đèn dây tóc (8 bóng): T1 = 8.3 500 + 600.700 = 448 000 đ. + Chi phí cho đèn compact (1bóng): T2 = 60 000 + 120.700 = 144 000 đ. * Dùng đèn compact có lợi hơn, vì: + Giảm bớt 304 000 đ tiền chi phí cho 8 000 giờ sử dụng. + Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần công suất tiết kiệm cho nơi khác chưa có điện hoặc sản xuất. + Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải về điện, nhất là vào giờ cao điểm. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1. Tổng kết: (3’) - H: Đọc phần ghi nhớ SGK. - H: Thực hiện các bài tập sau: a) Bài tập 19.1 SBT. b) Bài tập 19.5 SBT. Đáp án : a) Câu D b) Câu B 5.2 Hướng dẫn học tập: (2’) * Đối với tiết học này : - Học bài theo ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 19.2, 19.3, 19.4 SBT. * Đối với tiết học sau : - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành . 6. Phụ lục : không
File đính kèm:
- ga21.doc