Giáo án Văn 9 tiết 71: Kiểm tra văn
6. Bài thơ “Ánh trăng” đã để lại trong tâm hồn người đọc bài học thấm thía nào về đạo lí?
A. Ân nghĩa thủy chung.
B. Bao dung và độ lượng.
C. Không được vô ơn, thay lòng đổi dạ.
D. Không được vô ơn, thay lòng đổi dạ, sống bao dung, độ lượng và ân nghĩa thủy chung.
7. Nhân vật chính của truyện “Làng” là ai?
A. Ông Hai. C. Bà con làng Chợ Dầu.
B. Vợ con ông Hai. D. Bà chủ nhà nơi tản cư.
Ngày kiểm tra: 02 /12/ 2014. Lớp: 9 Tiết: 71 KIỂM TRA VĂN A. Mục tiêu cần đạt: - Trên cơ sở ơn tập, HS nắm các bài thơ, truyện hiện đại đã học để làm tốt bài kiểm tra tại lớp. - Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kỉ năng, thái độ để cĩ định hướng giúp HS khắc phục những điểm cịn yếu. B/ Hình thức: - Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm tại lớp 45 phút. C/ Thiết lập ma trận: 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học: - Thơ hiện đại: (6 tiết) + Đồng chí (1 tiết) + Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1 tiết) + Đoàn thuyền đánh cá (2 tiết) + Bếp lửa (1 tiết) + Aùnh trăng (1 tiết). - Truyện hiện đại: (6 tiết) + Làng (2 tiết) + Lặng lẽ Sa Pa (2 tiết) + Chiếc lược ngà (2 tiết). - Chương trình địa phương: Nhà văn Lê Văn Thảo – Ông cá hô (2 tiết). 2. Xây dựng khung ma trận: a- Phần trắc nghiệm: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Đồng chí 1 1 Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1 1 Đoàn thuyền đánh cá 1 1 2 Bếp lửa 1 1 Aùnh trăng 1 1 Ông cá hô 1 1 2 Làng 1 1 Lặng lẽ Sa Pa 1 1 Chiếc lược ngà 1 1 2 Tổng số câu 5 7 12 Tổng điểm 1,25 1,75 3 b- Phần tự luận: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Đoàn thuyền đánh cá 1 1 Chiếc lược ngà 1 2 Làng 1 1 Tổng số câu 2 1 3 Tổng điểm 4 3 7 D- Biên soạn đề kiểm tra: I . Trắc nghiệm: ( 3 điểm) * Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1 . Nghĩa của từ “ Đồng chí” là: A. người cùng chung chí hướng, lí tưởng. C. những người giàu. B. những người nghèo. D. những người nông dân. 2. Thái độ của người lính lái xe, khi xe không có kính là : A. Bình tĩnh, hiên ngang. B. Vui vẻ, lạc quan. C. Không lùi bước trước những khó khăn, thử thách. D. Bình tĩnh, hiên ngang, lạc quan, không lùi bước trước những khó khăn, thử thách. 3. Cấu trúc bài thơ « Đoàn thuyền đánh cá » như thế nào ? A. Theo thời gian : hoàng hôn – đêm trăng – rạng đông B. Theo công việc : ra khơi – đánh cá – trở về. C. Theo trình tự: hoàng hôn -> ra khơi - đêm trăng -> đánh cá - rạng đông -> trở về. D. Theo trình tự: việc gì trước kể trước, việc gì sau kể sau. 4 . Các hình ảnh “câu hát”, “gió khơi” trong câu thơ: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” mang ý nghĩa gì? A. Một chuyến ra khơi vui vẻ. B. Khí thế phấn chấn, dạt dào niềm vui ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. C. Một chuyến ra khơi đánh cá nhiều hi vọng. D. Một chuyến ra khơi thất bại. 5. Bài thơ “Bếp Lửa” được Bằng Việt sáng tác vào thời điểm nào? A. Viết tại Hà Nội, thời chống Mĩ. B. Viết tại chiến trường, thời chống Mĩ. C. Viết năm 1963, khi là sinh viên học luật ở nước ngoài. D. Viết tại Hà Nội, thời chống Pháp. 6. Bài thơ “Ánh trăng” đã để lại trong tâm hồn người đọc bài học thấm thía nào về đạo lí? A. Ân nghĩa thủy chung. B. Bao dung và độ lượng. C. Không được vô ơn, thay lòng đổi dạ. D. Không được vô ơn, thay lòng đổi dạ, sống bao dung, độ lượng và ân nghĩa thủy chung. 7. Nhân vật chính của truyện “Làng” là ai? A. Ông Hai. C. Bà con làng Chợ Dầu. B. Vợ con ông Hai. D. Bà chủ nhà nơi tản cư. 8. Nguyên nhân nào nhân vật chú Sáu Dương trở thành “ông cá hô” A. Do chú thích cô đào Hồng Điệp. C. Do đoàn hát rã gánh. B. Do chú thích nghề đánh bắt cá hô. D. Do làm nghề hát ít tiền, muốn kiếm thêm thu nhập. 9. Nhân vật chú Sáu Dương trong văn bản “Ông cá hô” là người như thế nào? A- Chung tình. C. Có ước mơ thay đổi cuộc sống. B- Có ý chí, nghị lực vượt khó. D. Chung tình, có ý chí, nghị lực và quyết tâm trong công việc. 10. Theo em, anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” có những đức tính gì đáng quý? A. Hồ hởi, sống giản dị, say mê đọc sách. B. Luôn chu đáo với mọi người. C. Khiêm tốn, hết lòng vì công việc, sống có lí tưởng. D. Sống hồ hởi, giản dị, mê đọc sách, chu đáo, khiêm tốn, hết lòng vì công việc, sống có lí tưởng. 11. Ở khu căn cứ anh Sáu đã làm gì cho con? A. Chiếc lược ngà. B. Chiếc cưa bằng vỏ đạn. C. Con búp bê. D. Chiếc máy bay. 12. Trước khi nhắm mắt, anh Sáu đã trao chiếc lược ngà cho anh Ba. Vậy với anh Ba chiếc lược mang ý nghĩa gì? A. Di vật của đồng đội, của một chiến sĩ. B. Vật kí thác thiêng liêng của đồng đội, của một liệt sĩ. C. Một món quà của anh Sáu gửi cho con gái. D. Một vật kỉ niệm giữ lại. II. Phần tự luận: (7 điểm) 1. Chép chính xác 8 câu thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (2 điểm) Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. (2 điểm) 3. Phân tích diễn biến tâm lí của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. (3 điểm) E. Đáp án và biểu điểm: I- Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C B C D A C D D A B II. Phần tự luận: Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Ý 1: Chép chính xác 8 câu thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! - Ý 2: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :Nhân chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ sáng tác 1958, in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. 1 điểm (sai 5 lỗi trừ 0,25 đ} 1 điểm Câu 2 Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm cha em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ người cha dồn hết tình cảm yêu quý nhớ thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cô con gái cưng. Trong trận càng của địch ông đã hi sinh. Trước khi nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. 2 điểm Câu 3 Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: - Nỗi đau đớn, bẽ bàng:“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” Nhìn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. - Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ơng lạo đập thình thịch,). - Nỗi băn khoăn khi ơng kiểm điểm từng người trụ lại làng, ơng trằn trọc khơng ngủ được, ơng trị chuyện với đứa con út, à Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông. 3 điểm
File đính kèm:
- tho truyên hiện đại 2014-2015.doc