Giáo án Vật lý 6 - Chương II: Nhiệt học

Bài 25. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tt)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất.

- Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược lại với quá trình nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.

2. Kỹ năng:

- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc

- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.

- Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ đường biểu diễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học: Một bảng phụ có kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm 25.1 SGK.

2. Phương pháp: Đàm thoại – thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

 

doc31 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Chương II: Nhiệt học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thoại.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
3. Bài Mới:
Vào bài: (2 phút) như SGK/68
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu nhiệt kế (15’)
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 22.1 và 22.2.
- GV: Yêu cầu HS trả lời C1
- GV: Tổng hợp ý kiến, đưa ra kết luận chung câu C1
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 22.3 và 22.4 trả lời C2
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận câu C2
- GV: Treo hình 22.5 yêu cầu HS trả lời C3, C4.
- GV: Tổng hợp ý kiến đưa ra kết luận chung cho câu C3 và C4.
- GV cung cấp: Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Trong dạy học người ta thường sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu. Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệt giai Xenxiut (3’)
- GV: Giới thiệu nhiệt giai xenxiut và nhiệt giai Farenhai
- GV: Cho HS quan sát nhiệt kế rượu trên đó có ghi 2 thang nhiệt giai.
Hoạt động 3. Vận dụng (5’)
- GV: Cho HS làm các bài tập 22.2, 22.3, 22.6, 22.7 SBT
- HS: Làm TN theo hướng dẫn cùa GV.
- HS: Trả lời C1
a) Nhúng vào bình a: có cảm giác lạnh
Nhúng vào bình c: Có cảm giác nóng.
b) Ngón tay trỏ phải có cảm giác nóng. Ngón tay trỏ trái có cảm giác lạnh.
→ Cảm giác không đánh giá chính xác được về nhiệt độ.
- HS: Quan sát và trả lời C2
+ Hình 22.3: để xác định móc nước đang sôi 1000C
+ Hình 22.4: để xác định mốc nước đá đang tan 00C 
→ Vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
- HS: Hoàn thành bảng 22.1
C4: Gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Quan sát nhiệt kế rượu.
- HS: Vận dụng làm bài tập.
1. Nhiệt kế
C1
- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
C2
C3
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế.
C4
2. Nhiệt giai
a) nhiệt giai Xenxiut
Lấy mốc nước đá đang tan ở 00C và nước đang sôi ở 1000C và chia ra 100 phần bắng nhau. (mỗi phần 10C)
b) Nhiệt giai Farenhai
đọc thêm
3. Vận dụng
IV. CỦNG CỐ: (3 phút)
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài để HS nắm.
- Gọi 1 HS đọc phần có thể em chưa biết.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút)
- Học ghi nhớ và làm bài tập SBT.
- Xem trước tiết sau thực hành.
Tuần: 26	 Ngày soạn: 27/02/2014
Tiết PPCT: 26	 Lớp: 6
Bài 23. THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kỹ năng: 
- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này.
- Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.
2. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, trung thực và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 cốc thủy tinh, 1 giá treo, 1 đèn cồn, bông y tế, 1 đồng hồ.
2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, chia lớp thành 4 nhóm (2 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Nhiệt kế, nhiệt giai là gì? Có mấy loại nhiệt giai? Nêu đơn vị của các loại nhiệt giai này.
3. Bài Mới:
Vào bài: (2 phút) Các em đã được hoc các loại nhiệt kế, hôm nay cúng ta sẽ thực hành sử dụng các nhiệt kế đo nhiệt độ. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Kiểm tra dụng cụ (5’)
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà.
- GV: Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm thí nghiệm ở mỗi nhóm.
- GV: Nhắc nhở HS về thái độ cẩn thận trong khi làm thí nghiệm ở mỗi nhóm.
Hoạt động 2. Thực hành đo nhiệt độ của cơ thể (7’)
- GV: Hướng dẫn HS theo các bước tiến hành.
+ Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế ghi vào mẫu báo cáo.
+ Đo theo tiến trình trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm I như trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS ghi kết quả vào báo cáo. Cho một số HS đọc kết quả. Hướng dẫn HS thảo luận về kết quả đo để rút ra nhận xét.
- GV: Chốt lại: Nhiệt độ của người bình thường từ khoảng 36,50C đến 37,50C.
- GV: Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những kết quả đo nằm ngoài các giá trị trên.
