Giáo án Vật lí 11 - Tiết 61, Bài 31: Mắt (tiếp) - Năm học 2015-2016

 GV chia lớp ra làm 4 nhóm.

Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.

GV phát phiếu học tập số 1 cho học sinh.

 Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.

 GV quan sát, trợ giúp học sinh

 GV cho các nhóm trưởng bốc thăm để tìm hiểu về tật cận thị và viễn thị.

 GV phát phiếu học tập số 2 và số 3.

 GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 10 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3.

GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm của các nhóm khác.

Nhóm 1 nhận xét bài làm của nhóm 2.

Nhóm 2 nhận xét bài làm của nhóm 3.

Nhóm 3 nhận xét bài làm của nhóm 4.

Nhóm 4 nhận xét bài làm của nhóm 1.

GV nhận xét, kết luận và cho điểm các nhóm

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Tiết 61, Bài 31: Mắt (tiếp) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61. BÀI 31: MẮT ( tiếp)
Ngày soạn: 01/4/2016
Dạy ở lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11B
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức : 
	+ Trình bày được khái niệm sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này
	+ Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt
	2. Kỹ năng: 	
 + Vận dụng các kiến thức về mắt để giải được các dạng bài tập có liên quan.
 3. Thái độ:
 + Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, khả năng tự học ở nhà của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, giấy A0.
 2. Học sinh: Nắm vững kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Sử dụng kết hợp các phương pháp: hướng dẫn, giải thích, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : GV phân lớp thành 4 nhóm, GV kiểm tra bài cũ theo nhóm. GV sử dụng máy chiếu cho các nhóm học sinh trả lời ô chữ trên máy chiếu về phần cấu tạo của mắt.
	Hoạt động 2 (30 phút) : Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 GV chia lớp ra làm 4 nhóm. 
Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
GV phát phiếu học tập số 1 cho học sinh.
 Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.
 GV quan sát, trợ giúp học sinh
 GV cho các nhóm trưởng bốc thăm để tìm hiểu về tật cận thị và viễn thị.
 GV phát phiếu học tập số 2 và số 3.
 GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 10 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3.
GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm của các nhóm khác.
Nhóm 1 nhận xét bài làm của nhóm 2.
Nhóm 2 nhận xét bài làm của nhóm 3.
Nhóm 3 nhận xét bài làm của nhóm 4.
Nhóm 4 nhận xét bài làm của nhóm 1.
GV nhận xét, kết luận và cho điểm các nhóm. 
 Các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
 Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2, số 3.
Các nhóm nhận xét bài của bạn.
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Mắt cận khi không điều tiết có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường, có tiêu điểm nằm trước màng lưới.
 fmax < OV.
- Khoảng cách OCv hữu hạn ( Mắt nhìn xa không rõ)
- Điểm cực cận Cc ở rất gần mắt hơn bình thường. 
b) Cách khắc phục 
 - Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
 Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = - OCV.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
2. Mắt viễn thị và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.
- fmax > OV.
- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
- Cc ở rất xa mắt hơn bình thường. 
b) Cách khắc phục
 - Đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ được vật các ở gần như mắt bình thường.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
3. Mắt lão và cách khắc phục
 a) Đặc điểm: Khi về già, khả năng điều tiết của mắt giảm, điểm cực cận dời xa mắt.
 b) Cách khắc phục: Đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp. 
	Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu sự lưu ảnh của mắt.
 Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng sự lưu ảnh của mắt.
 Ghi nhận sự lưu ảnh của mắt.
 Nêu ứng dụng về sự lưu ảnh của mắt trong diện ảnh, truyền hình.
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt
 Tác động của ánh sáng lên màng lưới còn tồn tại khoảng 1/10 giây sau khi ánh sáng tắt gọi là hiện tượng lưu ảnh của mắt.
	Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 203 sgk và 3.12, 3.15 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	Đọc sách giáo khoa Vật lý lớp 11 trang 199, 200. Hãy nêu đặc điểm và cách khắc phục của mắt cận?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Đọc sách giáo khoa Vật lý lớp 11 trang 200, 201. Hãy trả lời câu hỏi sau: 
1. Nêu đặc điểm và cách khắc phục của mắt viễn?
2. Nêu các nguyên nhân làm suy giảm thị lực ở mắt? Các biện pháp để bảo vệ mắt.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 Đọc sách giáo khoa Vật lý lớp 11 trang 200, 201. Hãy trả lời câu hỏi sau: 
1. Nêu đặc điểm và cách khắc phục của mắt lão?
2. Nêu các nguyên nhân làm suy giảm thị lực ở mắt? Các biện pháp để bảo vệ mắt.

File đính kèm:

  • docBai_31_Mat.doc