Giáo án Vật lí 10 nâng cao - Tiết 70, Bài 50: Chất rắn - Năm học 2015-2016 - Võ Trọng Nhớ

GV: Chiếu một số hình ảnh của chất rắn kết tinh.

GV: Nhận xét về hình dạng bên ngoài của các chất rắn trên?

HS: Có dạng hình học.

GV: Các vật rắn có dạng hình học như vừa nói được gọi là các tinh thể.

GV: Chất rắn được cấu tạo từ gì?

HS: Từ nguyên tử, phân tử.

GV: Nhờ sử dụng tia Rơn- ghen mà người ta nghiên cứu được cấu tạo của chất rắn từ phân tử, nguyên tử, ion

GV: Nếu không để ý đến cấu tạo của chất rắn mà chỉ để ý đến cách sắp xếp, cách phân bố các hạt trong không gian thì ta đi đến khái niệm mạng tinh thể.

GV: Chiếu hình ảnh về một số mạng tinh thể.

GV: Chiếu về cấu trúc mạng tinh thể muối ăn. 2.Tinh thể và mạng tinh thể.

-Các vật rắn có dạng hình học được gọi là các tinh thể.

Vd: Kim cương, Sắt, Đồng, Silic,Gemani .

-Mạng tinh thể là một mạng lưới mô tả cách phân bố trong không gian của các hạt cấu tạo nên tinh thể.

-Hạt ở mạng tinh thể:

+Ion dương hoặc âm.

+Ion dương.

+Nguyên tử, phân tử.

+Giữa các hạt có lực tương tác, có tác dụng duy trì cấu trúc tinh thể.