Hoạt động 3. Thực hành đo nhiệt độ của nước khi đun (15’)
- GV: Hướng dẫn HS làm TN II. Cách ghi kết quả vào bảng theo dõi nhiệt độ trong báo cáo và cách vẽ đồ thị.
- GV: Yêu cầu HS phân công người phụ trách từng công việc và tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động 4. Sau buổi thực hành (5’)
- GV: Hướng dẫn HS xếp lại gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm.
Chú ý: 
+ Tháo nhiệt kế ra khỏi giá và để vào hộp.
+ Đậy nắp đèn cồn.
+ Lau khô bàn ghế nếu có nước đổ.
- GV: Thu bài báo cáo thực hành
- HS: Đưa dụng cụ thí nghiệm và mẫu báo cáo viết sắn để trên mặt bàn cho GV kiểm tra.
- HS: Lắng nghe sự căn dặn của GV về thái độ khi tiến hành thí nghiệm.
- HS: Lắng nghe và quan sát nhiệt kế y tế để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5.
- HS: Các nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: Thảo luận về kết quả thí nghiệm để rút ra nhận xét.
- HS: Ghi nhớ.
- HS: Thảo luận nhóm trả lời.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tổ chức nhóm phân công người phụ trách từng công việc cụ thể và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- HS: Sau khi có kết quả đo của nhóm, mỗi HS ghi kết quả vào báo cáo của mình và xử lí cá nhân các kết quả này, không trao đổi ở trong nhóm.
- HS: Thu dọn dụng cụ dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS: Nộp bài báo cáo.
I. Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể
1. Dụng cụ: SGK/72
2. Tiến trình đo: SGK/72
II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
1. Dụng cụ: SGK/73
2. Tiến trình đo: SGK/73
IV. CỦNG CỐ: (3 phút)
- GV: Nhận xét về hoạt động của các nhóm, đặc biệt chú ý đánh giá thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. 
- GV: Cho điểm các nhóm về khâu tổ chức hoạt động thực hành ở lớp.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút)
Ôn lại kiến thức đã học từ đầu HKII để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần: 28	 Ngày soạn: 13/03/2014
Tiết PPCT: 28	 Lớp: 6
Bài 24. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất.
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
2. Kỹ năng: 
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ đường biểu diễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Một bảng phụ có kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm 24.1 SGK.
2. Phương pháp: Đàm thoại – thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài Mới:
Vào bài: (3 phút) - GV: Yêu cầu HS đọc phần thông tin đầu bài trong SGK về pho tượng đồng ở đền Quán thánh.
- GV: Nêu vấn đề: Theo các em để đúc một pho tượng đồng như pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ người ta phải làm những việc gì?
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận để dẫn đến quy trình đúc tượng đồng: làm khuôn, đun cho đồng nóng chảy rồi đổ vào khuôn, chờ cho đồng nguội đi đông đặc lại rồi tháo khuôn, hoàn chỉnh pho tượng → vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. phân tích kết quả thí nghiệm (20’)
- GV: Trước hết chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của sự nóng chảy. 
- GV: Giới thiệu thí nghiệm hình 24.1
- GV: Treo bảng 24.1. Kết quả thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS quan sát vào bảng 24.1 và nêu thông tin thu thập từ ba số liệu đặc trưng.
- GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian dựa vào bảng 24.1.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào đường biểu diễn để trả lời câu C1 đến C4.
Hoạt động 2. Kết luận (15’)
- GV: Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C5.
- GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế đời sống.
- GV: Treo bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất lên bảng và đặt câu hỏi: Băng phiến nóng chảy ở 800C vậy các chất khác có nóng chảy ở 800C hay không?
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về sự nóng chảy.
* Tích hợp: Theo em sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác hại gì?
- Để giảm tác hại của mực nước biển dâng cao cần có những kế hoạch gì?
- HS: Nghe giảng.
- HS: Quan sát.
- HS: Quan sát bảng 24.1. phát biểu và thảo luận về thông tin có thể thu thập được từ các số liệu trong hàng của bảng.
- HS: Vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ ô vuông theo hướng dẫn của GV.
- HS: Trả lời các câu C1 đến C4.
- HS: Hoàn thành câu câu C5.
- HS: tìm ví dụ minh họa về sự nóng chảy trong thực tế đời sống.
- HS: Trả lời
- HS: Rút ra kết luận chung về sự nóng chảy.
* HS: 
- Do sự nóng lên của Trái Đất mà băng ở hai địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao =>có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Để giảm thiểu tác hại của mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới (đặc biệt các nước phát triển) cần có kế hoạch giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
