Giáo án Vật lý 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Trường THCS Số 1 Đồng Sơn

GV: Trước hết chúng ta nhớ lại tính chất từ của nam châm đã học ở lớp 5. Hãy cho biết nam châm có tính chất gì?

GV: đưa ra 1 nam châm đã được sơn màu để đánh dấu 2 cực.

GV: Tại sao người ta lại sơn màu khác nhau trên 2 nửa của thanh nam châm

GV: các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào.

GV: dùng mạch H23.1( SGK-63) giới thiệu về nam châm điện sau đó yêu cầu HS mắc mạch điện như H23.1 theo nhóm( nếu có điều kiện )

-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1

- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.

-Yêu cầu HS so sánh tính chất của nam châm và nam châm điện

-Yêu cầu HS nhận xét

-GV thống nhất ý kiến

* Tích hợp môi trường

-Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường.Các đường dây điện cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh,những người dân sống quanh đường điện cao thế có thể chị ảnh hưởng của từ trường này.Dưới tác dụng của từ trường mạnh,các vật đặt trong nó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng,sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể gây cho con người bị ảnh hưởng,căng thẳng,mệt mỏi.

-Để giảm thiểu các tác hại này cần xây dựng các đường điện cao áp xa khu dân cư

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Trường THCS Số 1 Đồng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2016
Ngày giảng: 24/02/2016
Tiết 25- Bài 23 :
TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ 
CỦA DÒNG ĐIỆN
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Mô tả một TN hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của một dòng điện.
- Mô tả TN hoặc một ứng dụng trong thực tế về một tác dụng hoá học của dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
 -Học sinh làm thành thạo các thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
- Ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn.
3. Thái độ:	
- Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng vào thực tế
- Hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề...
II. CHUẨN BỊ
1. Tài liệu giảng dạy
+ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo
+ Học sinh: SGK, SBT, VBT
2. Dụng cụ thí nghiệm:
* Chuẩn bị cho cả lớp:
+ 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, 1 vài vật nhỏ bằng sắt, thép.
+ 1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V( 4 pin 1,5V)
+ 1 ắc qui 12V hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế dùng lấy ra nguồn 1 chiều 12V, 
1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4
+ 1 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V
+ 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
+ Tranh vẽ phóng to H23.2 ( chuông điện )
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
+ 1 nam châm điện dùng pin;
+ 2 pin 1,5V trong đế lắp pin;
+ 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện;
+ 1 kim nam châm được đặt trên mũi nhọn;
+ Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 chuông điện, 1 bình điện phân (nhỏ)
III.Tiến trình bài dạy :
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1:Phát biểu nội dung kết luận về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện?
 Câu 2:Giải thích tại sao dây tóc bóng đèn thường làm bằng vonfram?
Đáp án: 
Câu 1: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thong thường đều làm cho mọi vật dẫn nóng lên, nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. Dòng điện có thể làm sáng bong đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Câu 2: Bộ phận dây tóc của bóng đèn thường làm bằng Von fram để không bị nóng chảy. nhiệt độ nóng chảy của vonfram lớn hơn nhiệt độ dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường
2.Giới thiệu bài mới	
Đặt vấn đề
GV cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở đầu chương 3
- Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
3.Nội dung bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu nam châm điện
MT:HS mô tả được cấu tạo và hoạt đông của nam cham điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Trước hết chúng ta nhớ lại tính chất từ của nam châm đã học ở lớp 5. Hãy cho biết nam châm có tính chất gì?
GV: đưa ra 1 nam châm đã được sơn màu để đánh dấu 2 cực.
GV: Tại sao người ta lại sơn màu khác nhau trên 2 nửa của thanh nam châm
