Giáo án Vật lý 6 - Tiết 20, Bài 16: Ròng rọc - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của ròng rọc
- Yêu cầu học sinh xét 2 yếu tố của lực kéo vật
+ Hướng
+ Cường độ của lực
- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm
Hỏi: nêu phương án kiểm tra, đồ dùng cần thiết
- GV hướng dẫn học sinh cách lắp thí nghiệm
Trả lời câu hỏi C2: ghi kết quả thí nghiệm
GV: lưu ý học sinh: cách tiến hành thí nghiệm để khối trụ không thể rơi
Tổ chức cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời C3
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi C4
Ngày soạn: 05/01/2014 Tuần 20 Tiết 20 Bài 16: Ròng rọc I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ròng rọc động và ròng rọc cố định. - Biết tác dụng của ròng rọc: + Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. + Ròng rọc động giúp làm kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 2. Kỹ năng: Nêu được một ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế và chỉ ra được lợi ích của nó. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào thực tế đời sống. II. Chuẩn bị: GV: Cho mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ 5N 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động Dây vắt qua ròng rọc, giá thí nghiệm HS : Học bài và soạn bài ở nhà. III. các bước lên lớp: 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Lấy ví dụ sử dụng đòn bẫy trong cuộc sống, chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẫy này, cho biết vai trò của đòn bẫy - Chữa bài tập 15.1; 15.2 3. Bài mới: Hoạt động cảu thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc GV: treo H16.2 ab lên bảng - GV mắc 1 bộ ròng rọc động, ròng rọc cố định trên bàn GV - Yêu cầu học sinh đọc sách mục I và quan sát hình vẽ 16.2 ròng rọc trên bàn giáo viên để trả lời câu hỏi C1 I. Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc Học sinh: nghiên cứu SGK đ yêu cầu nêu được: + Một bánh xe có rãnh quay quanh một trục, có móc treo - Rút ra kết luận, ghi vỡ Gồm 2 loại đ Ròng rọc động Ròng rọc cố định Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của ròng rọc - Yêu cầu học sinh xét 2 yếu tố của lực kéo vật + Hướng + Cường độ của lực - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm Hỏi: nêu phương án kiểm tra, đồ dùng cần thiết - GV hướng dẫn học sinh cách lắp thí nghiệm đ Trả lời câu hỏi C2: ghi kết quả thí nghiệm GV: lưu ý học sinh: cách tiến hành thí nghiệm để khối trụ không thể rơi Tổ chức cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời C3 - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi C4 - GV chốt lại đ học sinh ghi vỡ - GV gọi học sinh nhắc lại kết luận Hoạt động 3 : Vận dụng - GV gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu học sinh trả lời C5, C6 - Đối với câu C6 Chỉ yêu cầu HS 6A II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào 1/ Thí nghiệm Học sinh: thảo luận nhóm + Nêu phương án + Chọn dụng cụ - Cử đại diện các nhóm trình bày - Học sinh nhận dụng cụ tiến hành thí nghiệm đcử đại diện đọc kết quả và lưu vào phiếu học tập 2/ Nhận xét Học sinh: trình bày kết quả thảo luận câu hỏi C3 đ các nhóm có thể bổ sung 3/ Rút ra kết luận III. Vận dụng: - Hai học sinh nhắc lại kết luận - Cá nhân học sinh vận dụng trả lời C5; C6; C7 4. Củng cố: - Hỏi: sử dụng ròng rọc ở H16.6 giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? - GV giơí thiệu về palăng, nêu tác dụng của palăng - Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa đ dùng palăng H16.7 có lợi gì - Dùng ròng rọc có lợi ích gì? - Khi nào ta nên sử dụng ròng rọc? - Chữa bài tập 16.1 -> 16.5 ( bài 16.3-> 16.5 Dành cho HS 6A) 5. Hướng dẫn: - Học bài theo SGK kết hợp vở ghi. - Lấy 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống hàng ngày - Làm bài tập 16.6 đ SBT - Xem trước bài tổng kết chương II iv. rút kinh nghiệm 1. Ưu điểm: ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 2. Khuyết điểm: ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 3. Hướng khắc phục. ...................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... DUYỆT CỦA TỔ CM ....................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 20.doc