I. SỰ NÓNG CHẢY.
1. Phân tích kết quả thí nghiệm. 
C1. Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2. 800C. Rắn và lỏng.
C3. Không. Đoạn thẳng nằm ngang.
C4. Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
2. Rút ra kết luận
C5: a) (1) 800C.	
 b) (2) không thay đổi.
* Kết luận chung:
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. 
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
IV. CỦNG CỐ: (4 phút)
- GV: Yêu cầu HS nêu lại kết luận chung về sự nóng chảy.
- Nêu một số ví dụ minh họa về sự nóng chảy của một số chất.
- Cho HS làm bài tập 24-25.8 SBT.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Học bài trong vở.
- BTVN: 24-25.1, 24-25.4, 24-25.6.
- Xem trước bài 25: “Sự nóng chảy và sự đông đặc (tt)”.
Tuần: 29	 Ngày soạn: 20/03/2014
Tiết PPCT: 29	 Lớp: 6
Bài 25. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất. 
- Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược lại với quá trình nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
2. Kỹ năng: 
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc 
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.
- Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ đường biểu diễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Một bảng phụ có kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm 25.1 SGK.
2. Phương pháp: Đàm thoại – thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Nêu các đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. Nêu ví dụ minh họa về sự nóng chảy trong đời sống?
3. Bài Mới:
Vào bài: (1 phút) Tiết trước các em đã tìm hiểu đặc điểm của sự nóng chảy hôm nay các em tim hiểu đặc điểm của sự đông đặc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Dự đoán (3’)
- GV: Yêu cầu HS ghi phần dự đoán của HS vào vở học. 
- GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm như trong SGK.
Hoạt động 2. Phân tích kết quả thí nghiệm (17’)
- GV: Treo bảng 25.1 kết quả thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS trình bày cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đông đặc dựa vào bảng kết quả thí nghiệm 25.1 trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian dựa vào số liệu bảng 25.1.
- GV: Thu một số bài vẽ của HS và nêu nhận xét về đường biểu diễn của từng em.
- GV: Treo bảng phụ hình vẽ đường biểu diễn đã vẽ sẵn. Dựa vào đường biểu diễn hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C1, C2, C3.
Hoạt động 3. Kết luận (5’)
- GV: Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống hoàn thành câu C4.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung cho sự đông đặc.
Hoạt động 4. Vận dụng (8’)
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu C5, C6, C7.
- GV: Cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
* Tích hợp: 
+ Tại sao vào mùa đông ở các xứ lạnh khi lớp nước trên mặt đóng băng mà cá vẫn sống được?
+ Ở các xứ lạnh, vào mùa đông có băng tuyết. Băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Khi gặp thời tiết như vậy cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể.
- HS: Ghi dự đoán của mình vào vở: Khi băng phiến thôi không đun nóng và để nguội dần thì băng phiến sẽ đông đặc lại.
- HS: Nghe giảng.
- HS: Quan sát bảng kết quả 25.1. 
- HS: Trình bày cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi GV yêu cầu.
- HS: Vẽ đường biểu diễn ra giấy kẻ ô li theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: Dựa vào đường biểu diễn tham gia thảo luận trả lời các câu C1, C2, C3.
- HS: hoàn thành C4. 
C4: a) (1) 800C (2) bằng.
 b) (3) không thay đổi
- HS: Trả lời
- HS: Thảo luận trả lời C5, C6, C7.
- HS:
+ Khối lượng riêng của nước đá thấp hơn khối lượng riêng của nước ở thể lỏng, vì vậy lớp băng ở phía trên tạo ra lớp cách nhiệt, cá và các sinh vật khác vẫn có thể sống được ở lớp nước phía dưới lớp băng. 
II. Sự đông đặc
1. Dự đoán
2. Phân tích kết quả thí nghiệm
C1: Tới 800C 
C2: - 0 – 4: đoạn thẳng nằm nghiêng.
- 4 – 7: đoạn thẳng nằm ngang.
- 7- 15: đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3: - 0- 4: giảm.
- 4 – 7: không thay đổi.
- 7- 17: giảm.
3. Rút ra kết luận
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
 - Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. 
III. Vận dụng
C5: Nước đá
- 0 – 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ –40C đến 00C.
- 1 – 4: nước đá nóng chảy, nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
- 4 – 7: nhiệt độ của nước đá tăng dần.
C6: - Đồng nóng chảy: từ thể rắn->thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
IV. CỦNG CỐ: (3 phút)
- So sánh đặc điểm của sự đông đặc và sự nóng chảy.
- GV: Yêu cầu HS đọc phân ghi nhớ.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Học bài trong vở .
