Giáo án Vật lý 7 - Tiết 14 đến 34 - Năm học 2018-2019

A . Mục tiêu

1.KT:- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học.

2KN:- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích các hiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản.

3TĐ:- Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

4.Phát triển năng lực HS ở nhiều đối tượng.

B . Chuẩn bị

- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập

- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.

C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định

 

doc56 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 14 đến 34 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác dụng sinh lý của dòng điện. III- Tác dụng sinh lý
- Yêu cầu HS tự đọc phần .Tác dụng sinh lý,và trả lời câu hỏi:Điện giật là gì? 
- Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Khi nào có lợi, có hại?
- HS tự đọc mục III- Tác dụng sinh lí và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu.
4. Củng cố- Dòng điện có những tác dụng gì? GV cho HS làm C7, C8
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và làm bài tập 23.1 đến 23.4 (SBT), đọc phần chưa biết .
	- Chuẩn bị các nội dung đã học cho giờ ôn tập, giờ sau nữa kiểm tra 1 tiết.	 
6.Kinh nghiệm: 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 11-3-18 Ngày giảng: 12-3-18 
Tuần 27
Tiết 27 ÔN TẬP
A . Mục tiêu
1.KT:- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học. 
2KN:- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích các hiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản.
3TĐ:- Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4..Phát triển năng lực HS ở nhiều đối tượng.
B . Chuẩn bị
- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Nêu các tác dụng của dòng điện? ví dụ ? : Chữa bài tập 23.1 và 23.3 (SBT)
3.TH: Tổng hợp kiến thức, xác định trọng tâm, vận dụng kiến thức giải bài tập định tính, định lượng
HS1
- nghe
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức thức cơ bản
-GV đưa ra hệ thống câu hỏi 
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm ( vật mang điện tích) có khả năng gì?
Câu 2: Có những loại điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa các loại mang điện tích? Quy ước vật nào mang điện tích dương? Vật nào mang điện tích âm?
Câu 3: Khi nào một vật mang điện tích dương? Khi nào vật mang điện tích âm? 
Câu 4: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
Câu 5: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy ví dụ?
Câu 6: Dòng điện là gì? So sánh với đặc điểm của dòng điện trong kim loại ?
Câu 7: Quy ước chiều dòng điện? So sánh với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại? 
Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào? Ví dụ.
– HS trả lời và thảo luận trả lời.
-cọ xát
-+, - cung loại dẩy nha, khác loại hút nhau.Thủy tinh cọ xát lụa sau khi cọ xát thủy tinh nhiểm điện+, mất e.
-4 ý SGK
-SGK.
-Khác có hướng.
-SGK
Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng
Câu 9: Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả như thế nào?
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích 79+ (e là điện tích của một êlectrôn) Hỏi: a) Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectrôn xung quanh hạt nhân? Giải thích?
 b) Nếu nguyên tử vàng nhận thêm hoặc mất bớt đi 2 electrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Khi đó nguyên tử vàng mang điện tích gì?
Câu 11: Hai quả cầu nhẹ A, B được treo gần nhau bằng sợi chỉ tơ, chúng hút nhau và hai sợi chỉ bị lệch. Hỏi các quả cầu bị nhiễm điện như thế nào? Hãy phân tích các trường hợp có thể xảy ra.
Câu 12: Cọ xát mảnh Pôliêtilen vào len, mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn?
Câu 13: Vẽ sơ đồ mạch điện.có dùng mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước?
Câu 14: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin (khoá K đóng). Xác định chiều dòng điện trong mạch.
Câu 15: Trong các hình vẽ sau, nguồn điện được dấu trong hộp kín. Dựa vào chiều dòng điện, hãy xác định các cực của nguồn điện trong mỗi mạch điện.
Câu 16: cho 3 vật nhiểm điện A,B,C.Nếu A đẩy B, B hút C khi đặt gần nhau.Vậy A và C nhiễm điện ?
 Câu 17. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
Câu 18 Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
Câu 19 Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
-2 vật nhiểm điện
-79 e.nguyên tử trung hòa
-điện tích 0 đổi, mất e mang điện tích +.
-trái dấu,
-Pôliêtilen nhận thêm e.
-trái dấu
-trái dấu hút nhau lợi sơn
-Khi xe cọ xát với không khí trở thành vật nhiễm điện và truyền xuống đất nhờ dây sắt
-bảo vệ môi trường vì vật nhiễm điện có khả năng hút vật nhẹ khác
4.Củng cố
- Khắc sâu lại những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 3.Giải lại các bài tập trong sách bài tập.Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra1 tiết
6.Kinh nghiệm: 
********************************
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 18-3-18 Ngày giảng: 19-3-18 
Tuần 28
Tiết 28 KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn : Lý 7
 Học kỳ II năm học 2017-2018
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: + Kiểm tra kiến thức của HS từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 27 theo PPCT.
 2. Kĩ năng:+ Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của HS để giải bài tập định tính, định lượng có liên quan.
 3. Thái độ:+ Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
	Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. (40% TNKQ, 60% TL)
III. MA TRẬN ĐỀ
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
T.số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT (1,2)
VD
(3,4)
LT
(1,2)
VD
(3,4)
1. Hiện tượng nhiễm điện.
2
2
1,6
0,4
22,9
5,7
2. Dòng điện. Nguồn điện.
1
1
0,8
0,2
11,4
2,8
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 
Dòng điện trong kim loại.
1
1
0,8
0,2
11,4
2,8
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
1
1
0,8
0,2
11,4
2,8
5. Các tác dụng của dòng điện.
2
2
1,6
0,4
22,9
5,7
Tổng
7
7
4,8
4,4
80
20
2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Cấp độ
