Giáo án Vật lý 10 - Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Tiết 32. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN

CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

_ Phát biểu được định nghĩa chuyển động tịnh tiến và nêu được ví dụ minh họa.

_ Viết được công thức định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến

_ Nêu được tác dụng của momen lực đối với một vật rắn quay quanh một trục.

_ Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến momen quán tính của vật.

2. Kỹ năng:

_ Áp dụng được định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến thẳng, giải được các bài tập SGK và các bài tập tương tự.

_ Vận dụng được khái niệm momen quán tính để giải thích sự thay đổi cđ quay của các vật.

_ Củng cố kĩ năng đo thời gian chuyển động và kĩ năng rút ra kết luận.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện yêu cầu của GV
_ Ta được hệ 3 lực không song song tác dụng lên vật rắn mà vật vẫn đứng yên, đó là hệ 3 lực cân bằng.
_ Tiếp thu
d/ Hoạt động 4. Tìm hiểu quy tắc hợp lực đồng quy.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Vì vật rắn có kích thước, các lực tác dụng lên vật có thể đặt tại các điểm khác nhau, với 2 lực có giá đồng quy ta phải trượt các vectơ trên giá của chúng đến điểm đồng quy O. Tìm hợp lực theo quy tắc hình bình hành.
_ Tiếp thu
2. Quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
 Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt 2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
_ Y/c 1 hs phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
_ Thực hiện y/c của gv
e/ Hoạt động 5. Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Từ tno, cho hs nhận xét về ba lực không song song tác dụng vào vật rắn cân bằng
_ HS trả lời.
3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
_ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
_ Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3.
_ Kết luận về điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
_ Tiếp thu và ghi nhớ
IV. Tổng kết bài học.
Tổ trưởng kiểm tra
Bình Giang, ngày 17 tháng 11năm 2014
Đỗ Quang Sơn
Ngày soạn: 22/11/2014 Ngày bắt đầu dạy:  /11/2014 – Tuần 15 
Tiết 29. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬTCÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.
 MOMEN LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
_ Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.
_ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc momen lực)
2. Kỹ năng:
_ Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập vận dụng đơn giản.
_ Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
3. Phát triển năng lực.
_ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí: momen lực, cánh tay đòn
_ Năng lực sử dụng công thức vật lí: Công thức tính momen lực đối với một trục quay.
4. Thái độ: Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK.
2. Học sinh: học bài cũ
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 1. Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng? Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy?
2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là gì?
3. Bài mới.
a/ Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật có trục quay cố định
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Bố trí tno hình 18.1
_ Quan sát tno
I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
1. Thí nghiệm
(SGK)
NX: + có tác dụng làm đĩa quay theo chiều kim đồng hồ; 
 + có tác dụng làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. 
 + Đĩa đứng yên tác dụng làm quay của lực cân bằng với lực 
_ Có NX gì về trục quay của đĩa?
_ Trục quay đi qua trọng tâm của đĩa.
_ Trọng lực và phản lực của trục quay đĩa luôn cân bằng ở mọi vị trí.
_ Tiếp thu
_ Có nhận xét gì khi ta lần lượt bỏ 2 vật nặng (lần lượt loại bỏ và )?
_ Đĩa quay theo 2 chiều khác nhau.
_ Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?
_ Khi tác dụng làm quay của và bằng nhau. 
b/ Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm momen lực
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Có nhận xét gì về độ lớn của và ? Và khoảng cách từ giá của chúng tới trục quay?
_ 
2. Momen lực
 Momen lực đối với một trục quay là địa lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. 
_ Đơn vị là N.m
_ Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
_ Thay đổi vị trí của lực tác dụng và y/c hs nhận xét xem tác dụng làm quay có phụ thuộc vào độ lớn của lực và vị trí giá của lực hay không? 
_ Quan sát tno và NX: có phụ thuộc.
_ Khi đĩa cân bằng, có nhận xét gì về mối liên hệ giữa và ?
