Giáo án Văn 9 tiết 74: Kiểm tra tiếng việt

 4. Điền vào chỗ trống từ ngữ xưng hô thích hợp trong lời thoại sau:

 Một cụ già gặp một cô giáo trẻ để hỏi về tình hình học tập của cháu mình.

 [ ] có thể cho già này biết về tình hình học tập của cháu Thành được không?

 A – Cô giáo B – Cháu C – Mày D – Chị.

5. Trong những câu thơ sau, dùng theo cách dẫn nào?

 “Bố ở chiến khu bố còn việc bố,

 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

 Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!”

 A. Cách dẫn trực tiếp. C. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

 B. Cách dẫn gián tiếp. D. Nửa trực tiếp và nửa gián tiếp.

6. Trong các câu sau, câu nào nghĩa của từ “ngân hàng”được dùng với nghĩa gốc?

 A – Ngân hàng máu C – Ngân hàng đề thi

 B – Ngân hàng ngoại thương D – Ngân hàng dữ liệu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn 9 tiết 74: Kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày kiểm tra: : 06 /12/ 2014. Lớp: 9..
Tiết: 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết kiểm tra giúp HS:
- Nắm vững các kiến thức TV đã học ở học kỳ I để làm bài kiểm tra.
- Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả HS về tri thức kĩ năng, thái độ học tập đế khắc phục điểm yếu chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì I.
B/ Hình thức:
 - Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm tại lớp 45 phút.
C/ Thiết lập ma trận:
 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học:
 - Các phương châm hội thoại (3 tiết)
 - Xưng hô trong hội thoại (1 tiết)
 - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (1 tiết)
 - Sự phát triển của từ vựng (2 tiết)
 - Thuật ngữ (1 tiết)
 - Trau dồi vốn từ(1 tiết)
 - Tổng kết về từ vựng (5 tiết)
 2. Xây dựng khung ma trận:
 a- Phần trắc nghiệm:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Các phương châm hội thoại
1
2
3
Xưng hô trong hội thoại
1
1
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1
1
Sự phát triển của từ vựng
1
1
Thuật ngữ
1
1
Trau dồi vốn từ
1
1
Tổng kết về từ vựng
2
2
4
Tổng số câu
5
7
12
Tổng điểm
1,25
1,75
3
 b- Phần tự luận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Xưng hô trong hội thoại
1
1
Tổng kết về từ vựng
1
1
Các phương châm hội thoại
1
1
Tổng số câu
2
1
3
Tổng điểm
4
3
7
D- Biên soạn đề kiểm tra:
I . Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 * Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 1. Những câu văn sau, câu nào liên quan đến phương châm về chất?
 A – Lên giọng dạy đời C – Vừa nói vừa múa chân tay
 B – Nói tràng giang đại hải D – Ăn óc nói mò. 
 2. Câu “Bới móc nói xấu người vắng mặt” chê cười những kẻ vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 
 A – Phương châm về lượng. C - Phương châm lịch sự.
 B – Phương châm về chất. D – Phương châm cách thức.
 3. Có thể điền vào chỗ trống trong câu:
 - Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là[]
 A. Nói móc B. Nói mát C. Nói leo D. Nói hớt.
 4. Điền vào chỗ trống từ ngữ xưng hô thích hợp trong lời thoại sau:
 Một cụ già gặp một cô giáo trẻ để hỏi về tình hình học tập của cháu mình.
 [] có thể cho già này biết về tình hình học tập của cháu Thành được không?
 A – Cô giáo B – Cháu C – Mày D – Chị.
5. Trong những câu thơ sau, dùng theo cách dẫn nào?
 “Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!”
 A. Cách dẫn trực tiếp. C. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 B. Cách dẫn gián tiếp. D. Nửa trực tiếp và nửa gián tiếp.
6. Trong các câu sau, câu nào nghĩa của từ “ngân hàng”được dùng với nghĩa gốc?
 A – Ngân hàng máu C – Ngân hàng đề thi
 B – Ngân hàng ngoại thương D – Ngân hàng dữ liệu.
7. Thuật ngữ “đồng chí” có nghĩa là:
 A. người không cùng chí hướng. C. người gần chí hướng.
 B. người cùng chung chí hướng. D. người xa chí hướng.
8. Từ “tuyệt trần” trong câu: “Xưa kia bà đẹp tuyệt trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”.
Có nghĩa là:
 A- dứt, không còn gì. B– vẫn còn. C – cực kì, nhất. D. chưa cực kì.
9. Trong các câu thơ sau câu nào có thành ngữ?
 A – Ngày xuân con én đưa thoi. C – Cỏ non xanh tận chân trời.
 B – Bên trời góc bể bơ vơ. D – Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
10. Trong các từ sau từ nào không phải là từ đồng nghĩa?
 A – Chết B – Hi sinh C – Sống D – Tạ thế
11. Thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” có nghĩa là:
 A – chỉ một người ăn thị ngậm hạt 
 B – chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch
 C – chỉ cách nói dài dòng, rườm rà
 D – khuyên ăn thị không nên ngậm hạt
12 Câu thơ “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A – So sánh B – Nhân hóa C – Ẩn dụ D – Nói quá
II. Phần tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) Em có nhận xét gì về cách dùng từ xưng hô trong câu chuyện sau, câu chuyện đó gợi cho em suy nghĩ gì?
 Có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp lại người thầy từng dạy ông lớp Một. Ông kính cẩn thưa:
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là
Người thầy giáo hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào
Câu 2: (2 điểm) Đọc kĩ hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3: (3 điểm) Cho tình huống: Bạn A thường xuyên không học bài bị điểm kém. Giờ sinh hoạt, lớp đưa ra để phê bình. Em hãy viết một đoạn sao cho các cuộc thoại đảm bảo các phương châm về lượng, về chất và phương châm lịch sự và xác định các phương châm đó.
E. Đáp án và biểu điểm:
 I- Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
D
A
A
B
B
C
D
C
B
A
 II. Phần tự luận:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 - Cách xưng hô của vị tướng (thầy – em) à thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo cũ.
 - Cách xưng hô của vị tướng đối với thầy giáo cũ cho ta bài học về tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, rất đáng để mọi người noi theo.
1 điểm
1 điểm
Câu 2
 Câu2: (2 điểm) (mỗi câu đúng 1 điểm)
Từ “mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ: ẩn dụ.
Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa chỉ có tính chất lâm thời (đứa con của người mẹ Tà-ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng), nó không làm thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong tự điển. 
1 điểm
1 điểm
Câu 3
 Câu3: 3 điểm
 - Yêu cầu HS: viết một đoạn: phê bình HS A.
 - Trong đoạn văn phải có các cuộc hội thoại của các thành viên (HS trong lớp) với lớp trưởng, cô giáo chủ nhiệm xoay quanh việc nhắc nhở phê bình bạn A.
 - Các cuộc hội thoại phải đảm bảo yêu cầu về thực hiện các phương châm về lượng, về chất và phương châm lịch sự.
 + Diễn đạt phải mạch lạc, không sai lỗi chính tả, không lạc đề cho tối đa 3 điểm.
3 điểm

File đính kèm:

  • dockiem tra tv 2014-2015.doc
Giáo án liên quan