Giáo án Vật lý 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh

Hoạt đông 2 : (7 phút) : Tìm hiểu về ampe kế

( ?) Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì ?

- Yêu cầu HS đọc C1.

- Cho HS quan sát hình ảnh ampe kế để trả lời C1.

( ?) Làm thế nào để nhận biết được ampe kế ?

- Nhắc lại về GHĐ và ĐCNN : GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên ampe kế ; ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch liện tiếp trên ampe kế.

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trong SGK.

( ?) Ampe kế ở hình 24.2a có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu ?

( ?) Ampe kế ở hình 24.2b có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu ?

( ?) Trong hình 24.2 thì ampe kế nào dùng kim chỉ thị và ampe kế nào dùng số ?

( ?) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì ?

- Yêu cầu HS chỉ ra chốt điều chỉnh của ampe kế.

- Thông báo : chốt điều chỉnh của ampe kế là để điều chỉnh kim chỉ thị của ampe kế về đúng vị trí số 0.

- Cho HS quan sát hình ảnh về một số loại ampe kế.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CĐSP Đà Lạt
Đoàn TSP năm 3:Trường THCS-THPT Tây Sơn
Tên giáo sinh: LÊ THỊ NGỌC ÁNH
Lớp: LÝ-KTCN K38 Khoa: Tự nhiên
GV hướng dẫn: Dương Thị Giàu
Tuần:27 Ngày soạn:03/03/2016
Tiết: Ngày dạy:11/03/2016
Lớp: 7A4
Tên bài dạy:
Bài 24:
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
2. Kỹ năng- năng lực:
a.Kỹ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
b. Năng lực:
- Kiến thức: K1, K2, K3,K4.
- Phương pháp: P3, P4.
- Trao đổi thông tin: X1, X5, X6, X8.
3. Thái độ- phẩm chất:
- Nghiêm túc, ham thích tìm hiểu môn học.
- Trung thực, thật thà, cẩn thận, tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, giáo án, giáo án điện tử.
- Bộ dụng cụ hình 24.1/66 SGK: nguồn điện, ampe kế, biến trở, bóng đèn, dây dẫn điện, công tắc.
2. Học sinh: 
- SGK,dụng cụ học tập.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Bộ dụng cụ gồm; 1 nguồn điện, 1 ampe kế, 1 biến trở, 1 bóng đèn, dây dẫn điện, công tắc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút):
Câu hỏi: Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện? Ứng dụng của từng tác dụng đó?
 Đáp án: Có 5 tác dụng của dòng điện:
- Tác dụng phát sáng: đèn của bút thử điện sáng.
- Tác dụng nhiệt: làm bóng đèn nóng lên và phát sáng, làm bàn là
- Tác dụng từ: làm nam chân điện, chuông điện.
- Tác dụng hóa học: mạ kim loại.
- Tác dụng sinh lí: máy kích tim.
2. Đặt vấn đề: ( 3 phút): Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Ví dụ như tác dụng sinh lí của dòng điện: khi dòng điện trong mạch điện gia đình đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng khi dùng với 1 cường độ nhỏ thì dòng điện lại có tác dụng chũa bệnh. Vậy cường độ dòng điện là gì? Tác dụng cùa dòng điện phụ thuộc như thế nào vào cường độ dòng điện? Cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay:
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: (8 phút): Tìm hiểu về cường độ dòng điện
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 24.1.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trong hình 24.1 gồm: dây dẫn điện, ampe kế, biến trở, bóng đèn nguồn điện và thêm 1 công tắc.
- Thông báo: Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu. Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- Hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm: Dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn và đọc số chỉ của ampe kế trong trường hợp đèn sáng yếu và đèn sáng mạnh.
- Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng đèn sáng mạnh ,yếu để hoàn thành nhận xét.
(?) Khi cho đèn sáng yếu thì số chỉ của ampe kế lớn hơn hay nhỏ hơn so với lúc đèn sáng bình thường?
(?) Khi cho đèn sáng mạnh thì số chỉ của ampe kế lớn hơn hay nhỏ hơn so với lúc đèn sáng bình thường?
- Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần 2. cường độ dòng điện.
(?) Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì?
(?) Cường độ dòng điện được kí hiệu là chữ gì?
(?) Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu?
(?) Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị gì? 
- Thông báo: 
1mA= 0.001A
1A= 1000mA
- Cho HS làm 1 số ví dụ về đổi đơn vị :
0.5A= ? mA
0.02mA= ? A
- Cho HS quan sát hình ảnh của nhà bác học người Pháp Ampe : người đầu tiên đưa ra khái niệm dòng điện, mạch điện, đã nổi tiếng trong việc phát hiện ra tương tác giữa hai dòng điện.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và đọc số chỉ của ampe kế khi đèn sáng bình thường, yếu và mạnh.
- HS trả lời: nhỏ hơn.
- HS trả lời: lớn hơn.
- HS hoàn thành nhận xét: ..mạnh(yếu)
lớn(nhỏ).
- HS đọc SGK.
- HS trả lời: Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
- HS trả lời: chữ I.
- HS trả lời: Đơn vị Ampe. Kí hiệu: A.
- HS trả lời: miliampe(mA).
- HS lắng nghe.
- HS trả lời : 
5A= 5000mA
0.02A= 20mA
- HS quan sát.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng : K1, K2, K3, P3, X1, X5,.
- Kiến thức :[NB] : + Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
+ Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Hoạt đông 2 : (7 phút) : Tìm hiểu về ampe kế
( ?) Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc C1.
- Cho HS quan sát hình ảnh ampe kế để trả lời C1.
( ?) Làm thế nào để nhận biết được ampe kế ?
- Nhắc lại về GHĐ và ĐCNN : GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên ampe kế ; ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch liện tiếp trên ampe kế.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trong SGK.
( ?) Ampe kế ở hình 24.2a có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu ?
( ?) Ampe kế ở hình 24.2b có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu ?
( ?) Trong hình 24.2 thì ampe kế nào dùng kim chỉ thị và ampe kế nào dùng số ?
( ?) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì ?
- Yêu cầu HS chỉ ra chốt điều chỉnh của ampe kế.
- Thông báo : chốt điều chỉnh của ampe kế là để điều chỉnh kim chỉ thị của ampe kế về đúng vị trí số 0.
- Cho HS quan sát hình ảnh về một số loại ampe kế.
- HS trả lời : Đo cường độ dòng điện.
- HS đọc C1.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành.
- HS trả lời: GHĐ là 100mA= 0.1A và ĐCNN là 10mA= 0.01A.
- HS trả lời: GHĐ là 6A và ĐCNN là 0.5A.
- HS trả lời: Hình 24.2a và hình 24.2b là ampe kế dùng kim chỉ thị còn hình 24.2c là ampe dùng số.
- HS trả lời: dấu (-) và dấu (+).
- HS chỉ ra chốt điều chỉnh của ampe kế.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K3, P1, P3, X1, X5.
- Kiến thức: [ NB]: Biết được các đặc điểm của ampe kế.
Hoạt động 3: (15 phút): Tìm hiểu cách đo cường độ dòng điện
- Thông báo: trong sơ đồ mạch điện thì ampe kế kí hiệu là: 
A
- Yêu cầu HS vẽ sơ mạch điện của hình 24.3
- Chia lớp thành 4 nhóm(3 bàn 1 nhóm), yêu cầu đại điện của các nhóm lên nhận dụng cụ thực hành. 
- Thông báo: Ampe kế của các em có 2 thang đo nên các em phải chú ý để đọc cho chính xác.
(?) Xác định GHĐ và ĐCNN của ampe kế nhóm các em?
(?) Ampe kế nhóm em có thể đo được cường độ dòng điện của các dụng cụ điện nào trong bảng 2?
- Yêu cầu HS đọc phần 3;4;5;6 trong SGK/67.
- Hướng dẫn HS tiến hành thực hành: Mắc mạch điện như hình 24.3 trong đó cần phải mắc chốt dương của ampe kế vào chốt dương cùa nguồn điện; lần đo thứ nhất là nguồn 1 pin và lần đo thứ hai là nguồn 2 pin. (Lưu ý HS mắc vào chốt (+) có ghi 0.6A để đo được chính xác hơn). Công tắc mở. Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0. Đóng công tắc đọc và ghi số chỉ của ampe kế. Quan sát độ sáng của đèn.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành(5 phút).
- GV quan sát, kiểm tra và giúp đỡ HS trong quá trình thực hành.
- Yêu cầu HS trả lời các kết quả sau khi thực hành: Giá trị I1, I2, độ sáng của đèn lúc 1 pin và 2 pin.
- Yêu cầu HS hoàn thành C2.
- Thông báo: Quy tắc sử dụng ampe kế là: Ước lượng giá trị cường độ dòng điện cần đo; Chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cường độ dòng điện cần đo; điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0; Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương (+) của nguồn điện , không mắc trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực của nguồn điện; Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
- HS vẽ sơ đồ mạch điện. 
A
+
-
+
-
K
Đ
- Đại điện của các nhóm lên nhận dụng cụ thực hành.
- HS trả lời: 
Thang đo trên: GHĐ là 3A và ĐCNN là 0.1A; Thang đo dưới: GHĐ là 0.6A và ĐCNN là 0.02A.
- HS trả lời: đo được bóng đèn dây tóc; quạt điện; bàn là, bếp điện.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành thực hành.
- HS trả lời:
I1=A; độ sáng của bóng đèn.
I2=..A; độ sáng của bóng đèn.
- HS trả lời:.lớn( nhỏ) ..sáng(tối).
- HS lắng nghe.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K3, P3, X1, X5, X7, X8.
- Kĩ năng:[VD]: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Hoạt động 4: (6 phút): Vận dụng- Củng cố
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
- Yêu cầu HS trả lời C5.
- HS đọc và trả lời: 
a. 0.175A= 175mA.
b. 0.38A= 380mA.
c. 1250mA= 1.25A.
d. 280mA= 0.28A.
- HS trả lời: 2a; 3b; 4c.
- HS trả lời C5: Hình a đúng, chốt (+) của ampe kế mắc vào phía cực dương(+) của nguồn điện,chốt (-) của ampe kế mắc vào phía cực âm(-) của nguồn điện.
4. Dặn dò: (1 phút):
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị bài mới: bài 25.
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Cường độ dòng điện
* Thí nghiệm:
- Nhận xét: ....mạnh(yếu).....lớn(nhỏ).
* Cường độ dòng điện:
- Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
- Kí hiệu: I.
- Đơn vị: Ampe(A) hoặc miliampe(mA).
1mA= 0.001A
1A= 1000mA.
II. Ampe kế
- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
III. Đo cường độ dòng điện
C2 : ....lớn(nhỏ).....sáng(tối).
IV. Vận dụng
 C3 :
a. 0.175A= 175mA.
b. 0.38A= 380mA.
c. 1250mA= 1.25A.
d. 280mA= 0.28A.
C4: 2a; 3b; 4c.
C5: Hình a đúng, chốt (+) của ampe kế mắc vào phía cực dương(+) của nguồn điện,chốt (-) của ampe kế mắc vào phía cực âm(-) của nguồn điện.

File đính kèm:

  • docBai_24_Cuong_do_dong_dien.doc