_ 
_ Thông báo về đại lượng Momen lực và là cánh tay đòn.
_ Ghi nhận
_ Hãy cho biết đơn vị của Momen lực?
_ N.m
c/ Hoạt động 3. Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Hãy sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?
_ thảo luận nhóm rồi trả lời. 
II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)
1. Quy tắc
 Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
2. Chú ý
 Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
_ Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
_ Quan sát VD, suy nghĩ rồi trả lời câu hỏi.
 VD: kéo nghiêng chiếc ghế và giữ nó ở tư thế đó. Chỉ ra trục quay và giải thích sự cân bằng của ghế?
_ Yêu cầu HS trả lời câu C1 (SGK - trang 102)
_ HS trả lời
IV. Tổng kết bài học.
Ngày soạn: 22/11/2014 Ngày bắt đầu dạy:  /11/2014 – Tuần 15 
Tiết 30. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
_ Phát biểu được qui tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực song song.
2. Kỹ năng:
_ Vận dụng được qui tắc và điều kiện cân bằng để giải các bài tập trong SGK và các bài tập có dạng tương tự.
3. Phát triển năng lực
_ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí: chia trong
_ Năng lực sử dụng công thức vật lí: CT của qui tắc hợp lực song song cùng chiều.
4. Thái độ: Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK.
2. Học sinh: học bài cũ
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 1. Mômen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì?
 2. Khi nào thì lực tác dụng và một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay?
 3. Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định ?
3. Bài mới.
a/ Hoạt động 1. Tìm hiểu qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Có 2 lực song song, cùng chiều, hợp lực của chúng như thế nào?
_ Thảo luận sau đó đưa ra câu trả lời.
II. Quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều
d2
d1
O1
O
O2
A
B
1. Quy tắc
_ Hợp lực là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực ấy: 
_ Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực.
 (chia trong)
_ Nhận xét mối liên hệ giữa giá của hợp lực và giá của các lực thành phần?
_ Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều.
_ Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực: (chia trong)
_ Chứng minh rằng quy tắc trên vẫn đúng khi AB không vuông góc với 2 lực thành phần và 
_ Thảo luận để trình bày phương án của nhóm mình.
b/ Hoạt động 2. Vận dụng quy tắc để rút ra đặc điểm của hệ 3 lực song song cân bằng.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Chú ý có thể hiểu thêm về trọng tâm của vật.
* HS đọc và trả lời
 G
2. Chú ý.
 Có thể phân tích 1 lực thành hai lực thành phần và song song cùng chiều với lực 
_ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng 
_ Lực ở trong phải ngược chiều với 2 lực ở ngoài
_ Hợp lực của 2 lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong. 
_ Y/c hs hoàn thành C3.
_ Hoàn thành C3
_ Chú ý phân tích 1 lực thành 2 lực song song cùng chiều, ngược lại với phép tổng hợp lực.
_ Trở lại thí nghiệm ban đầu. Thước cân bằng do tác dụng của 3 lực song song ,, Ba lực đó gọi là hệ 3 lực song song cân bằng. Nhận xét mối liên hệ giữa 3 lực này?
_ Gọi hs lên bảng vẽ hình 19.6
_ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng 
_ Lực ở trong phải ngược chiều với 2 lực ở ngoài
_ Hợp lực của 2 lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong
IV. Tổng kết bài học.
Tổ trưởng kiểm tra
Bình Giang, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Đỗ Quang Sơn
Ngày soạn: 29/11/2014 Ngày bắt đầu dạy: 08 /12/2014 – Tuần 16 
Tiết 31. CÁC DẠNG CÂN BẰNG
CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
_ Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định)
_ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
2. Kỹ năng:
_ Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền. Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ.
_ Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng
3. Phát triển năng lực.
_ Năng lực sử dụng công thức vật lí: chia trong
_ Năng lực sử dụng công thức vật lí: CT của qui tắc hợp lực song song cùng chiều.
4. Thái độ: Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK.
2. Học sinh: học bài cũ
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
_ Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều?
3. Bài mới.
a/ Hoạt động 1. Tìm hiểu về các dạng cân bằng
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Bố trí TN hình 20.2, 20.3, 20.4 và yêu cầu hs hoạt động theo nhóm trả lời những câu hỏi sau.
* Quan sát tno
I. Các dạng cân bằng.
