Giáo án Tuần 9 Lớp 5

Địa lí

CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có thể:

- Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta.

- Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta.

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.

- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

* GDBVMT:

- Biết được mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường ( sức ép của dân số đối với môi trường )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước châu á.

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 9 Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gv nhận xét tiết học. Dặn những Hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại đoạn văn hay hơn.
- Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
- Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào
- Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn
Bài tập 3: Dựa theo cách dựng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên,viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
- 1 học sinh đọc bài.
- Học sinh nghe.
VD: Không gì đẹp bằng cảnh biển quê em. Biển dang rộng vòng tay ôm cả hòn đảo nhỏ vào lòng. Nhìn từ xa mặt biển rộng lớn giống như một chiếc gương của người khổng lồ. Trên mặt biển tàu thuyền chạy xình xịch không ngớt, mặt biển cùng hòa nhịp với cuộc sống sôi động nơi đây. Nó rất đẹp và thơ mộng khi ánh đèn của đoàn tàu đánh cá soi dọi xuống mặt biển làm ánh lên vẻ đẹp kì diệu. Em rất yêu biển đảo quê em.
- Chúng em luôn có ý thức ,giữ gìn bảo vệ mụi trường xung quanh mình...
- Học và chuẩn bị bài sau.
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
Lịch sử
CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết sự kiện tiêu biểu cảu Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
- Ngày 19-8 trở thàng ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
- Liên hệ các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
? Nêu diễn biết và ý nghĩa của phong trào xô viết Nghệ-Tĩnh?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a) Giờ tổng khởi nghĩa đã đến.
? Mùa thu năm 1945 cách mạng thế giới có chuyển biến gì?
? Khi thời cơ đến Bác Hồ và Đảng có quyết định như thế nào?
? Quyết định đó có đúng không? Vì sao?
b) Diễn biến của mùa thu Cách Mạng:
? Nêu những nét chính của mùa thu cách mạng?
? Trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa ở Hà Nội?
? Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí như thế nào?
? Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương em năm 1945?
c) ý nghĩa:
? Nêu ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?
C. Củng cố.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Nhật Bản đầu hành đồng minh ngày 14/8/1945.
- Toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Đúng vì đó là thời cơ ngày năm có một.
19/8/1945: Hà Nội giành chính quyền.
23/8/1945: Huế giành chính quyền.
25/8/1945: Sài Gòn giành chính quyền.
- Chiều 17/8 cuộc mít tinh ở quảng trường nhà hát lớn.
- Sau 2 tuần tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước
- Rất quan trọng nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì các nơi khác sẽ gặp khó khăn.
- Hs liên hệ thực tế trả lời.
- Là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam: Chấm dứt hơn 80 năm giời bị đô hộ.
- Chính quyền về tay nhân dân là cơ sở để lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
 Ngày soạn : 19 / 10/ 2014
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014.
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU.
- Giúp hs ôn quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng.
- Luyện tập viiết số đo đơn vị diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
? Nêu ghi nhớ về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau?
- Làm bài 4 SGK
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Hãy kể tên các đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn đến đơn vị bé?
HS trả lời GV ghi bảng
? 1 km2 bằng bao nhiêu hm2 ?
? 1 hm2 bằng bao nhiêu phần của km2?.....
? Viết ra số thập phân nào?
? 1m2 bằng bao nhiêu dm2? 
? 1dm2 bằng bao nhiêu phần m2? Viết ra số thập phân?
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của các đơn vị diện tích liền nhau?
- km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2.
1km2 = 100hm2 
1hm2 = 
= 0,01km2
1m2 = 100dm2
1dm2 =
* Kết luận: Một đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 0,01 đơn vị liền trước nó.
3/ Ví dụ:
- GV đưa ra ví dụ: 3m25dm2 = ..m2
- GV đưa ví dụ 2: 42dm2= .m2
- Học sinh thảo luận nêu cách làm
* GV lưu ý cho học sinh: Hai đơn vị diện tích liền kề hơn kém nhau 100 lần.
- Học sinh phân tích và nêu cách giải:
3m25dm2 = 
Vậy: 3m25dm2 = 3,05m2
42dm2 = m2
Vậy 42dm2 = 0,42 m2
4/ Thực hành:
- Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
