Giáo án Vật lý 10 nâng cao tiết 23: Lực hấp dẫn

Chú ý: Trọng lực của vật ngoài lực hấp dẫn còn có thành phần khác tạo thành. Bài này tạm bỏ qua, xét Trái đất là hệ quy chiếu quán tính.

 Trình bày tầm quan trọng của lực hấp dẫn: là lực chi phối chuyển động của các thiên thể trong hệ mặt trời cũng như toàn vũ trụ, gây ra hiện tượng thủy triều, giúp các vật không bị văng ra khỏi mặt đất

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 nâng cao tiết 23: Lực hấp dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24/11/2007
 Tiết 23: 	LỰC HẤP DẪN
1. Mục tiêu: 
	A. Kiến thức:
Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này
Hiểu rằng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên.
B. Kĩ năng:
Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài toán đơn giản.
2. Chuẩn bị: 
GV: giáo án điện tử có tranh minh họa.
HS: xem lại bài “Rơi tự do”
3. Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát biểu định luật III Newton? Hai lực trực đối?
Trình bày các đặc điểm của lực và phản lực?
Đặc điểm của vectơ gia tốc rơi tự do?
Nhận xét và cho điểm. 
Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Định luật vạn vật hấp đẫn
Nêu một vài sự kiện dẫn đến sự phát minh định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
Thông báo nội dung định luật và ghi công thức tính, các đại lượng có trong công thức. Chưa đề cập đến G.
Tương tác giữa các vật là lực hút (đẩy)? Tuân theo định luật nào?
Chú ý: công thức cũng áp dụng cho trường hợp hai quả cầu đồng chất với r là khoảng cách giữa hai quả cầu.
Hằng ngày ta có thấy các vật hút nhau không? Tại sao?
Giới thiệu sơ qua về TN của Cavendish.
Còn lực hấp dẫn giữa Trái đất và các vật thể?
Tính lực hấp dẫn giữa Trái đất với người có khối lượng 50kg và trọng lượng của người này? Biết bán kính Trái Đất là R = 6370km.
Lực hấp dẫn giữa các vật và Trái đất là trọng lực.
Chú ý: Trọng lực của vật ngoài lực hấp dẫn còn có thành phần khác tạo thành. Bài này tạm bỏ qua, xét Trái đất là hệ quy chiếu quán tính.
Trình bày tầm quan trọng của lực hấp dẫn: là lực chi phối chuyển động của các thiên thể trong hệ mặt trời cũng như toàn vũ trụ, gây ra hiện tượng thủy triều, giúp các vật không bị văng ra khỏi mặt đất
Ghi công thức:
r
m1
m2
F21
 F12
Không cảm nhận được vì bằng thực nghiệm xác định được G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 là rất nhỏ nên lực hấp dẫn giữa các vật cũng rất nhỏ.
Cảm nhận được vì khối lượng của Trái đất M = 5,96.1024kg là rất lớn.
Fhd = 490N = P
Hoạt động 3: Biểu thức của gia tốc rơi tự do
Từ định luật II Newton và định luật vạn vật hấp dẫn xác định biểu thức tính gia tốc rơi tự do?
Nhận xét : càng lên cao g càng nhỏ. Ở gần mặt đất h<<R nên có thể bỏ qua h:
Þ 
Từ công thức trên giải thích tại sao ở cùng một vị trí g là hằng số?
Thiết lập biểu thức tính gia tốc rơi tự do:
m
 Mặt khác: Fhd = P = mg 
h
 Þ 
M
Vì G, M, R không đổi.
Hoạt động 4: Trường hấp dẫn, trường trọng lực
Đặt vấn đề : tại sao các vật cách xa nhau vẫn tương tác được với nhau?
Thông báo: xung quanh mỗi vật có khối lượng đều tồn tại một trường hấp dẫn. Trường hấp dẫn của Trái đất gọi là trường trọng lực (trọng trường).
Đặc điểm của trọng trường?
g còn gọi là gia tốc trọng truờng.
Chú ý: trong một vùng không gian hẹp, xem như nhau tại mọi điểm: gọi là trọng trường đều.
Gây gia tốc rơi tự do như nhau cho các vật đặt tại cùng một điểm trong trọng trường.
Hoạt động 5: Củng cố
Nêu mục tiêu bài học.
Dùng phần mềm Violet cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm.
4. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docLuchapdan.doc