Nội dung 
(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1, 2 (Lý thuyết)
1. Hiện tượng nhiễm điện.
22,9
2,7 ≈ 3
3
0
2. Dòng điện. Nguồn điện.
11,4
1,36 ≈ 1
1
0
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 
Dòng điện trong kim loại.
11,4
1,36 ≈ 1
1
0
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
11,4
1,36 ≈ 1
0
1
5. Các tác dụng của dòng điện.
22,9
2,7 ≈ 3
0
0
Cấp độ 3, 4 (Vận dụng)
1. Hiện tượng nhiễm điện.
5,7
0,68 ≈ 1
0
1
2. Dòng điện. Nguồn điện.
2,8
0,33 ≈ 0
0
1
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại.
2,8
0,33 ≈ 0
0
1
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
2,8
0,33 ≈ 0
0
0
5. Các tác dụng của dòng điện.
5,7
0,68 ≈ 1
0
1
Tổng
100
12
	3. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Hiện tượng nhiễm điện.
2 tiết
1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
2. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
 3. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
4. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
5. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
-Xác định vật nhiễm điện.
Giải thích được lợi ích vật nhiếm điện
Số câu hỏi
1
1
2
4 
Số điểm
0,5
0,5
2
3
2. Dòng điện. Nguồn điện.
1 tiết
6. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
7. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
8. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
9. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
10. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
1
0,5
1.5
3. VL dẫn điện và VL cách điện. Dòng điện trong KL.
1 tiết
11. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 
12. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
13. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Liên hệ thực tế vật liệu dẫn điện, cách điện
Số câu hỏi
1
1
2 
Số điểm
0.5
1,0
1.5 
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. 1 tiết
14. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
15. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
16. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
17. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
18. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
Số câu hỏi
1
1 
Số điểm
1
1
5. Các tác dụng của dòng điện. 2 tiết
19. Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
20. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
Đèn LED cho dòng điện đi theo 1 chiều nhất định
Số câu hỏi
3
1
1
4 
Số điểm
1,5
1,0
1
2,5 
TS câu hỏi
5 
5
5
15
TS điểm
3
4
3
10 
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : Môn: Lý 7
Điểm 
Lời phê
Đề I) I:TNKQ:4đ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi câu:0,5đ
Câu 1: Vật bị nhiễm điện là vật:
A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.
C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. không có khả năng đẩy, hút các vật nhẹ khác.
Câu 2: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:
A. Máy sấy tóc B. Nam châm điện
C. Bàn là điện D. Nam châm vĩnh cửu
Câu 3Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ?
A. Dòng điện làm nóng bầu quạt.	 B. Dòng điện làm nóng đế bàn là.
C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước.	 D. Dòng điện làm nóng máy điều hòa.
Câu 4: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận nào dưới đây?
A. Ruột ấm nước điện.	 B. Công tắc.
B. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình.	 D. Đèn báo của tivi.
Câu 5:Vật dẫn điện là những vật sau:
A.vàng, thuỷ tinh, nước muối, than đá. B.Sắt, thép, không khí, vàng ,nhôm.
C.vàng, đồng, nước muối, than đá. D. kẻm, đồng, chì , sắt, nhựa.
Câu 6: Có 3 vật nhiễm điện A,B,C: Nếu A đẩy B, B hút C thì:
A. A và C có điện tích cùng dấu B. A và C có điện tích khác dấu
C. A và B có điện tích khác dấu D. B và C trung hoà về điện
Câu 7. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy B. Bếp điện
C. Ắc quy D. Đèn pin
Câu 8:. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện để :
A. Mạ kim loại B. Làm chuông điện
C. Chế tạo loa D. Đốt nóng bóng đèn
II. Tự luận :6đ
Câu 9(1đ). Dòng điện là gì?
Câu 10 (1đ). Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (2pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
Câu11(1đ)Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
Câu12(1 đ) Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
Câu13(1 đ)Cho ví dụ chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.Ứng dụng của nó.
Câu14 (1 đ)Thủy tinh cọ xát với lụa sau khi cọ xát thủy tinh nhiễm điện dương.Vậy electron đi từ vật nào sang vật nào?Điện tích có bị mất đi không?
 ĐÁP ÁN
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
B
B
B
D
C
B
C
A
Câu 9 Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích
Câu 10
Câu 11 Để vật sơn và vật cần sơn hút nhau .Vì 2 vật nhiễm điện trái dấu thì hút nhau nhằm giảm tiêu hao sơn.
Câu 12Vì vật nhựa là vật cách điện nên dòng điện không truyền qua người gây ra điện giật.
Câu 13Cho dòng điện chạy qua sợi đốt bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao phát sáng.làm sợi đốt bóng đèn.
Câu14 Electron đi từ thủy tinh sang lụa. Điện tích không mất đi.
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : Môn: Lý 7
Điểm 
Lời phê
Đề I
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 2đ
1. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì:
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi 
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
 C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi 
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
 A. C và A có điện tích cùng dấu B. A và B có điện tích cùng dấu
 C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. B và C trung hoà về điện
3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy B. Bếp điện
 C. ác quy D. Đèn pin
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây không sáng?
 A. Đ1 và Đ2 k 1 3
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 2 4
 D. Đ1 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: vải, giấy, không khí, vàng, thuỷ tinh, nước muối, than đá, gỗ khô, cao su, sắt, thép. (1đ)
Vật dẫn điện
Vật cách điện
II. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 7đ
1. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
2. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, 1 khoá K đóng, dây dẫn ,bóng đèn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
3. Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
4. Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
5.Dòng điện có những tác dụng gì ?Cho ví dụ chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.Ứng dụng của nó .
6.Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử.
BÀI LÀM
...
...
...
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : Môn: Lý 7
Điểm 
Lời phê
Đề II
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 2đ
1. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
 A. C và A có điện tích cùng dấu B. A và B có điện tích cùng dấu
 C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. B và C trung hoà về điện
2. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy B. Bếp điện
 C. ác quy D. Đèn pin
3. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
4.Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:
A.Làm tê liệt thần kinh , B.Làm quay kim nam châm .
C. Làm nóng dây dẫn D.Hút các vụn giấy 
5. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp (1đ)
 A. Dòng điện chạy qua cơ thể làm giật các cơ.
 B. Màn hình ti vi đang hoạt động.
 C. Rơ le nhiệt.
 D. Mạ vàng đồ trang sức.
 E. Máy giặt đang hoạt động.
 F. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 7đ
1. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
2. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện 2 pin, 1 khoá K đóng,bóng đèn, dây dẫn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
3. Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
4. Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
5.Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử.
6.Ở trạng thái bình thường nguyên tử clo có 17e ở xung quanh hạt nhân vì lí do nào đó nguyên tử này mất 2e ,nguyên tử đó mang điện tích gì? Giải thích .
BÀI LÀM
...
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : Môn: Lý 7
Điểm 
Lời phê
Đề III
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 1đ
1. Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây đúng?
 A. Chỉ có thanh êbônít bị nhiễm điện 
 B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện
 C. Cả thanh êbônít và miếng len bị nhiễm điện 
 D. Không có vật nào bị nhiễm điện
2. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
 B. Quả cầu không bị nhiễm điện, thước nhựa bị nhiễm điện
 C. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
 D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
3. Trong các trường hợp sau, dòng điện chạy trong những vật nào?
 A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động
 C. Bóng đèn của bút thử điện đặt trên bàn D. Một viên pin đặt trên bàn
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây không sáng?
 A. Đ1 và Đ2 k 2 4
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 1 3
 D. Đ1 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: bạc, thuỷ tinh, dung dịch đồng sunfat, nhựa, nhôm, than chì, nilông, bêtông.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
II- Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 7đ
1. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
2. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin (khoá K đóng) và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
3. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
4. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc có bị nhiễm điện không và bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlêctrôn dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Điện tích của hạt nhân nguyên tử tóc và lược nhựa có thay đổi không?
5.Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử.
6.Nêu các tác dụng của dòng điện .Cho ví dụ chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.
BÀI LÀM
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : Môn: Lý 7
Điểm 
Lời phê
Đề IV
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
 B. Quả cầu không bị nhiễm điện, thước nhựa bị nhiễm điện
 C. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
 D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
2. Trong các trường hợp sau, dòng điện chạy trong những vật nào?
 A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động
 C. Bóng đèn của bút thử điện đặt trên bàn D. Một viên pin đặt trên bàn
3. Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
4.Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:
 A.Làm tê liệt thần kinh , B.Làm quay kim nam châm .
 C. Làm nóng dây dẫn D.Hút các vụn giấy 
5. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng chính của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Dòng điện chạy qua cơ thể làm co giật các cơ B. Đèn led trong rađiô
 C. Nồi cơm điện D. Mạ kim loại
 E. Máy bơm nước đang hoạt động F. Màn hình vi tính
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II- Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
2. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin (khoá K đóng) và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
3. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
4. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc có bị nhiễm điện không và bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlêctrôn dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Điện tích của hạt nhân nguyên tử tóc và lược nhựa có thay đổi không?
5. Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử.
6.Ở trạng thái bình thường nguyên tử vàng có 79e vì lí do nào đó nguyên tử còn 75e .Nguyên tử đó mang điện tích gì ? Giải thích.
BÀI LÀM
E- Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.A 2.B 3.C 4.D 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
 Vật cách điện: vải, giấy, không khí, gỗ khô, cao su, thuỷ tinh.
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B,F
A
II.( 6 điểm): 
9. (1,5 điểm): Vì các 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_7_tiet_14_den_34_nam_hoc_2018_2019.doc