Giáo án Vật lý 8 tiết 25: Nhiệt năng

Các cách làm thay đổi nhiệt năng.

 Mục tiu:

 HS thực hiện được: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

 Gv: nêu vấn đề để hs thảo luận:(5phút)

 ?. Nếu có một đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi(tăng) ta có thể làm thế nào ?

 Gv gọi một số hs nêu p/án làm tăng nhiệt năng của đồng xu(làm thay đổi theo hai cách:thực hiện công và truyền nhiệt). Nếu phương án của hs khả thi gv cho hs thí nghiệm tại lớp để k/tra dự đoán(C1)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 25: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26 – tiết PPCT : 25
Ngày dạy: . . . ...
NHIỆT NĂNG
1/. Mục tiêu.
 1.1/./. Kiến thức: 
 HS biết: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng
 Hs hiểu: Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
 1.2/./. Kĩ năng: 
 HS thực hiện được: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. 
 Hs thực hiện thành thạo: Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nĩ càng lớn.
 1.3/ Thái độ: 
 Thĩi quen: trung thực, nghiêm túc trong học tập.
 Tính cách: Tích cực tìm tịi.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 Định nghĩa nhiệt năng, Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng 
3/. Chuẩn bị.
 3.1.Gv: 1 quả bóng cao su, 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy, hai miếng kim loại, 2 thìa nhôm, đèn cồn.
 3.1. Hs: đọc trước nội dung bài “Nhiệt năng”
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
8A1: 8A2:
 4.2. Kiểm tra miệng :
?/. Các chất được cấu tạo như thế nào?(4đ)
?/. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?(3đ)
?/. làm bài tập 20.9/sbt/trang 54(3đ)
 Hs: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
 Hs: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
 Hs: 20.9/. A. Nhiệt độ chất lỏng
 4.3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
	Hoạt động 1 (3p) : Giới thiệu bài: 	
 GV: mô tả thí nghiệm quả bóng rơi.
 ?/.Trong hiện tượng này, cơ năng của quả bóng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển thành dạng năng lượng khác? Bài học hôm nay giúp ta tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động 2 (7p) Nhiệt năng
 Mục tiêu: – HS biết:Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng
GV: Y/c hs nhắc lại k/niệm động năng của một vật.
 Y/c hs đọc phần thông báo mục I- Nhiệt năng.
 Y/c hs trả lời câu hỏi:
?/. nhiệt năng là gì?
 Hs: (cá nhân) Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
?/. Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
 Hs: Nhiệt độ tăng thì nhiệt năng tăng và ngược lại.
 Giải thích: Nhiệt độ tăng thì các p/tử c/động càng nhanh => nhiệt năng của vật tăng.
 Gv chốt lại kiến thức, y/c hs ghi vào vở.
 Gv: Như vậy, để biết nhiệt năng của 1 vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ có thay đổi hay không => có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật?.
I/. Nhiệt năng.
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Nhiệt độ càng tăng thì các p/tử cấu tạo nên vật c/động càng nhanh => nhiệt năng của vật tăng.
Hoạt động 3 (12p) Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
 Mục tiêu: 
 HS thực hiện được: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nĩ càng lớn. 
 Gv: nêu vấn đề để hs thảo luận:(5phút)
 ?. Nếu có một đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi(tăng) ta có thể làm thế nào ?
 Gv gọi một số hs nêu p/án làm tăng nhiệt năng của đồng xu(làm thay đổi theo hai cách:thực hiện công và truyền nhiệt). Nếu phương án của hs khả thi gv cho hs thí nghiệm tại lớp để k/tra dự đoán(C1)
 Hs: làm thí nghiệm theo nhóm.
 Gv y/c đại diện nhóm trình bày
 ? Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu thay đổi( tăng)? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
 Hs: nhiệt độ thay đổi(tăng) => nhiệt năng thay đổi.
 Nguyên nhân: thực hiện công.
 Gv y/c hs nêu phương án làm tăng nhiệt năng của một chiếc thìa nhôm không bằng cách thực hiện công.
 Hs: thảo luận nêu p/án.
 Gv: làm tn thả chiếc thìa vào cốc nước nóng. Sau đó y/c hs làm thí nghiệm kiểm chứng.
 Hs: làm thí nghiệm kiểm chứng.
 Sau khi làm thí nghiệm xong gv hỏi:
?/. Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhôm nhúng trong nước nóng tăng?
 Hs: do t0 của thìa tăng
? Nhiệt năng của nước tăng hay giảm? Vì sao?
 Hs: giảm, vì nhiệt độ giảm.
 Gv thông báo : có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
 ? có thể làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu bằng cách nào?
 Hs: thả vào nước lạnh.
 Gv chốt lại :
? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
 Hs: có 2 cách:
Thực hiện công
 Truyền nhiệt
II/. Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
1/. Thực hiện công.
C1/.- Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay.
Cọ xát đồng xu vào mặt bàn.
Cọ xát đồng xu vào quần áo
2/. Truyền nhiệt.
C2/. 
Hơ trên ngọn lửa.
Nhúng vào nước nóng
Hoạt động 4 (5p) Nhiệt lượng.
 Mục tiêu:– HS biết: Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
 Gv thông báo đ/nghĩa nhiệt lượng.
 Hs : phát biểu lại nhiều lần
?/. nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
 Hs: vật có t0 cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
III/. Nhiệt lượng.
 Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
 Nhiệt lượng được kí hiệu là Q, đơn vị là jun (J).
4.4. Tổng kết 
Gv y/c hs đọc C3, C4,C5 và trả lời.
 Hs: cá nhân trả lời
?/. 21.1/101/svbt.
*Tích hợp giáo dục hướng nghiệp:
?/. Nội dung bài học giúp ích cho nghề nào sau này?. 
*Bài tập nâng cao:
Một hs cho rằng, dù nĩng hay lạnh, vật nào cũng cĩ nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy cĩ đúng khơng?. Tại sao?.
 C3/. Nhiệt năng của đồng giảm, của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
 C4/. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
 C5/. Cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng, của kk gần quả bóng, mặt sàn.
 Hs: C/.
=> là kiến thúc cần nắm vững của những người làm cơng việc nghiên cứu về vật lí phân tử, về hố học trong các viện nghiên cứu, chế tạo vật liệu cho các sản phẩm trong các ngành sản xuất.
*Trả lời bài tập nâng cao:
Kết luận như vậy là đúng. Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. Các nguyên tử, phân tử luơn chuyển động hỗn độn khơng ngừng -> luơn cĩ động năng-> Dù nĩng hay lạnh cũng cĩ nhiệt năng
4.5. Hướng dẫn học tập : 
	* Đối với bài học ở tiết này.
	 - Học thuộc bài.
 - Làm bài tập: 21.2, 21.3, 21.a, 21.b, 21.c.
 HD: 
 + 21.3: kể tên những dạng năng lượng mà em đã học.
 + 21.a: dựa vào k/n nhiệt năng.
 - Đọc phần có thể em chưa biết.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 Xem bài: “dẫn nhiệt”, đọc trước phần thí nghiệm.
5- PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • docbai 21 nhiet nang.doc
Giáo án liên quan