Giáo án Vật lý 10 bài 43: Ứng dụng của định luật Becnuli

a. Lực nâng máy bay

Các đường dòng phía trên xít vào nhau hơn so với các đường dòng bên dưới nên vận tốc ở trên lớn hơn vận tốc ở dưới.Áp suất thủy tĩnh phía trên nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh phía dưới.Từ đó tạo ra một lực nâng máy bay.

b.Bộ chế hòa khí

Tại B, áp suất giảm xuống, xăng bị hút lên và phân tán thành những hạt nhỏ trộn lẫn với không khí tạo thành hỗn hợp đi vào xi lanh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 bài 43: Ứng dụng của định luật Becnuli, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 43: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT BECNULI
 Người soạn : Nguyễn Thị Toàn Ngày soạn: 08/03/2010
 Giáo viên hướng dẫn: cô Nhữ Ngọc Minh Ngày dự giờ: 09/03/2010
 Trường : THPT Tây Hồ Lớp: 10A6- tiết 4 
Mục tiêu : Sau khi học xong bài học học sinh cần đạt được:
Kiến thức
Hiểu được nguyên tắc đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần của chất lỏng.
 Giải thích được một số hiện tượng bằng định luật Bec-nu-li.
Hiểu hoạt động của ống Ven-tu-ri.
Kỹ năng
Đo được áp suất tĩnh và áp suất toàn phần của chất lỏng.
Vận dụng giải thích hiện tượng thực tế.
Rèn luyện tư duy logic.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
 Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý nâng cao, sách danh cho giáo viên.
Các hình vẽ mô tả trong bài.
Học sinh
Kiến thức đã học về định luật Bec-nu-li.
Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giáo viên có thể biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Các tranh ảnh theo hình vẽ SGK.
- Mô phỏng ống Ven-tu-ri, bộ chế hòa khí.
 III. Tiến Trình Dạy Học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
CH1: Phát biểu và viết hệ thức liên hệ giữa tốc độ và tiết diện trong một ống dòng?
CH2: Phát biểu và viết công thức của định luật Bec-nu-li?
- Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện của ống.
-
- Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại mọi điểm bất kì luôn là hằng số.
- 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần.
Đặt vấn đề: Ở tiết trước cô và các em đã tìm hiểu về định luật Bec-nu-li. Vậy định luật Bec-nu-li có những ứng dụng gì trong thực tế? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Ứng dụng của định luật Bec-nu-li.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 43.1 sách giáo khoa.
h1
h2
(?) Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm?
(?) Dựa vào sách giáo khoa, mô tả cách đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần của một dòng chảy?
Chốt lại:
-Áp suất tĩnh tỉ lệ với độ cao của cột chất lỏng trong ống 1.
-Áp suất toàn phần tỉ lệ với độ cao cột chất lỏng trong ống 2.
-Lắng nghe
-Quan sát
-Ống 1:hình trụ, hở 2 đầu.
- Ống 2: hình trụ, hở 2 đầu, một đầu được uốn vuông góc.
-Áp suất tĩnh: đặt miệng ống 1 sao cho miệng ống song song với dòng chảy.
-Áp suất toàn phần: đặt ống 2 sao cho miệng ống vuông góc với dòng chảy.
1. Đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần
a) Đo áp suất tĩnh :
 Đặt một ống hình trụ hở hai đầu, sao cho miệng ống song song với dòng chảy. Áp suất tĩnh tỉ lệ với độ cao của cột chất lỏng trong ống.
p = rgh1
b) Đo áp suất toàn phần: 
 Dùng một ống hình trụ hở hai đầu, một đầu được uốn vuông góc. Đặt ống sao cho miệng ống vuông góc với dòng chảy. Áp suất toàn phần tỉ lệ với độ cao của cột chất lỏng trong ống.
p + ½ rv2 = rgh2
Hoạt động 3: Đo vận tốc chất lỏng. Ống Ven-tu-ri.
Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 43.2 trong sách giáo khoa.
(?) Mô tả cấu tạo của ống Ven-tu-ri?
(?) Quan sát nhanh phần in chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 206, hãy rút ra công thức tính vận tốc chất lỏng?
-Quan sát
-Một ống đặt nằm ngang, có 1 phần tiết diện S và một phần tiết diện s. Nối 2 đầu phần ống đó với 1 áp kế hình chữ U.
-
2. Đo vận tốc chất lỏng. Ống Ven-tu-ri.
 Dựa trên nguyên tắc đo áp suất tĩnh, người ta chế tạo ra ống ven-tu-ri dùng để đo vận tốc của chất lỏng:
Trong đó
Dp : hiệu áp suất tĩnh giữa hai tiết diện S và s
Hoạt động 4: Tìm hiểu lực nâng máy bay. Bộ chế hòa khí.
(?)So sánh vận tốc khí ở trên và ở dưới cánh máy bay? tại sao?
(?) So sánh áp suất tĩnh của khí ở trên và ở dưới cánh máy bay?
(?)Giải thích cơ chế hình thành lực nâng cánh máy bay?
(?) Dựa vào hình vẽ 43.5 hãy nêu cấu tạo của bộ chế hòa khí?
(?) Nguyên tắc hoạt động của bộ chế hòa khí?
-Các đường dòng phía trên xít vào nhau hơn so với các đường dòng bên dưới nên vận tốc ở trên lớn hơn vận tốc ở dưới.
-Áp suất thủy tĩnh phía trên nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh phía dưới.
- Từ đó tạo ra một lực nâng máy bay.
-Buồng phao A
-Vòi phun G
-Phao P
-Ống thắt tại B
-Tại B, áp suất giảm xuống, xăng bị hút lên và phân tán thành những hạt nhỏ trộn lẫn với không khí tạo thành hỗn hợp đi vào xi lanh.
a. Lực nâng máy bay
Các đường dòng phía trên xít vào nhau hơn so với các đường dòng bên dưới nên vận tốc ở trên lớn hơn vận tốc ở dưới.Áp suất thủy tĩnh phía trên nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh phía dưới.Từ đó tạo ra một lực nâng máy bay.
b.Bộ chế hòa khí
Tại B, áp suất giảm xuống, xăng bị hút lên và phân tán thành những hạt nhỏ trộn lẫn với không khí tạo thành hỗn hợp đi vào xi lanh.
Hoạt động 5: Ra bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh làm bài tập: bài 1, bài 2 trong sách giáo khoa trang 210.
- Ghi chép
Giáo án bảng
Bài 43: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT BECNULI
Đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần
 Áp suất tĩnh: hình trụ, hở 2 đầu.
 Dụng cụ:
 Áp suất toàn phần: hình trụ, hở 2 đầu, một đầu được uốn vuông góc.
 Áp suất tĩnh: miệng ống song song với dòng chảy
Cách đo:
 Áp suất toàn phần: miệng ống vuông góc với dòng chảy
Đo vận tốc chất lỏng. Ống Ven-tu-ri. 
Cấu tạo: 1 ống nằm ngang và 1 áp kế hình chữ U
Công thức: 
Lực nâng máy bay. Bộ chế hòa khí.
Lực nâng máy bay
-Vận tốc ở trên lớn hơn vận tốc ở dưới.
 -Áp suất thủy tĩnh phía trên nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh phía dưới.
 b. Bộ chế hòa khí
 Cấu tạo:
 -Buồng phao A
 -Vòi phun G
 -Phao P
 -Ống thắt tại B
 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 
 Toàn
 Nguyễn Thị Toàn

File đính kèm:

  • docung dung dinh luat becnuli.doc