- BTVN: 24-25.2, 24-25.3, 24-25.12.
- Xem trước bài 26, suy nghĩ câu hỏi: Nước trong quần áo đi đâu khi ta phơi? Muốn quần áo mau khô cần điều kiện gì?
Tuần: 30	 Ngày soạn: 27/03/2014
Tiết PPCT: 30	 Lớp: 6
Bài 26. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
2. Kỹ năng: 
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. 
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi 
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ: Có thái độ trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ phóng to (hình 26.1 và 26.2).
2. Phương pháp: Đàm thoại – thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 
- Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc. So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nóng chảy và sự đông đặc.
3. Bài Mới:
Vào bài: (3 phút) 
- GV: Dùng khăn ướt lau lên bảng, một ít phút sau bảng khô.
- HS: Quan sát và đưa ra nguyên nhân: nước biến thành hơi bay đi.
- GV: Đặt vấn đề: Vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất?
- GV: Treo hình 26.1 lên bảng và hỏi HS: Vậy nguyên nhân trên có đúng trong trường hợp này không?
- HS: Nguyên nhân trên cũng đúng trong trường hợp này.
- GV: Thông báo: Các em biết mọi chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (15’)
- GV: Yêu cầu HS tìm ví dụ về nước bay hơi. Và một số ví dụ về sự bay hơi của một số chất lỏng khác không phải là nước.
- GV chuyển ý: Theo các em sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV: Treo hình phóng to 26.2 a lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và mô tả cách phơi quần áo.
- GV: Yêu cầu HS so sánh được sự giống nhau và khác nhau trong hai hình A1 và A2.
- GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét trong hình 26.2b, c.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4, 
- GV: Các hiện tượng quan sát được chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
* Tích hợp:
- Theo em độ ẩm của không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Độ ẩm không khí qúa thấp hoặcc quá cao có ảnh hưởng gì đến đời sống, sức khỏe con người hay không?
- Cơ thể của chúng ta giải phóng nhiệt bằng cách nào?
- Có biện pháp gì làm giảm sự bay hơi nhanh?
Hoạt động 2. Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra các yếu tố tác động tới sự bay hơi. (10’)
- GV: Hướng dẫn HS về cách kiểm tra thí nghiệm khi có nhiều yếu tố cùng một lúc.
- GV: Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như SGK.
- GV: Yêu cầu HS về nhà thực hiện theo nhóm các thí nghiệm đã vạch ra.
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi từ C5 đến C8.
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra hai yếu tố còn lại.
Hoạt động 3. Vận dụng (5’)
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C9, C10.
- HS: tìm ví dụ minh họa về sự bay hơi.
- HS: Trả lời.
- HS: Quan sát tranh vẽ và so sánh sự giống nhau và khác nhau trong hình A1 và A2 để rút ra nhận xét.
- HS: Trả lời.
- HS: Hoàn thành câu C4
- HS: Trả lời.
* HS:
 - Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.
- Nếu độ ẩm quá cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời làm cho các dịch bệnh dễ phát triển, tốc độ bay hơi chậm. Nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 
- Khi lao động hay sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt: toát mồ hôi.
- Ở các ruộng lúa thả bèo hoa dâu nhằm hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.
- Muốn khu nhà ở mát vào mùa hè oi bức thì cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, giữ cho các sông hồ trong sạch...
- HS: Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của GV.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Về nhà làm thí nghiệm theo nhóm.
- HS: Trả lời.
- HS: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra, về nhà thực hiện.
- HS: trả lời câu C9, C10.
I. SỰ BAY HƠI.
1. Nhớ lại những điều đã học về sự bay hơi.
+ Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Quan sát hiện tượng.
C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
C2: Tốc độ bay hơi thuộc vào gió.
C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Rút ra nhận xét.
+ Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
c) Thí nghiệm kiểm chứng.
C5: Để có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để k.tra tác động của nhiệt độ.
C8: Nước ở đĩa hơ nóng bay hơi nhanh hơn chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
3. Vận dụng:
C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây mất ít nước.
C10: Thời tiết nắng nóng, và có gió.
IV. CỦNG CỐ: (3 phút)
- Nêu đặc điểm của sự bay hơi, cho ví dụ minh họa về sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Học bài cũ, tìm hiểu tác động của gió và diện tích mặt thoáng

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_2_20150725_091121.doc