? Nêu các đổi số đo 2 đơn vị thành số đo 1 đơn vị.
- Học sinh nêu cách giải khác:
3m2 62dm2 = 3,62m2 vì: đổi ra m2 ta có 3 là phần nguyên, 62dm2 ta đếm từ phải qua trái có: 62 là dm2, trước dm2 là m2 nên 3m2 62dm2 = 3,62m2
* GV chốt: Cách đổi số đo diện tích thành số thập phân theo hai cách:
+ C1: Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
+ C2: Đếm dựa vào hai số ứng với một đơn vị đo diện tích.
Bài 1( sgk-47)
a, 56 dm2 = m2 = 0,56m2
b, 17dm223cm2=17dm2= 17,23 dm2
c, 23 cm2=dm2 = 0,23dm2
d, 2cm25mm2= cm2 =2,05cm
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh làm bảng.
- Nhận xét bài.
Bài 2( 47- sgk)
a, 1654m2 = 0,1654ha
b, 5000m2 = 0,5ha
c, 1ha = 0,01km2
d, 15ha = 0,15km2
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài.
- G đi giúp đỡ học sinh yếu.
- Nhận xét.
Bài 3 ( 47- sgk)
a, 5,34 km2 =534ha
b, 16,5m2 = 16m250dm2
c, 6,5km2 = 6km250ha = 650ha
d, 7,6256ha = 76256m2
5. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung.
- Nhận xét tiết học.
- Học và chuẩn bị bài sau
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
Thể dục
ÔN BA ĐỘNG TÁC: VƯƠN THƠ, TAY, CHÂN.
TC: “ AI NHANH AI KHÉO HƠN”.
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Học trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu năm được cách chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi và kẻ sân cho trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 
- Chạy nhẹ trên sân, rồi đi thường, hít thở sâu, xoay các khớp.
- Chơi trò chơi " Đứng ngồi theo hiệu lệnh"
2. Phần cơ bản:
a, Học trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn"
b, Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
 3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 
18 - 22 
10 - 12 
7 - 8 
4 - 6 
x x x x x x x 
 x x x x x x x 
x x x x x x x 
* GV
- G nêu tên trò chơi, Giới thiệu cách chơi, Tổ chức cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức. Nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
- G hô nhịp cho học sinh tập, nhận xét sửa sai. Tập liên hoàn các động tác.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU
 Mai Văn Tạo
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng từ khó, dễ lẫn.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiện của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ khó, hiểu nội dung bài: Thiên nhiên khắc nghiệt của Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách của người Cà Mau.
*GDBVTNMTB,HĐ: HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau.
* GDBVMT:
- Giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường sinh tháiđất mũi Cà Mau; về con người nơi đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc; từ đó thêm yêu quý co người và vùng đất này.
II/ ĐỒ DÙNG DAY, HỌC.
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY,HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong sgk
B. Bài mới
1/ Giới thiêu bài:
2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh chia đoạn: 3 đoạn:
- Học sinh đọc nối tiếp ba đoạn lần 1
+ GV sửa phát âm cho học sinh.
- Học sinh đọc nối tiếp làn 2:
+ Giải nghĩa từ.
+ Hướng dẫn đọc đoạn dài khó.
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm bàn.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài: Nhấn giọng các từ gợi tả (mưa dông, đổ ngang, hối hả, rất phũ, đất xốp, đát nẻ chân chim,)
b) Tìm hiểu bài:
- 3 Học sinh thực hiện
+ Đoạn 1 (từ đầu đến nổi cơn dông. )
+ Đoạn 2 (từ Cà Mau đất xốp đến bằng thân cây đước)
+ Đoạn 3 (phần còn lại)
Học sinh đọc đoạn 1 (từ đầu đến nổi cơn dông.) và trả lời câu hỏi:
? Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
? Hãy đặt tên cho đoạn văn này ?
* ý 1: Mưa ở Cà Mau:
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Mưa ở Cà Mau
 - Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
? Người Cà Mau dựng nhà như thế nào?
? Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
* ý 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau:
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
- Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
- Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
* ý 3: Tính cách người Cà Mau:
- Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
? Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?
c) Đọc diễn cảm:
- Ba học sinh đọc nối tiếp ba đoạn và nêu giọng đọc toàn bài
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
+ Học sinh đọc diễn cảm trong nhóm bàn.
+ Thi đọc diễn cảm.
+ Nhạn xét bạn đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò
- Một số Hs nhắc lại ý nghĩa của bài.
- Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs chuẩn bị cho tuần Ôn tập giữa học kì I- đọc lại và học thuộc các bài đọc có yêu cầu thuộc lòng từ tuần1 đến tuần 9.
- Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người
- Tính cách người Cà Mau.
- 3 học sinh đọc.
