Giáo án Vật lý 6 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian nóng chảy.

+ Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi ô vuông nằm trên trục này biểu thị một phút. Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ mỗi ô vuông nhỏ nằm trên trục này biểu thị 1oC. Gốc của trục nhiệt độ nghi 60oC; gốc của trục thời gian ghi phút 0.

+ Xác định các điểm nhiệt độ tương ứng với thời gian.

+ Nối các điểm nhiệt độ tương ứng với thời gian ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hùng Vương	 Ngày soạn: 14/03/2015
Lớp: 6K	 Ngày dạy : 18/03/2015
Người soạn: Trương Đình Nhất	 
 Tiết 28 Bài 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- HS nhận biết được sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Biết được những đặc trưng của sự nóng chảy:
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định (nhiệt độ nóng chảy).
+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng trong đời sồng.
- Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm ( vẽ đường biểu diễn và rút ra được kết luận cần thiết)
Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập và yêu thích bộ môn.
II.CHUẨN BỊ:
1. Gáo viên:
- Soạn bài trước ở nhà.
- Bảng phụ, tranh ảnh.
 2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề kết hợp với đàm thoại.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Câu 1: Nhiệt kế dùng để làm gì? Kể tên các loại nhiệt kế? Nêu GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế y tế?
Câu 2: Nước ở thể gì? Cho biết nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nước đá đang tan?
3. Bài mới: 
Đặt vấn đề: (2 phút) 
GV: Kim loại đồng ở thể rắn, lỏng hay khí?
HS: Thể rắn.
GV: Vậy, dựa vào đâu người ta có thể đúc đồng thành những pho tượng 	 	cao lớn.
HS: ???
GV: Để biết được điều đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Sự nóng 	chảy 	và sự đông đặc”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự nóng chảy (28 phút)
GV: Để biết thế nào là sự nóng chảy và sự nóng chảy có đặc điểm gì? Thầy và các em cùng tìm hiểu phần “I. Sự nóng chảy”.
GV: Cho HS đọc thí nghiệm SGK/ trang 75.
GV: Treo hình 24.1 Thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến.
GV: Em hãy cho biết thí nghiệm trên gồm những dụng cụ nào?
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Vì sao người ta không trực tiếp đun nóng ống nghiệm đựng băng phiến mà phải nhúng ống nghiệm vào một bình nước?
GV: Sau khi lắp ráp dụng cụ như hình 24.1, người ta tiến hành dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. Khi nhiệt độ băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi.
Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC, ta được kết quả ở bảng 24.1.
GV: Lúc đầu băng phiến ở thể gì?
GV: Sau khi đun nóng băng phiến ở thể gì? 
GV: Điều đó chứng tỏ băng phiến đã bị nóng chảy. Vậy sự nóng chảy là gì?
GV: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian nóng chảy.
+ Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi ô vuông nằm trên trục này biểu thị một phút. Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ mỗi ô vuông nhỏ nằm trên trục này biểu thị 1oC. Gốc của trục nhiệt độ nghi 60oC; gốc của trục thời gian ghi phút 0.
+ Xác định các điểm nhiệt độ tương ứng với thời gian.
+ Nối các điểm nhiệt độ tương ứng với thời gian ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy.
GV: Dựa vào đường biểu diễn vừa vẽ được, trả lời các câu hỏi sau:
GV: Em hãy đọc lệnh C1 SGK.
GV: Khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào?
GV: Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
GV: Em hãy đọc lệnh C2 SGK.
GV: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào?
GV: Em hãy đọc lệnh C3 SGK.
GV: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không?
GV: Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
GV: Em hãy đọc lệnh C4 SGK.
GV: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào theo thời gian?
GV: Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
GV: Nhận xét, sửa chữa.
GV: Từ kết quả của thí nghiệm trên, ta rút ra được điều gì? Chúng ta bước sang phần kết luận.
GV: Em hãy đọc lệnh C5 SGK.
GV: Các em hoạt động nhóm theo bàn để hoàn thành lệnh C5.
GV: Mời đại diện nhóm 1 hoàn thành câu a.
GV: Mời đại diện nhóm 1 hoàn thành câu a.
GV: Nhận xét, rút ra kết luận.
HS: Đọc thí nghiệm SGK
HS: Quan sát.
HS: Thí nghiệm gồm: Giá sắt, đèn cồn, nhiệt kế, bình nước và băng phiến.
HS: Nhận xét.
HS: Để toàn bộ băng phiến trong ống nghiệm nóng đều lên.
HS: Quan sát bảng 24.1
HS: Lúc đầu băng phiến ở thể rắn.
HS: Sau khi đun nóng băng phiến ở thể lỏng.
HS: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
HS: Nhận xét.
HS: Quan sát và tiến hành vẽ vào vở.
HS: Đọc lệnh C1.
HS: Tăng dần.
HS: Đoạn thẳng nằm nghiêng.
HS: Đọc lệnh C2.
HS: t0nc = 80oC. Thể rắn và lỏng.
HS: Đọc lệnh C3.
HS: Không thay đổi.
HS: Đoạn thẳng nằm ngang.
HS: Đọc lệnh C4.
HS: Tăng dần.
HS: Đoạn thẳng nằm nghiêng.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc lệnh C5.
HS: Thảo luận nhóm.
HS: a: 80oC.
HS: b: Không thay đổi.
HS: Nhận xét.
I. Sự nóng chảy
Phân tích kết quả thí nghiệm
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
C1. Nhiệt độ băng phiến tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêm.
C2. t0nc = 80oC. Thể rắn và lỏng.
C3. Nhiệt độ không thây đổi. Đoạn thẳng nằm ngang.
C4. Nhiệt độ tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
2. Rút ra kết luận
C5.
(1) 80oC.
Không thay đổi.
* Kết luận:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau 
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Hoạt động 2: Cũng cố bài học (5 phút)
GV: Sự nóng chảy là gì?
GV: Em hãy lấy ví dụ về sự nóng chảy mà em biết?
GV: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu?
GV: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không?
GV: Nhận xét.
HS: Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
HS: Khi thắp nến, nến bị nóng lên và chảy ra.
HS: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC.
HS: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
HS: Nhận xét, bổ sung.
Hướng dẫn tự học (4 phút)
Bài vừa học:
- Học thuộc bài: Khái niệm sự nóng chảy và phần kết luận.
- Hoàn thành các câu “C” vào vở bài tập.
- Làm bài tập 24 – 25.1 (SBT).
Bài sắp học: “ Sự nóng chảy và sự đông đặc’’ ( tiếp theo )
- Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- Dự đoán xem băng phiến có nhiệt độ 86oC ở thể lỏng nếu ngừng đun thì hiện tượng gì xảy ra?
 GVHD 	 	 	SVTT
 Trần Thị Linh Ngọc	 Trương Đình Nhất

File đính kèm:

  • docBai_24_Su_nong_chay_va_su_dong_dac_20150725_091451.doc