Giáo án Vật lý 6 bài 16: Ròng rọc

Ròng rọc giúp thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?

1. Thí nghiệm:

C2

2. Nhận xét:

C3:

 - Dùng ròng rọc cố định thì chiều khác nhau, cường độ như nhau

- Dùng ròng rọc động thì chiều giống nhau, lực kéo nhỏ hơn

3. Kết luận:

C4: (1) Cố định

(2) động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 16: Ròng rọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19	Ngày soạn: 18/12/2013
Tiết PPCT: 19	Lớp: 6
Bài 16. RÒNG RỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được vài thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và biết được lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp thích hợp.
2. Kỹ năng: Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, thích khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Hình 16.2 SGK phóng to.
mỗi nhóm:1 lực kế GHĐ 5N, Quả nặng 200g, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, giá thí ngiệm, dây vắt qua ròng rọc.
2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Vào bài: (2 phút) Em hãy cho biết để đưa lá cờ lên trên cột (hoặc đưa hồ xây lên tầng cao) ta dùng dụng cụ gì?
Như tình huống các bài trước, để đưa ống bêtông lên. Ngoài dùng đòn bẩy & MPN, người ta còn có thể dùng Ròng Rọc, Vậy dùng Ròng Rọc có lợi gì?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu về ròng rọc (5 ph)
- GV: Treo hình 16.2 và yêu cầu Hs trả lời câu C1 
- GV giới thiệu chung về ròng rọc: là bánh xe có rãnh, quay quanh trục, có móc treo.
- GV: Theo em như thế nào được gọi là ròng rọc cố định, như thế nào gọi là ròng rọc động?
Hoạt động 2. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (20 ph)
- GV: Để biết ròng rọc giúp thực hiên công việc dễ dàng thế nào chúng ta sẽ làm thí nghiệm để xác định
- GV: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN, Lưu ý: Kiểm tra lực kế, cách mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi bị rơi. 
B1: dùng lực kế đo trọng lượng của vật 
B2: Dùng ròng rọc cố định, xem cđ lực kéo.
B3: Dùng ròng rọc động, xem cđ lực kéo.
- GV: Theo dõi các bước thực hiện, hướng dẫn các thao tác đo; uốn nắn động tác, chú ý nhắc nhở cách cầm lực kế.
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3.
- GV: Yêu cầu HS trả lời C4
Hoạt động 3. Vận dụng (5 ph)
- GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời từ câu C5 đến C7
- HS: Trả lời C1:
+ Hình 16.2a: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
+ Hình 16.2b: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
- HS: Trả lời.
- HS: quan sát và lắng nghe.
- HS: tiến hành các bước thí nghiệm.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo.
- HS: Trả lời.
- HS: C4: (1) Cố định, (2) động.
- HS:
 C5: Kéo cờ, đưa hồ xây lên cao,
C6: Dùng ròng rọc cố định thì thay đổi được hướng kéo, ròng rọc động thì có lợi về lực kéo.
C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn vừa được lợi về hướng của lực kéo.
I. Tìm hiểu về ròng rọc :
C1
- Ròng rọc cố định: Là ròng rọc được gắn yên 1 chỗ.
- Ròng rọc động: Là ròng rọc chuyển động cùng với vật.
II. Ròng rọc giúp thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?
1. Thí nghiệm:
C2
2. Nhận xét: 
C3:
 - Dùng ròng rọc cố định thì chiều khác nhau, cường độ như nhau
- Dùng ròng rọc động thì chiều giống nhau, lực kéo nhỏ hơn
3. Kết luận: 
C4: (1) Cố định
(2) động.
III. Vận dụng
C5
C6
C7
IV. CỦNG CỐ: (5 phút) 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- GV giới thiệu về palăng và tác dụng của palăng, cho HS đọc có thể em chưa biết và hỏi: dùng palăng hình 16.7 có lợi gì?
- Chữa bài tập 16.1.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Học ghi nhớ, lấy 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc.
- Làm bài tập SBT.
- Ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập chương I: Trả lời các câu hỏi đầu chương I SGK/5.
Tuần: 20	Ngày soạn: 31/12/2013
Tiết PPCT: 20	Lớp: 6
Bài 17. TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.
- Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về cơ học.
3. Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
2. Phương pháp: Đàm thoại.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới: 
Vào bài: (1 phút) Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại lý thuyết của chương cơ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Ôn tập (15’)
- GV: Gọi HS trả lời 4 câu hỏi đầu chương I SGK/5
- GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt từ câu 6 đến câu 13.
- GV: Gọi HS khác nhận xét
- GV: Sửa và hoàn chỉnh câu trả lời.
Hoạt động 2. Vận dụng (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1/54
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu 2/54
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3/54
- GV: Tương tự cho HS làm câu 4, 5, 6/55.
Hoạt động 3. Trò chơi ô chữ (7’)
- GV: Treo bảng phụ đã vẽ sẵn ô chữ trên bảng.
- GV: Điều khiển HS tham gia chơi giải ô chữ
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS: Nhận xét
- HS: Ghi bài
- HS: Lên bảng làm bài
- HS: Câu C
- HS: Trả lời theo hướng dẫn của GV.
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời từng câu hỏi điền vào từng dòng.
I. Ôn tập
II. Vận dụng
Câu 1.
- Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
- Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
- Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
- Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
- Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
Câu 2. Đáp án C
Câu 3. Đáp án B
Câu 4. a) kilogam trên mét khối
b) niutơn
c) kilôgam
d) niutơn trên mét khối
e) mét khối
Câu 5. a) MPN
b) RR cố định
c) Đòn bẩy.
d) RR động
Câu 6
a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
b) Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ, nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy.
IV. CỦNG CỐ: (5 phút)
Bài 1: Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5kg.
a) Tính khối lượng riêng của cát. 
b) Tính thể tích của 5 tạ cát.
Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc đầm sắt có thể tích là 60 dm3.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút)
- Học bài cũ.
- Xem trước bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

File đính kèm:

  • docBai_16_Rong_roc_20150725_091125.doc