* Có ba dạng cân bằng: Cân bằng không bền, cân bằng bền và cân bằng phiếm định.
* Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà:
1. Trọng lực của vật có xu hướng kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền.
2. Trọng lực của vật có xu hướng kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền. 
3. Trọng lực của vật có xu hướng giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định. 
* Vị trí trọng tâm của vật gây nên các dạng cân bằng khác nhau.
_ Có những lực nào tác dụng lên thước?
_ của thước và của trục quay.
_ Khi đứng yên các lực tác dụng lên thước thỏa mãn điều kiện gì?
 _ Hai lực cân bằng và có giá đi qua trục quay () nên không tạo ra momen quay
_ Khi chạm nhẹ cho thước lệch 1 chút, có nhận xét gì về giá của trọng lực? Trọng lực có tác dụng gì?
 _ Giá của trọng lực không còn đi qua trục quay, làm thước quay ra xa vị trí cân bằng.
_ Giới thiệu về ba vị trí cân bằng và yêu cầu hs nhận xét sơ bộ về tính chất của ba vị trí cân bằng?
_ NX: + Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng không bền thì không thể tự trở về vị trí đó.
 + Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng bền thì tự trở về vị trí đó.
 + Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng phiếm định thì sẽ cân bằng ở vị trí cân bằng mới.
* Hãy nhận xét về vị trí trọng tâm của vật đối với các vị trí lân cận trong các dạng cân bằng trên?
_ Nhận xét
_ Nguyên nhân nào đã gây nên các dạng cân bằng đó?
_ Đó là vị trí của trọng lực
b/ Hoạt động 2. Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật có mặt chân đế
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Giới thiệu khái niệm mặt chân đế.
_ Tiếp thu và ghi nhớ
II. Cân bằng của 1 vật có mặt chân đế.
1. Mặt chân đế là gì?
_ Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.
2. Điều kiện cân bằng
 ĐKCB của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).
3. Mức vững vàng của cân bằng.
_ Mức vững vàng cân bằng của vật được xđ bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. 
_ Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.
* Bố trí tn o hình 20.6 .
_ Quan sát tno
_ Các vị trí cân bằng này có vững vàng như nhau không? Hãy dự đoán ở vị trí nào vật dễ bị lật đổ hơn?
_ Các vị trí này không vững vàng như nhau. Vị trí 3 vật dễ bị lật đổ nhất.
_ Hãy xác định mặt chân đế của khối hộp ở các vị trí 1, 2, 3, 4?
_ (1) AB; (2) AC; (3) AD; (4) vị trí điểm A.
_ Hãy nhận xét giá của trọng lực trong từng trường hợp?
_ Trường hợp 1, 2, 3 giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, trường hợp 4 giá của trọng lực không qua mặt chân đế
_ Hãy nêu điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế?
 _ trả lời
* Mức độ cân bằng của vững vàng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Muốn vật khó bị lật đổ phải làm gì?
_ HS trả lời.
_ Hoàn thành C2
_ Vì trọng tâm của ôtô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế ở gần mép mặt chân đế.
- Người ta đổ chì vào đáy con lật đật nên trọng tâm của con lật đật ở gần sát đáy (võ nhựa có khối lượng không đáng kể)
IV. Tổng kết bài học.
Ngày soạn: 29/11/2014 Ngày bắt đầu dạy: 11 /12/2014 – Tuần 16 
Tiết 32. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN
CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
_ Phát biểu được định nghĩa chuyển động tịnh tiến và nêu được ví dụ minh họa.
_ Viết được công thức định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến
_ Nêu được tác dụng của momen lực đối với một vật rắn quay quanh một trục.
_ Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến momen quán tính của vật.
2. Kỹ năng:
_ Áp dụng được định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến thẳng, giải được các bài tập SGK và các bài tập tương tự.
_ Vận dụng được khái niệm momen quán tính để giải thích sự thay đổi cđ quay của các vật.
_ Củng cố kĩ năng đo thời gian chuyển động và kĩ năng rút ra kết luận.
3. Phát triển năng lực.
_ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí: chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay.
_ Năng lực sử dụng công thức vật lí: Gia tốc của vật cđ tịnh tiến.
4. Thái độ: Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: một số hình ảnh ví dụ như trong sgk
2. Học sinh: Ôn lại định luật II Niu-tơn, tốc độ góc và momen lực.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là dạng cân bằng bền, không bền, phiếm định? Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì với mỗi dạng cân bằng?
3. Bài mới.
a/ Hoạt động 1. Tìm hiểu chuyển động tịnh tiến của vật rắn.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Xét một vài ví dụ về cđ của vật rắn mà trong đó tất cả các điểm của vật đều cđ như nhau (tức là như 1 điểm):
