Giáo án Vật lý 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK/89.

- GV nói qua về các bước giải bài toán Vật Lý.

- Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài.

- Hướng dẫn HS giải theo các bước:

+ Nhiệt độ của vật khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

+ Vật nào toả nhiệt? Vật nào thu nhiệt?

+ Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra, nhiệt lượng thu vào.

+ Mối quan hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm?

- GV giải mẫu trên bảng.

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3461 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 - Tiết 30 Bài 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: 
 - Phát biểu được ba nội dung của nguyên lý truyền nhiệt.
 - Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
 - Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật.
2.Kĩ năng: Vận dụng cơng thức tính nhiệt lượng.
3.Thái độ: Kiên trì, trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
 - Giải trước các bài tập trong phần vận dụng.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* HS1: Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nêu công thức tính nhiệt lượng? Trình bày rõ kí hiệu và đơn vị có trong công thức.
- Làm BT 24.3 - SBT
* HS2: - Nêu công thức tính nhiệt lượng? Trình bày rõ kí hiệu và đơn vị có trong công thức.
- Làm BT 24.4 - SBT
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập
- Gọi HS đọc phần mở bài SGK.
- Như vậy nguyên lý truyền nhiệt có những nội dung gì? 
- Đọc SGK.
Bài 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý truyền nhiệt
- GV thông báo ba nội dung của nguyên lý truyền nhiệt.
- Gọi 2 HS nhắc lại nguyên lý truyền nhiệt.
- GV hướng dẫn cho HS có thể thuộc nguyên lý ngay tại lớp.
- Yêu cầu HS vận dụng nguyên lý truyền nhiệt để giải thích tình huống ở phần mở bài.
I. Nguyên lý truyền nhiệt: ( SGK / 88 )
- HS nêu nguyên lý truyền nhiệt.
- HS: Bạn An nói đúng.
Hoạt động 4: Phương trình cân bằng nhiệt
- Cho HS nhắc lại nguyên lý truyền nhiệt thứ 3.
- GV viết phương phương trình cân bằng nhiệt lên bảng.
- Lưu ý: Dt trong công thức tính nhiệt lượng thu vào là độ tăng nhiệt độ.
- Trong công thức tính nhiệt lượng toả ra:
 Dt = t1 – t
II. Phương trình cân bằng nhiệt:
- HS: Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng nhiệt lượng do vật kia toả ra.
- Qtoả ra = Qthu vào
- Nhiệt lượng toả ra: Dt = t1 – t
- t1: Nhiệt độ ban đầu ( 0 C )
- t : Nhiệt độ cuối ( 0 C )
Hoạt động 5: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK/89.
- GV nói qua về các bước giải bài toán Vật Lý.
- Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài.
- Hướng dẫn HS giải theo các bước:
+ Nhiệt độ của vật khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
+ Vật nào toả nhiệt? Vật nào thu nhiệt?
+ Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra, nhiệt lượng thu vào.
+ Mối quan hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm?
- GV giải mẫu trên bảng.
III. Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt:
- HS đọc và tóm tắt bài.
- HS: Khi có cân bằng nhiệt,nhiệt độ hai vật đều bằng 250C.
- HS: Quả cầu toả nhiệt, nước thu nhiệt.
 Qtoả = m1.c1(t1 – t )
 Qthu = m2.c2(t – t2 )
- Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Qthu vào
Hoạt động 6: Vận dụng – Ghi nhớ - Dặn dò.
- Gọi HS đọc câu C1, C2, C3.
- Hướng dẫn HS làm câu C1a, C2.
- GV hướng dẫn HS làm câu C1a, cho nhiệt độ trong phòng khoảng 280C.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm( 1bàn/nhóm) giải câu C2 vào bảng nhóm.
- GV thu 2 nhóm làm xong nhanh nhất và dán lên bảng.
- Cho các nhóm khác nhận xét bài làm.
- GV nhận xét, hoàn thiện bài làm của HS và cho điểm 2 nhóm.
- GV chốt lại: Khi áp dụng nguyên lý cân bằng nhiệt vào làm bài tập ta phải phân tích được quá trình trao đổi nhiệt diễn ra như thế nào?
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ và ghi vào vở.
- Đọc “ Có thể em chưa biết”
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò: Học bài và làm câu C3.
- Làm BT 25.1 – 25.7 SBT
- Chuẩn bị bài 26.
IV. Vận dụng:
- Đọc các câu C1,C2,C3.
- HS thực hiện câu C1a.
- Thảo luận nhóm giải câu C2 vào bảng nhóm.
- 2 nhóm làm xong nhanh nhất nộp bài cho GV.
- C2: Q = 11 400J, Dt = 5,430C
- Nhận xét.
* Ghi nhớ: ( SGK )
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_25_Phuong_trinh_can_bang_nhiet_20150725_092435.doc