GV: các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào.
GV: dùng mạch H23.1( SGK-63) giới thiệu về nam châm điện sau đó yêu cầu HS mắc mạch điện như H23.1 theo nhóm( nếu có điều kiện )
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
-Yêu cầu HS so sánh tính chất của nam châm và nam châm điện 
-Yêu cầu HS nhận xét
-GV thống nhất ý kiến
* Tích hợp môi trường
-Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường.Các đường dây điện cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh,những người dân sống quanh đường điện cao thế có thể chị ảnh hưởng của từ trường này.Dưới tác dụng của từ trường mạnh,các vật đặt trong nó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng,sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể gây cho con người bị ảnh hưởng,căng thẳng,mệt mỏi.
-Để giảm thiểu các tác hại này cần xây dựng các đường điện cao áp xa khu dân cư
-GV giới thiệu chuông điện và các bộ phận của nó
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tiến hành nhận dạng các bộ phận chính của chuông
-Yêu cầu HS trả lời C2,C3,C4
-Yêu cầu HS nhận xét
-GV thống nhất ý kiến
I. Tác dụng từ:
* Tính chất từ của nam châm:
HS: nhắc lại tính chất của nam châm
HS: quan sát màu sơn trên kim nam châm và thanh nam châm
HS: Để phân biệt 2 cực của nó
HS: cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau
HS: quan sát GV làm hoặc tự làm ( nếu có điều kiện ) và trả lời câu C1.
C1: 
a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi công tắc ngắt, đinh nhỏ rơi ra.
b. Một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây thì xảy ra hiện tượng ngược lại.
HS hoàn thành phần kết luận ( SGK- 63)
1.nam châm điện;
2.tính chất từ;
So sánh:Nam châm luôn có từ tính,nam châm điện chỉ có từ tính khi có dòng điện chạy qua
-HS nhận xét
-HS ghi chép vào vở
*Tìm hiểu chuông điện
HS nêu các bộ phận chính của chuông
C2
Khi đóng công tắc cuộn dây thành nam châm điện.Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông
→Chuông kêu
C3
Chỗ hở của mạch điện ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm
C4
Do mạch điện đóng ngắt liên tục
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện
MT:Nêu được thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học
GV giới thiệu các dụng cụ TN, mắc mạch điện H23.3( chưa đóng công tắc)
- Cho HS quan sát màu sắc ban đầu của 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện.
Đóng mạch điện cho đèn sáng.
-GV: Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện. Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao em biết?
-Yêu cầu HS nhận xét màu sắc của thỏi than so với ban đầu.
-GV thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng, hiện tượng này xảy ra chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
-Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận vào vở
II. Tác dụng hoá học:
* Thí nghiệm:
( SGK- 64 )
-HS làm việc cá nhân
Theo dõi GV , nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì ( màu đen )
C5: Đều là chất dẫn điện vì nó đều cho dòng điện đi qua. Biểu hiện là đèn sáng
C6:Sau TN, thỏi than được nối với cực âm được phủ một lớp đồng màu đỏ nhạt.
* Kết luận:
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng .
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
MT:HS nêu được hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng sinh lí
GV: nếu sơ ý để chạm bộ phận nào của cơ thể vào dòng điện có thể bị điện giật gây ra tai nạn. Vậy điện giật là gì?
GV đề nghị HS đọc phần 3 SGK và trả 
lời câu hỏi trên.
GV: Dòng điện đi qua cơ thể người có lợi hay có hại? cho ví dụ?
GV lưu ý cho HS: Không được tự mình chạm vào hoặc sửa chữa các thiết bị điện hoặc mạng điện trong nhà nếu không biết rõ cách sử dụng hoặc kỹ thuật sửa chữa.
III. Tác dụng sinh lí:
- HS nghiên cứu SGK
-HS: thường là có hại
VD: bị điện giật sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người
HĐ4: Củng cố, vận dụng (10’)
-Yêu cầu HS hoàn thành câu C7, C8?
-GV Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C7, C8
-GV Qua bài học ngày hôm nay các em đã nắm được những kiến thức gì?
-GV Đưa ra nội dung ghi nhớ trong SGK, yêu cầu HS nhắc lại
-Suy nghĩ và trả lời C7, C8
C7 - C ; C8 – D
-HS Trình bày vào VBT
-Trả lời câu hỏi của GV theo hiểu biết của mình
-HS Thực hiện theo yêu cầu của GV

File đính kèm:

  • docxBai_23_Tac_dung_tu_tac_dung_hoa_hoc_va_tac_dung_sinh_li_cua_dong_dien.docx