Giáo án Vật lý 8 - Tiết 24: Một số sơ đồ đơn giản của mạng điện trong nhà
Là hình biểu diễn qui ước của mạch điện và hệ thống điện .
1. Một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện
( Bảng 3.7/60-61 )
2. Phân loại sơ đồ điện
a. Sơ đồ nguyên lý :
- là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp cách lắp ráp
TIẾT 24. MỘT SỐ SƠ ĐỒ ĐƠN GIẢN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ NS: 21/11/2013 NG: 28/11/2013 I.Mục tiêu:+HS nắm được khái niệm sơ đồ điện, các loại sơ đồ điện và công dụng của nó (sơ đồ nguyên tắc và sơ đồ lắp đặt) +Hs biết vẽ sơ đồ điện theo các quy ước. +Yêu thích nghề điện II.Chuẩn bị: - Bảng kí hiệu qui ước kí hiệu sơ đồ điện (bảng 3-7) III.Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 1)Trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt có mấy kiểu lắp đặt dây dẫn ? Nêu quy trình lắp đặt dây dẫn kiểu nổi trên puli sứ và sứ kẹp? 2)Nêu cách lắp đặt dây dẫn điện trên puli sứ và sứ kẹp ? 3)Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt dây dẫn trên puli và sứ kẹp ? - Nhận xét đánh giá, cho điểm. 1/Yêu cầu trả lời : -Có ba cách lắp đặt dây dẫn trong mạng điện sinh hoạt : Kiểu nổi dùng ống luồn dây, kiểu nổi đi dây trên puli sứ và sứ kẹp và lắp đặt kiểu ngầm. -Quy trình lắp đặt dây dẫn trên puli sứ và sứ kẹp : vạch dấu định vị, lắp đặt và đi dây 2/Yêu cầu trả lời : -Cách đi dây trên puli sứ, ổn định dây trên puli sứ (cách buộc đơn và cách buộc kép) -Cách đi dây trên sứ kẹp. 3/Yêu cầu trả lời : -Đường dây phải song song với vật kiến trúc. Cao hơn mặt đất từ 2,5 mét trở lên -Khi dây đổi hướng hoặc giao nhau phải tăng thêm puli sứhoặc ống sứ. -Đường dây đẫn đi xuyên qua tường nhất thiết phải luồn dây qua ống sứ. -Tại các điểm ngoặc và rẽ nhánh của dây dẫn phải bắt thêm puli sứ, sứ kẹp -Khoảng cách giửa hai dây, giữa các puli sứ, sứ kẹp phải phù hợp. - Nhận xét và bổ sung câu trả lời Hoạt động 2: Khái niệm sơ đồ điện ? Sơ đồ điện là gì ? GV sử dụng bảng kí hiệu qui ước phân tích cho học sinh nắm được các kí hiệu và ý nghĩa của từng kí hiệu đó ( sgk/60) ? Có mấy loại sơ đồ điện ? ? Sơ đồ nguyên lý là gì? ? Tác dụng của sơ đồ nguyên lí ? GV đưa ra một số sơ đồ nguyên lí để học sinh quan sát ( H4.2, H4.4, H4.5 sgk) ? Sơ đồ lắp đặt là gì ? ?Cho biết công dụng của sơ đồ lắp đặt ? GV đưa ra một số sơ đồ H 3.39b, H3.38, H3.40 /63+64 sách nghề - Là hình biểu diễn qui ước của mạch điện và hệ thống điện . 1. Một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện ( Bảng 3.7/60-61 ) 2. Phân loại sơ đồ điện a. Sơ đồ nguyên lý : - là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp cách lắp ráp của các phần tử của mạch điện. - tác dụng: dùng để nghiên cứu nguyên lí hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện b. Sơ đồ lắp đặt : - là sơ đồ biểu thị cách sắp xếp vị trí của thiết bị điện,đồ dùng điện trong mạch -Tác dụng:Dùng để lắp ráp, sửa chữa ,dự trù các thiết bị . Hoạt động 3: Củng cố 1)Sơ đồ điện là gì ? Có mấy loại sơ đồ điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt ? +Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện Có nhiều loại sơ đồ điện nhưng trong mạng điện sinh hoạt thường phổ biến hai loại sơ đồ đó là : Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt a)Sơ đồ nguyên lí Sơ đồ nguyên lí còn gọi sơ đồ nguyên tắc, là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp, ... của các phần tử của mạch điện. Sơ đồ nguyên lí được dùng để nghiên cứu nguyên lí hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện - để kiểm tra. b)Sơ đồ lắp đặt : Sơ đồ lắp đặt còn gọi sơ đồ lắp dựng, sơ đồ lắp ráp, ... . Là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. Từ sơ đồ nguyên lí, chúng ta có thể xây dựng được một số sơ đồ lắp đặt và chọn trong số đó một sơ đồ tối ưu (sơ đồ được gọi là tối ưu phải đảm bảo : Tiện sử dụng, đẹp, đảm bảo tính kinh tế ). Hướng dẫn về nhà Học bài cũ - Nắm vững khái niệm sơ đồ điện, các loại sơ đồ điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt,tìm hiểu một số sơ đồ mạng điện sinh hoạt.
File đính kèm:
- Tiết 24. Một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt.doc