Giáo án Vật lý 7 - Tiết 4, Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2015-2016

Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng. Tìm qui luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng( 20p)

? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát h4.2 nêu dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm?

? Các nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệm và chỉ ra tia tới và tia phản xạ trong thí nghiệm.( SI là tia tới, IR là tia phản xạ)

? Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì? ( hiện tượng ánh sáng gặp gương phẳng bị hắt trở lại)

GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trả lời C2?

? Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?

? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết góc tới và góc phản xạ?

( góc SIN là góc tới, góc NIR là góc phản xạ) GV yêu cầu HS chỉ rõ các góc này trên thí nghiệm.

? Dự đoán xem độ lớn của góc phản xạ và góc tới? ( bằng nhau)

? Làm cách nào để kiểm tra được dự đoán trên?

? Khi góc tới thay đổi thì góc phản xạ có thay đỏi không? và thay đổi như thế nào?

?Yêu cầu HS dùng thước đo góc đo góc phản xạ của từng trường hợp từ kết quả trên rút ra kết luận?

? Hai kết luận trên có đúng cho môi trường khác không? ( 2 kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác)

GV chốt 2 kết luận trên chính là định luật phản xạ ánh sáng.

? Vậy định luật phản xạ ánh sáng có nội dụng như thế nào?

? Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ như thế nào?

GV nêu qui ước cách vẽ gương trên mặt giấy yêu cầu cả lớp vẽ vào vở.

GV yêu cầu HS vẽ tia phản xạ IR C3 vào vở.một học sinh lên bảng vẽ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 4, Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/9 /2015
 Tiết4: Bài 4: định luật phản xạ ánh sáng 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia phản xạ trên gương phẳng. 
 - Biết xác định tia tới, tia phản xạ . góc tới góc phản xạ.
 - Phát biểu được định luật phẩn xạ ánh sáng.
 - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.
* Kỹ năng:
- Biết làm thí nghiệm để đo góc, quan sát hướng truyền ánh sáng, qui luật phản xạ ánh sáng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một gương phẳng có giá đỡ, một đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng, một tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng , một thước đo độ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới ( 10 phút)
?1: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực sảy ra khi nào? vì sao nguyệt thực thường sảy ra vào đêm rằm âm lịch? 
?2: Chữa bài 3.4 SBT( yêu cầu HS vẽ đúng tỉ lệ 1cm ứng với 1m chú ý ánh sáng mặt trời chiếu xuống là chùm song song, cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất) 
GV yêu cầu học sinh nhận xét cho điểm.
GV dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên một gương phẳng sao cho thu được một vết sáng trên tường.
? Phải đặt đèn pin ở điểm nào để vết sáng đúng một điểm A cho trước trên tường ? 
HS: - SGK
 - Vì đêm rằm âm lịch Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng mới có khả năng nằm trên một đường thẳng. Trái đất mới có thể chặn ánh sáng Mặt trời không cho chiếu sáng Mặt trăng. 
Hoạt động 2: Nghiên cứu sơ bộ tác dụng của gương phẳng( 5p)
 ? Hàng ngày các em thường soi gương vậy hãy cho biết gương phẳng có tác dụng gì? những vật như thế nào thì được gọi là gương phẳng? 
? Lấy một vài ví dụ về gương phẳng?
HS: Mặt nước, tấm kim loại nhẵn, tấm kính ..
GV các em đã biết trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng vậy ánh sáng tới gương phẳng có đi thẳng hay không, đường đi của nó như thế nào? 
I/ Gương phẳng: 
Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương.
 các vật nhẵn bóng phẳng đều có thể là gương phẳng.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng. Tìm qui luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng( 20p)
? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát h4.2 nêu dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm? 
? Các nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệm và chỉ ra tia tới và tia phản xạ trong thí nghiệm.( SI là tia tới, IR là tia phản xạ)
? Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì? ( hiện tượng ánh sáng gặp gương phẳng bị hắt trở lại)
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trả lời C2? 
? Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào? 
? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết góc tới và góc phản xạ? 
( góc SIN là góc tới, góc NIR là góc phản xạ) GV yêu cầu HS chỉ rõ các góc này trên thí nghiệm. 
? Dự đoán xem độ lớn của góc phản xạ và góc tới? ( bằng nhau)
? Làm cách nào để kiểm tra được dự đoán trên? 
? Khi góc tới thay đổi thì góc phản xạ có thay đỏi không? và thay đổi như thế nào?
?Yêu cầu HS dùng thước đo góc đo góc phản xạ của từng trường hợp từ kết quả trên rút ra kết luận? 
? Hai kết luận trên có đúng cho môi trường khác không? ( 2 kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác)
GV chốt 2 kết luận trên chính là định luật phản xạ ánh sáng.
? Vậy định luật phản xạ ánh sáng có nội dụng như thế nào? 
? Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ như thế nào? 
GV nêu qui ước cách vẽ gương trên mặt giấy yêu cầu cả lớp vẽ vào vở.
GV yêu cầu HS vẽ tia phản xạ IR C3 vào vở.một học sinh lên bảng vẽ.
II/ Định luật phản xạ ánh sáng.
*Thí nghiệm: 
*Hiện tượng ánh sáng gặp gương phẳng bị hắt trở lại gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
1/ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào? 
* Kết luận1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
2/ Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với tia tới? 
a/ Dự đoán về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới? 
 Góc phản xạ bằng góc tới
b/ Thí nghiệm kiểm tra đo góc tới, góc phản xạ.
Góc tới i
Góc phản xạ i’
600
450
300
*Kết luận 2: Góc phản xạ luôn bằng góc tới.
3/ Định luật phản xạ ánh sáng: 
 + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 + Góc phản xạ bằng góc tới.
N
S
4/ Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ:
R
I
 SI: tia tới
 IR: tia phản xạ
 I: là điểm tới
 IN: là đường pháp tuyến
Hoạt động 4: Vận dụng(10p) 
GV yêu cầu HS làm C4, một HS lên bảng vẽ còn các HS khác vẽ bằng bút chì vào vở nếu sai để chữa lại .
III/ Vận dụng: 
N
S
 C4: 
a/
I
R
N
S
R
I
b)
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần cóa thể em cha biết.
 - Làm bài tập 4.1 đến 4.4 SBT
 - Làm thêm bài tập nâng cao trong sách BT nâng cao.

File đính kèm:

  • docBai_4_Dinh_luat_phan_xa_anh_sang.doc