+ chuyển động của ngăn kéo trong ngăn bàn: cđ tịnh tiến thẳng.
+ Cđ của 1 chiếc đinh thường được đóng vào tường.
_ Tiếp thu
I. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn.
1. Định nghĩa.
 Chuyển động tịnh tiến của 1 vật rắn là chuyển động trong đó đường nối 2 điểm bất kỳ của vật luôn song song với chính nó.
* Thông báo định nghĩa cđ tịnh tiến.
_ Tiếp thu và ghi nhớ
_ Y/c hs hoàn thành C1
_ Hoàn thành C1
_ Thông báo về loại cđ tịnh tiến cong. VD: cđ của bàn đạp khi người ta đang đạp xe.
_ Phân biệt cđ tịnh tiến cong và cđ cong:
_ Tiếp thu
b/ Hoạt động 2. Tìm hiểu gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Xét cđ tịnh tiến của một vật: 
_ NX về tính chất của các điểm trên vật cđ tịnh tiến? Gia tốc của các điểm trên vật có đặc điểm gì?
_ Trong chuyển động tịnh tiến tất cả các điểm trên vật đều chuyển động như nhau do đó chúng có cùng gia tốc.
2. Gia tốc của vật trong chuyển động tịnh tiến.
Gia tốc của chuyển động tịnh tiến được xác định bằng định luật II Niu-Tơn
 hay 
Trong đó: là hợp lực tác dụng lên vật
: là khối lượng của vật
_ Thông báo về gia tốc trong cđ tịnh tiến: Trong cđ tịnh tiến tất cả các điểm trên vật đều cđ như nhau, nghĩa là đều có cùng một gia tốc. Vì vậy ta có thể coi vật như một chất điểm để tính gia tốc của vật, và áp dụng định luật II Niu-tơn để tìm gia tốc của vật.
_ Tiếp thu
* Trường hợp vật chuyển động tịnh tiến thẳng, chọn Ox cùng hướng cđ, rồi chiếu phương trình vectơ lên Ox:
_ Chiếu lên phương Oy: 
_ Tiếp thu
c/ Hoạt động 3. Kiểm tra 15 phút
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Đọc đề:
Một vật có khối lượng được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy . Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
Chép đề và làm bài
Giải.
Vật chịu t/d của các lực cân bằng:
Trượt các vec tơ lực về điểm đồng qui ta có:
IV. Tổng kết bài học.
Tổ trưởng kiểm tra
Bình Giang, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Đỗ Quang Sơn
Ngày soạn: 06/11/2014 Ngày bắt đầu dạy: 15 /12/2014 – Tuần 17 
Tiết 33. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN
CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH (tiếp)
Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là chuyển động tịnh tiến của một vật rắn?
Các điểm của vật trong chuyển động tịnh tiến có gia tốc như thế nào? Hãy viết biểu thức tính gia tốc đó? 
3. Bài mới.
a/ Hoạt động 1. Tìm hiểu thí về đặc điểm của chuyển động quay của một vật quanh trục cố định.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
_ Đại lượng đặc trưng cho cđ quay của chất điểm là gì?
_ Tốc độ góc 
II. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
1. Đặc điểm của chuyển động quay. Tốc độ góc
_ Khi một vật rắn quay tranh một trục cố định, mọi điểm của vật có cùng tốc độ góc , gọi là tốc độ góc của vật.
_ Vật quay đều.
_ Vật quay nhanh dền thì tăng dần.
_ Vật quay chậm dền thì giảm dần.
_ Tương tự, đối với vật rắn, đại lượng đặc trưng cho cđ quay của vật là tốc độ góc chứ không phải tốc độ dài .
 Thông báo về tốc độ góc của vật rắn quay quanh trục cố định.
_ Tếp thu
_ Vậy có giá trị như thế nào nếu vật quay đều? Quay nhanh dần? Chậm dần?
_ trả lời.
b/ Hoạt động 2. Tìm hiểu tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
* Giới thiệu bộ tno H 21.4:
+ Ròng rọc có khối lượng đáng kể, có thể quay không ma sát quanh trục cố định.
+ Sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể.
+ Hai vật nặng khác nhau .
_ Quan sát
2. Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục.
a. Thí Nghiệm:
1
2
b. Giải thích:
- Hai vật có trọng lượng khác nhau (P1 > P2) => T1 ≠ T2 (T1 > T2) => Tổng mômen lực tác dụng lên ròng rọc là: M = M1 - M2 = (T1 - T2)R
M ≠ 0 => Ròng rọc quay nhanh dần.
c. Kết luận:
 Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
_ Hoàn thành C2
_ Trả lời C2
_ NX về cđ của hai trọng vật và của ròng rọc trong tno?
_ Hai vật cđ tịnh tiến nhanh dần. Còn ròng rọc cđ quay nhanh dần.
* Giải thích hiện tượng.
_ Tiếp thu
* Hãy rút ra KL về tác dụng của momen lực đối với vật quay quanh trục cố định? 
_ Rút ra KL
IV. Tổng kết bài học. 
Ngày soạn: 06/12/2014 Ngày bắt đầu dạy: 18 /12/2014 – Tuần 17 
Tiết 34. NGẪU LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
_ Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực. Viết được công thức tính momen của ngẫu lực.
2. Kỹ năng:
_ Vận dụng được khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
_ Vận dụng được công thức tính mômen 

File đính kèm:

  • docGiao_an_vat_li_10__Chuong_II_20150725_095410.doc