Giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm

Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.

 Mục tiêu.

 Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

 Kĩ năng: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : . . . . – tiết PPCT : 12
Ngày dạy: . . . . . . Bài 11 
ĐỘ CAO CỦA ÂM
 1/. Mục tiêu..
Kiến thức: 
 – HS biết: Âm cao (bổng) cĩ tần số lớn
 – HS hiểu: Âm thấp (trầm) cĩ tần số nhỏ.
Kĩ năng: 
 – HS thực hiện được: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật 
 – HS thực hiện thành thạo: Vận dụng kiến thức bài học để làm bài tập. 
 1.3.Thái độ: 
 – Thĩi quen: Nghiêm túc trong học tập , có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
 – Tính cách: Bảo vệ môi trường sống.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật
 - Nhận biết được âm cao (bổng) cĩ tần số lớn, âm thấp (trầm) cĩ tần số nhỏ.
3.Chuẩn bị: 
 3.1. Giáo viên: giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn, 1 tấm bìa mỏng.
 3.2. Học sinh: 1 lá thép mỏng gắn chặt vào hộp gỗ rỗng.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
7A1: ..
7A2: ..
7A3: ..
 4.2/. Kiểm tra miệng
 Câu 1)- Nêu đặc điểm chung của nguồn âm?(5đ) 
 Làm BT 10.1 và 10.2 trong SBT (2đ )
 Câu 2) - Giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng ?(2đ)
 Câu 3): Tần số cĩ đơn vị gì?.(1đ)
 1) + Các vật phát ra âm đều dao động.
 + BT 10.1: Câu D
 + BT 10.2: Câu D
Vì khi ta nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho dây âm thanh dao động phát ra âm.
Héc (Hz)
 4.3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3đ)
* Gv đặt vấn đề như đầu bài SGK.
Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số .
 Mục tiêu: Tìm hiểu dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số
Thí nghiệm 1 : (H11.1) 
Gv giới thiệu thí nghiệm : Hs đếm số dao động của con lắc trong 10 giây và tính số dao động của con lắc.
Hs nhóm thí nghiệm : Tính số dao động của từng con lắc trong 10 giây – điền vào bảng C1
* Gv thông báo khái niệm tần số và và đơn vị tần số 
- C2: Hãy cho biết tần số dao động mỗi con lắc? Con lắc nào có tần số lớn hơn? 
+ Con lắc có dây ngắn hơn có tần số dao động lớn hơn
- Hs:Nhóm thảo luận rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
 Mục tiêu..
 Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) cĩ tần số lớn, âm thấp (trầm) cĩ tần số nhỏ.
 Kĩ năng: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật
* Thí nghiệm 2 : (H11.2)
 - Gv giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm 2
 + Hs làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C3 C3: chậm, thấp; nhanh, cao
*Thí nghiệm 3 : 
 Gv làm thí nghiệm trước 
 Nhóm hs: làm thí nghiệm và lắng nghe âm phát ra khi đĩa quay chậm, đĩa quay nhanh.
 + Nhóm thảo luận và trả lời C4 
* Gv hướng dẫn đi đến kết luận SGK.
Dao động càng nhanh (hoặc chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
 * Giáo dục mơi trường sống: 
 (Giáo dục việc vận dụng kiến thức của bài để sản xuất ra dụng cụ đuổi muỗi) 
Gv: trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
 Một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có một số biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa thường dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn dông bão.
? Em hãy nêu một số con vật nhạy cảm với hạ âm để nhận biết các cơn dông bão?
 Hs: con cóc nó kêu, kiến gió di chuyển thành đàn
Gv: con dơi phát ra siêu âm để săn muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra.
? Vì vậy người ta chế tạo ra máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để làm gì?
 Hs: để đuổi muỗi.
I/ Dao động nhanh, chậm- tần số:
Thí nghiệm 1 : (H11.1) 
C1: 
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh?
Con lắc nào dao động chậm?
Số dao động trong 10s
Số dao động trong 1 giây.
a
Dao động chậm hơn
Tuỳ thí nghiệm
b
Dao động nhanh hơn
C2/. Con lắc có dây ngắn hơn có tần số dao động lớn hơn
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là hec, kí hiệu : Hz
Nhận xét: Dao động càng nhanh (hoặc chậm) , tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ)
II/ Âm cao ( âm bổng), âm thấp (âm trầm) 
 * Thí nghiệm 2 : (H11.2)
C3: chậm, thấp; nhanh, cao
 *Thí nghiệm 3 : 
 C4: chậm. ,thấp,  nhanh.., cao
 * Kết luận: Dao động càng nhanh (hoặc chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
 4.4. Tổng kết : 
 Cho cá nhân Hs suy nghĩ trả lời câu C5?
Cho Hs trả lời câu C6?
Cho Hs làm TN trả lời câu C7?
Gv cho hs đọc mục “có thể em chưa biết”. 
C5: - Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
 - Vật có tần số 70Hz phát ra âm nhanh hơn.
C6: - Khi vặn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp (trầm) , tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
C7: Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành bìa.
+Hs: đọc phần có thể em chưa biết
 4.5. Hướng dẫn học tập :
	* Đối với bài học ở tiết này.
 + Học thuộc phần ghi nhớ 
 + Hoàn chỉnh từ câu C1 -> C7 vào vở BT.
 + Làm BT 11.2 à 11.4 /SVBT
 + Hd: 11.4 con muỗi và con ong đất con nào có tần số vỗ cánh nhiều hơn.
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : “ Độ to của âm” tìm hiểu trước 
 + Âm to - âm nhỏ- biên độ dao động
 + Độ to của một số âm.
5. PHỤ LỤC : 

File đính kèm:

  • docbai 11.doc