Giáo án Vật lý 8 bài 13: Công cơ học
. Khi nào có công cơ học?
1. Nhận xét:
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.
- HS suy nghĩ trả lời câu C1.
- HS: “Đang kéo”, “cử tạ” có nghĩa là nói lực tác dụng.
- HS:Trong trường hợp con bò đang kéo xe.
2. Kết luận:
- HS trả lời câu C2: Lực, chuyển dời
- Khi có lực tác dụng lên vật làm vật chuyển dời, lực đó đã thực hiện một công cơ học, gọi tắt là công.
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
Tuần: 15 – Tiết 15 Bài 13: CÔNG CƠ HỌC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được ví dụ khác trong sách giáo khoa về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó. - Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức tính A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật. 2.Kĩ năng: - Phân tích lực thực hiện cơng - Tính cơng cơ học 3.Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác II. Chuẩn bị: - Tranh H 13.1, H 13.2, H 13.3 – SGK/46. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Trình bày điều kiện để vật nổi, vật chìm? - Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi được tính như thế nào? - Làm BT 12.6 – SBT. - HS lên bảng trả lời các câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu. Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập - Trong đời sống hàng ngày ta thường nghe nói đến từ công như: Công cha như núi Thái Sơn, trả công vận chuyển hàng hoá, gia đình có công với cách mạng. Trong những từ “ công” đó có ý nghĩa giống nhau không? Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một loại công liên quan đến chuyển động, đến lực, đó là Công cơ học. Vậy công cơ học là gì? Và công được tính như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 13: CÔNG CƠ HỌC Hoạt động 3: Hình thành khái niệm công cơ học. - Treo tranh có 2 hình vẽ: con bò kéo xe, vận động viên nâng tạ ở tư thế thẳng đứng để HS quan sát. -Yêu cầu HS hãy gạch dưới các từ sau đây: đang kéo, đi trên đường, thực hiện một công cơ học, đỡ quả tạ, tư thế thẳng, không thực hiện một công cơ học. - Nêu C1 để HS trả lời, sau đó phân tích các câu trả lời của HS. - Gợi mở HS trả lời câu C1. + “Đang kéo”, “cử tạ” cách dùng từ như thế có nghĩa là gì? + Trong trường hợp nào có sự chuyển dời? - Yêu cầu HS hoàn thành câu C2. - Khi nào có công cơ học? - Trong hai yếu tố lực và sự chuyển dời, phải có yếu tố nào mới có công cơ học? ( có cả hai yếu tố lực và sự chuyển dời ) - Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Các em hãy vận dụng phần kết luận để trả lời câu C3, C4. - GV thông báo một số kiến thức môi trường: Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường, các phương tiện tham gia vẫn nổ máy làm tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời thải ra môi trường nhiều chất khí độc hại. - Em có cách giải quyết như thế nào không? - Cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm) trong 4 phút trả lời câu C3, C4. - Gọi đại diện các nhóm trả lời và yêu cầu nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, sữa chữa. - Hãy cho thêm một số ví dụ về công cơ học? I. Khi nào có công cơ học? 1. Nhận xét: - HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV. - HS suy nghĩ trả lời câu C1. - HS: “Đang kéo”, “cử tạ” có nghĩa là nói lực tác dụng. - HS:Trong trường hợp con bò đang kéo xe. 2. Kết luận: - HS trả lời câu C2: Lực, chuyển dời - Khi có lực tác dụng lên vật làm vật chuyển dời, lực đó đã thực hiện một công cơ học, gọi tắt là công. - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. - HS: Phải cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. 3. Vận dụng: - HS thảo luận nhóm. - C3: a,c,d - C4: a: lực kéo của đầu tàu hoả + b: lực hút của trái đất. + c: lực kéo của công nhân. Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính công. - Công được thực hiện nhiều ít khác nhau. Chẳng hạn so sánh công của con bò kéo xe gạch một tấn đi 1 km và công của ôtô chở 4 tấn gạch đi 2km? Công nào lớn hơn? Muốn biết được ta phải đi tìm hiểu công thức tính công. - Gọi HS đọc phần 1 – SGK. - Hãy viết công thức tính công và nói rõ mỗi kí hiệu trong công thức? - Đơn vị đo công là gì? - GV: Chúng ta chỉ tính công của lực cùng phương với đường đi.VD: lực kéo của bò sông song với mặt đường, trường hợp lực khác phương với đường đi thì lớp trên ta mới học. CÒn trường hợp lực vuông góc với mặt đường thị lực đó có đẩy cho vật chuyển động trên mặt đường không? Không thể. Vậy lực vuông góc với đường đi không có công dù vật chuyển động do tác dụng của lực khác. VD: trọng lực P không thực hiện công ( không có công ). II. Công thức tính công: 1. Công thức tính công cơ học: - HS đọc SGK. * Công thức: A = F.s -Trong đó: + A là công của lực F(J) + F là lực tác dụng vào vật (N) + s là quãng đượng vật dịch chuyển (m) Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng * Củng cố: - Khi nào có công cơ học? - Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu công thức tính công của lực và nêu tên đơn vị đo công? * Vận dụng: - Gọi HS đọc câu C5, C6. - Cho HS thảo luận nhóm, làm bài trên bảng nhóm. - Phân công: (1 bàn/nhóm) nhóm 1 -> 5: câu C5. Nhóm 6 -> 10 : câu C6. - GV thu bài làm của 4 nhóm ( mỗi câu 2 nhóm) dán lên bảng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và hoàn thiện bài làm của các nhóm. - Yêu cầu HS hoàn thành vào vở. - Gọi HS đọc câu C7. - Cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu C7. - GV cho HS trả lời và uốn nắn câu trả lời của HS cho đúng. - HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài. 2. Vận dụng: - Đọc câu C5, C6. - Các nhóm thảo luận nhóm và làm việc theo sự phân công của GV. - Các nhóm nộp bài cho GV. - Nhận xét. - C5: A = 5000kJ - C6: 120J - Đọc câu C7 - C7: Khi hòn bi chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc phương chuyển động nên không có công cơ học. Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò - Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở. - Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”. - GV nhận xét tiết học. * Dặn dò : - Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập 13.1 – 13.4 SBT. - Đọc trước bài 14 và chuẩn bị sẵn bảng 14.1- SGK/50. * Ghi nhớ : ( SGK ) - Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở. - Đọc có thể em chưa biết. IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai_13_Cong_co_hoc_20150725_092522.doc