Giáo án Vật lý 7 - Tiết 19, Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát - Đặng Thị Hài

- Cho hs đọc lại thí nghiệm mục 2, tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thí nghiệm?

-Thông báo: Lưu ý khi thực hiện thí nghiệm cọ xát thước nhựa vào vải khô, thanh thuỷ tinh vào lụa phải cọ xát mạnh nhiều lần, 1 chiều.

- Từ kết quả thí nghiệm hãy điền từ thích hợp vào chổ trống của kết luận 1?

- Nhiều vật bị cọ xát có đặc điểm gì mà hút các vật khác? Các nhóm hãy thảo luận và đưa ra ý kiến dự đoán?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 19, Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát - Đặng Thị Hài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 19	 Ngày soạn: 02-01-2016
 Tiết: 19	 Ngày dạy: 04-01-2016	
CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đ nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
3.Thái độ: - Yêu thích môn học , ham hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Phô tô bảng ghi kết quả thí nghiệm cho các nhóm. 4 bộ đồ dùng cho các nhóm: 1 thước nhựa,1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông,1 quả cầu nhựa xốp,1 giá treo,11mảnh len, 1mảnh dạ,1 mảnh lụa, 1 số giấy vụn, 1 mảnh tôn, 1 bút thử điện.
2. HS: - Chép sẳn bảng ghi kết quả thí nghiệm 1 tr 48 SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:(1 phút). 7A1: 
 7A2:  
2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong bài mới.
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:(3 phút)
- Điện rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Để giải thích các hiện tượng vừa nêu -> chúng ta cùng nhau nghiên cứu chương III: Điện Học 
- Các em đã từng nghe thấy gì, nhìn thâý gì? Khi ta cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp váo những ngày thời tiết không ráo, hoặc vào những ngày thời tiết hành khô 
- Ngoài tự nhiên vào những ngày mưa ta quan sát hiện tượng sấm và chớp. Vậy nguyên nhân nào của hiện tượng này là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu cùng nhiên cứu bài hiện tượng nhiễm điện do cọ sát.
- HS làm theo yêu cầu của GV và đưa ra ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện nhiều vật cọ xát có trính chất mới hút vật khác:
(19 phút)
- Cho hs đọc lại thí nghiệm mục 2, tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thí nghiệm?
-Thông báo: Lưu ý khi thực hiện thí nghiệm cọ xát thước nhựa vào vải khô, thanh thuỷ tinh vào lụa phải cọ xát mạnh nhiều lần, 1 chiều. 
- Từ kết quả thí nghiệm hãy điền từ thích hợp vào chổ trống của kết luận 1?
- Nhiều vật bị cọ xát có đặc điểm gì mà hút các vật khác? Các nhóm hãy thảo luận và đưa ra ý kiến dự đoán?
- Chúng ta hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên. Các nhóm hãy đề xuất phương án kiểm tra của nhóm mình?
- Cho hs hơ nóng thước nhưạ vào đèn cồn=> sau đó cho thước nhựa gần vụn giấy, vụn nilông 
- Cho báo cáo kềt quả thí nghiệm?
- Cho hs quan sát hình 17.1a; 17.1b, sau đó đọc y/c của TN tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV?
- Hoạt động nhóm quan sát, tiến hành làm thí nghiệm 
1. khi đưa đầu thước nhựa lại gần vụn giấy viết, vụn giấy ni long hay quả cầu bằng xốp không có hiện tượng gì 
2. Sau khi cọ sát thước nhựa vào mảnh vải khô, đưa lại gần vụn giấy viết, vụn giấy nilon hay quả cầu xốp có hiện tượng thước nhựa hút các mẩu vụn trên. 
- Trả lời kết quả vào bảng. 
Kết luận: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năg hút các vật khác 
- Dự đoán:
+ Khi cọ xát vật bị nóng lên nên có khả năng hút các vật khác. 
+ Khi cọ xát vat trở thành nam châm. 
+ Khi cọ xát vât tích điện 
- Các nhóm tiến hành kiểm tra dự đoán:
+ Ap các vật vào chậu nước nóng, hoặc hơ vào đèn cồn, bếp điện .
Nhận xét: Thước nhựa không hút các vụn giấy. vậy dự đoán thứ nhất và dự đoán thứ 2 là sai 
I. Vật nhiễm điện:
1) Thí nghiệm:
Vật bị cọ xát
Vụn giấy viết
Vụn niông
Quả cầu nhựa xốp
Thước nhựa
Hút
Hút
Hút
Thanh thuỷ tinh
Hút
Hút
Hút
Mảnh ni lông
Hút
Hút
Hút
Mảnh phim nhựa
Hút
Hút
Hút
2) Kết luận 1 : Nhềù vật sau khi cọ xát có khả năg hút các vật khác 
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm vật bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện (bị nhiễm điện hay mang điện tích):(10 phút)
- Cho hs đọc nội dung cách TN, để kiểm tra dự đoán 3?
- Cho các nhóm thảo luận kết luận 2?
- Thông báo: các vật sau khi cọ xát có khả năng.hút các vật khác hoặc có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
- Đọc và tiến hành làm TN kiểm tra dự đoán đoán 3. 
Kết luận: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
- HS thu thập thông tin.
3) Thí nghiệm: sgk
4) Kết luận 2: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
* Có thể làm nhiễm điện cho các vật bằng cách cọ sát 
* Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng của bút thử điện.
Hoạt động 4: Vận dụng:(10 phút) 
- Cho hs trả lời câu hỏi C1?
- Cho hs trả lời câu hỏi C2?
- Cho hs trả lời câu hỏi C3?
- C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, do đó tóc bị lược kéo thẳng ra 
- C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt quay cọ xát mạnh vào không khí => do đó bị nhiễm điện vì vây cánh quạt hút bụi ở gần quanh nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất. Do đó mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám váo mép cánh quạt nhiều nhất. 
- C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn hoặc bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện vì thế chúng hút các bụi vải hoặc các bụi bông
II.Vận dụng: 
C1 : Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, do đó tóc bị lược kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt quay cọ xát mạnh vào không khí => do đó bị nhiễm điện vì vây cánh quạt hút bụi ở gần quanh nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất. Do đó mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám váo mép cánh quạt nhiều nhất. 
C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn hoặc bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện vì thế chúng hút các bụi vải hoặc các bụi bông.
IV. Củng cố:(1 phút) 
- Gọi một đến 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK? 
V. Hướng dẫn về nhà:(1 phút) 
- Y/c hs đọc phần ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết 
- Làm bài tập 17.1 đến 17.2 SBT.
- Xem trước bài 18 SGK để chuẩn bị các dụng cụ cho tiết tới.
VI. Rút kinh nghiệm: 
......................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan_19_Tiet_19_Ly_7.doc