+Một chất rắn có thể kết tinh theo nhiều kiểu cấu trúc tinh thể khác nhau.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 10 nâng cao - Tiết 70, Bài 50: Chất rắn - Năm học 2015-2016 - Võ Trọng Nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn 10/03/2016
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG HÀ.
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Cô Phan Phước Yên.
Sinh viên thực tập : Võ Trọng Nhớ
Lớp 	:10A11	
Tiết 70. Bài 50 Chất rắn
A. MỤC TIÊU
I. Chuẩn
 1. Kiến thức
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào hình dạng bên ngoài, hiện tượng nóng chảy và cấu trúc vi mô của chúng.
-Hiểu thế nào là vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
-Hiểu được khái niệm sơ bộ về mạng tinh thể.
-Hiểu được chuyển động nhiệt của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
-Hiểu khái niệm tính dị hướng của tinh thể, giải thích được tại sao vật rắn đa tinh thể, vật rắn vô định hình lại không có tính dị hướng.
2. Kĩ năng
- Giải thích các hiện tượng vật lí liên quan.
 3. Thái độ 
- Có thái độ tích cực trong giờ học, chú ý xây dựng bài.
- Có tinh thần hợp tác trong việc học tập cũng như ứng dụng các hiểu biết của bài học vào 
thực tế.
II. Mở rộng và nâng cao
-Ứng dụng của chất rắn trong cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
C. CHUẨN BỊ
* Giáo viên:
-Giáo án.
-Bài Powpoint về chất rắn.
* Học sinh: 
-Ôn lại thuyết động học phân tử chất khí.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ ( 1 phút )
II. KIỂM TRA BAI CŨ
III. NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1: ( 2 phút ) Giới thiệu về chương VII
Các em đã được học chương chất khí, hôm nay chúng ta đi nghiên cứu chương mới, nói về chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể. Trong chương này ta sẽ khảo sát: đặc tính, cấu trúc, chuyển động nhiệt, một số tính chất vĩ mô của chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể, độ ẩm không khí. 
Hoạt động 2(3 phút) Đặt vấn đề.
-Chiếu hình ảnh về hắc ín, muối, nhựa thông, thạch anh. Bạn hãy nhìn vào và nhận xét về hình dạng bên ngoài của của các vật rắn.
-Chất rắn có hình dạng bên ngoài là hình dạng hình học được gọi là chất rắn gì thì ta đi vào phần 1: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Hoạt động 3(5) Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức(ghi bảng)
GV: Như vậy ta có thể chia chất rắn thành 2 loại:
Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
GV: Một số chất như đường, lưu huỳnhcó thể là chất rắn kết tinh hay là chất rắn vô định hình tùy thuộc vào người ta làm chúng răn lại như thế nào.Ví dụ: Đun lưu huỳnh kết tinh cho nóng chảy ở 3500C rồi làm nguội đột ngột bằng cách đổ lưu huỳnh nóng chảy vào nước lạnh thì ta có lưu huỳnh vô định hình, nếu ta để lưu huỳnh nguội dần dần cho đến khi đông đặc thì ta có lưu huỳnh kết tinh.
GV: Tại sao cùng là chất rắn mà chất rắn kết tinh có dạng hình học, chất rắn vô định hình lại không có hình dạng hình học ta nghiên cứu vào phần 2.
1.Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
-Chất rắn có hai loại:
+Chất rắn kết tinh.
Ví dụ:muối, thạch anh, Silic, Gemani,
+Chất rắn vô định hình.
Ví dụ: Hắc ín, Nhựa thông, Cao su, Thủy tinh
-Về hình dạng bên ngoài:
+Chất rắn kết tinh có dạng hình học.
+Chất rắn vô định hình không có dạng hình học
Lưu ý: Một số chất có thể là chất rắn kết tinh hay chất rắn vô định hình.
 Hoạt động 4(9 phút): Tinh thể và mạng tinh thể.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức(ghi bảng)
GV: Chiếu một số hình ảnh của chất rắn kết tinh.
GV: Nhận xét về hình dạng bên ngoài của các chất rắn trên?
HS: Có dạng hình học.
GV: Các vật rắn có dạng hình học như vừa nói được gọi là các tinh thể.
GV: Chất rắn được cấu tạo từ gì?
HS: Từ nguyên tử, phân tử.
GV: Nhờ sử dụng tia Rơn- ghen mà người ta nghiên cứu được cấu tạo của chất rắn từ phân tử, nguyên tử, ion
GV: Nếu không để ý đến cấu tạo của chất rắn mà chỉ để ý đến cách sắp xếp, cách phân bố các hạt trong không gian thì ta đi đến khái niệm mạng tinh thể.
GV: Chiếu hình ảnh về một số mạng tinh thể.
GV: Chiếu về cấu trúc mạng tinh thể muối ăn.
2.Tinh thể và mạng tinh thể.
-Các vật rắn có dạng hình học được gọi là các tinh thể.
Vd: Kim cương, Sắt, Đồng, Silic,Gemani..
-Mạng tinh thể là một mạng lưới mô tả cách phân bố trong không gian của các hạt cấu tạo nên tinh thể.
-Hạt ở mạng tinh thể:
+Ion dương hoặc âm. 
+Ion dương.
+Nguyên tử, phân tử.
+Giữa các hạt có lực tương tác, có tác dụng duy trì cấu trúc tinh thể.
+Một chất rắn có thể kết tinh theo nhiều kiểu cấu trúc tinh thể khác nhau.
Hoạt động 5(7 phút): Vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức(ghi bảng)
GV: Chiếu một số hình ảnh về cấu trúc vật rắn đơn tinh thể:muối, thạch anh, kim cương.
GV: Chiếu một số hình ảnh về cấu trúc vật rắn đa tinh thể: vàng, kẽm, sắt,
3.Vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
-Vật rắn đơn tinh thể là vật rắn được cấu tạo chỉ từ một tinh thể.
Vd: Muối, Thạch anh, Kim cương,.
-Vật rắn đa tinh thể là vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau.
Vd: Sắt, Đồng và hợp kim
Hoạt động 6(5 phút ):Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức(ghi bảng)
GV: Các hạt cấu tạo nên tinh thể luôn luôn dao động quanh vị trí cân bằng được xác định trong mạng tinh thể.
GV: Các vị trí cân bằng này được phân bố theo trật tự gần, nghĩa là đối với một hạt nào đó thì các hạt khác gần kề nó được phân bố có trật tự, song càng xa hạt nói trên thì không cón có trật tự như vậy nữa.
4.Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
-Chất rắn kết tinh chính là dao động của mỗi hạt quanh một vị trí cân bằng xác định của mạng.
-Chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng.
-Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh lên. 
Hoạt động 7( 5 phút): Tính dị hướng.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức(ghi bảng)
GV: Tính dị hướng bắt nguồn từ sự dị hướng của cấu trúc mạng tinh thể.
GV: Tại sao vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng ? HS: Vì chính nó là một tinh thể.
GV: Tại sao vật rắn vô định hình không có tính dị hướng ?
 HS: Không có cấu trúc tinh thể.
5.Tính dị hướng.
Tính dị hướng: (SGK)
-Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
-Vật rắn đa tinh thể và vật rắn vô định hình không có tính dị hướng.
Hoạt động 8(3 phút ): Ứng dụng của chất rắn đa tinh thể và chất rắn đơn tinh thể.
-Chiếu một số hình ảnh về chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Hoạt động 9(3 phút ): Củng cố:
-Chiếu sơ đồ tóm tắt nội dung bài học.
-Về nhà các bạn làm bài tập ở sách giáo khoa.
-Chuẩn bị bài mới:
+Xem lại lực đàn hồi của lò xo, định luật III Newton.
IV. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Cô giáo Phan Phước Yên Võ Trọng Nhớ

File đính kèm:

  • docxBai_50_Chat_ran.docx