Giáo án Vật lý 7 tiết 1 bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

 Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.

I/ Mục tiêu:

1/Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2/Kĩ năng: Phân biệt được nguồn sáng, nêu thí dụ.

3/Thái độ(Giáo dục): Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế.

4/ Lồng ghép: Tránh ít tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, nó gây hại cho mắt

II/ Chuẩn bị:

 1.GV: Đèn pin, bảng phụ.

2.HS: Mỗi nhóm 1 hộp kín có đèn pin (H 1.2a), pin dây nối công tắc.

III/ Phương pháp:

 -Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.

IV/Tiến trình:

1) Ổn định :

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Giảng bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 1 bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I: QUANG HỌC
* Mục Tiêu Chương
1/ Kiến thức:
 -Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 
 -Nêu được thí dụ về nguồn sáng,vật sáng.
Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng.
Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song. 
Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
-Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:là ảnh ảo, bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.
Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng &ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới // thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc biến chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành chùm tia phản xạ // .
2/ Kỹ năng:
Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng(tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối,nhật thực nguyệt thực,.
Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ,góc tới,góc phản xạ,pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng,& ngược lại,theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
3/ Thái độ:
 -Nghiêm túc, chăm chỉ, dần dần có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và công lao của các nhà khoa học.
-Trung thực, khách quan; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác trong việc quan sát, thu thập thông tin và thực hành thí nghiệm.
-Vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng, nhà trường.
 Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2/Kĩ năng: Phân biệt được nguồn sáng, nêu thí dụ.
3/Thái độ(Giáo dục): Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế.
4/ Lồng ghép: Tránh ít tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, nó gây hại cho mắt
II/ Chuẩn bị: 
 1.GV: Đèn pin, bảng phụ.
2.HS: Mỗi nhóm 1 hộp kín có đèn pin (H 1.2a), pin dây nối công tắc.
III/ Phương pháp:
 -Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.
IV/Tiến trình:
1) Ổn định : 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Giới thiệu chương.
- Một người không bị bệnh tật gì về mắt, có khi nào mở mắt ra mà không thấy được vật để trước mắt không? (có )
- Khi nào nhìn thấy một vật? (khi có ánh sáng).
+ GV cho học sinh quan sát gương xem miếng bìa viết chữ gì? ( chữ mít )
- Aûnh trong gương có tính chất gì?(Sẽ học trong chương)
* GV giới thiệu 6 vấn đề sẽ tìm hiểu trong chương I.
* Hoạt động 2: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
+ GV: bật đèn pin ( h 1.1).
+GV: Ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? vì sao ?
 -HS: Không, vì ánh sáng không chiếu trực tiếp từ đèn pin vào măt ta.
+GV:Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
* Hoạt động 3: Khi nào mắt nhận biết được ánh sáng ?
+ GV:yêu cầu HS đọc SGK:“ Quan sát và thí nghiệm “
- HS:Đọc và trả lời phần quan sát &thí nghiệm,trả lời C1 
+ GV: giúp HS rút ra câu kết luận.
+ GV:Vậy trong điều kiện nào thì ta nhìn thấy 1 vật ?
*Hoạt động 4: Điều kiện nào ta nhìn thấy 1 vật.
+ GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.2a.
-HS: Từng nhóm thảo luận và trả lời C2.
+ GV: giúp HS rút ra câu kết luận chung. ( vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta ).
*GDMT: Ở các thành phố lớn,do các cao tầng che chắn nên HS thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều có hại cho mắt. Để làm giảm các tác hại này, HS cần phải có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
 * Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
+ GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời C3.
-HS: thảo luận nhóm và trả lời C3.
+ GV:thông báo nguồn sáng, vật sáng là gì.
+ GV: gọi HS cho VD một số nguồn sáng, vật sáng.
4) Củng cố:
+GV:Gọi HS trả lời câu C4,C5? 
-HS: Trả lời cá nhân & thống nhất ở lớp.
+ GV: yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ 
+ GV: yêu cầu HS làm bài tập trong SBT 1.1 .
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Nhận biết ánh sáng:
* Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II. Nhìn thấy một vật: 
* Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
III. Nguồn sáng và vật sáng : 
C3. Dây tóc đèn đang sáng tự nó phát ra ánh sáng, mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó .
* Kết luận:Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
-Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó,gọi chung là vật sáng
- Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng: vật tự phát ra ánh sáng hoặc hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó.
IV.Vận dụng:
 C4. Thanh đúng, vì tuy đèn có bật sáng nhưng không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt nên không nhìn thấy.
C5. Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành 1 vệt sáng mà ta nhìn thấy được. 
BT 1.1 SBT Câu C.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài: Phần ghi nhớ, vận dụng vào thực tế, làm bài tập1.2=>1.5 ở SBT
 - Hoàn chỉnh các câu hỏi từ C1=>C5.Đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Xem trước bài “ Sự truyền ánh sáng “
.

File đính kèm:

  • docBai_1_Nhan_biet_anh_sang__Nguon_sang_va_vat_sang_20150725_092048.doc