- Đọc trong nhóm.
3 Học sinh thi đọc.
- Học sinh chuẩn bị bài sau
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nói
- Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc nơi khác.Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh, ảnh - về một số cảnh đẹp ở địa phương.
- Bảng lớp viết đề bài
- Bảng phụ viết tắt gợi ý 2:
+ Giới thiệu chung về chuyến đi
+ Chuẩn bị và lên đường; dọc đường đi
+ Cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú
+ Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hs kể lại câu chuyện đã kể ở tiết kể chuyện tuần 8.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề bài
 - Hs đọc đề bài và gợi ý 1-2 trong SGK
- Gv mở bảng phụ viết tắt gợi ý 2b.
- Gv kiểm tra việc Hs chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- Một số Hs giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3/ Thực hành kể chuyện
- Hs kể theo cặp. 
- Gv đến từng nhóm, nghe Hs kể, hướng dẫn, góp ý. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
- Nhận xét cách kể, dùng từ, đặt câu. bình chọn HS kể hay nhất.
C. Củng cố,dặn dò
 - Gv nhận xét tiết học. 
- 1 HS lên bảng kể.
- 2 Hs đọc đềvà gọi ý.
- VD: Tôi muốn kể với các bạn chuyến đi chơi Tuần Châu ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào mùa hè vừa qua./ Tết năm ngoái, em được bố mẹ đưa về quê ăn Tết với ông bà. Em muốn kể về cảnh đẹp của làng quê em.
- 2 HS ngồi cùng bàn thành một nhóm kể cho nhau nghe.
- 4 HS thi kể 
Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
Địa lí
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta.
- Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
* GDBVMT: 
- Biết được mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường ( sức ép của dân số đối với môi trường )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước châu á.
- Lược đồ mật độc dân số Việt Nam
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: 
+ Hỏi: Hãy nêu những điều em biết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
+ nêu: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư của nước ta.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trog các nước Đông Nam á?
+ Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em..
+ Một số HS nêu trước lớp theo hiểu biết của bản thân mình.
Hoạt động 1: 54 DÂN TỘC ANH EM TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã học ở môn Địa lí 4 và trả lời các câu hỏi:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ?
+ Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giới thiệu về các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
- GV tổng kết cuộc thi.
- Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Nước ta có 54 dân tộc .
+ Dân tộc Kinh ( Việt ) có số dân đông nhất, sống tập trung ở vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là: Dao. Mông, Thái, Mường, Tày
+ Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi Trường Sơn là: Bru- Vân Kiều, Pa-cô. Chứt
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở Tây Nguyên là: Gia-lai, Ê-đê, Ba-na
+ Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
- Hs chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: MẬT ĐỘ DÂN SỐ VIỆT NAM
- Hỏi: Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
- GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
- GV giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
- GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một số nước châu á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
- GV yêu cầu:
+ So sánh mật độ dân số nước ta với dân số một số nước châu á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
- Hs nêu ý kiến của mình.
- Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một số nước châu á.
+ Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số của Lào, lớn hơn 2 lần mạt độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số Việt Nam rất cao.
- Kết luận: Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
Hoạt động 3: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
- GV treo lược đồ mật độ dân số Việt Nam và hỏi: Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, cùng xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ và nêu:
¡ Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2.
¡ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?
¡ Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2?
¡ Vùng nào có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
+ Trả lời các câu hỏi:
¡ Quan phân tích trên hãy cho biết: Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư thưa thớt?
¡ Việc dân cư tập trung đôg đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này?
¡ Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này?
¡ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì?
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến trước lớp
- GV nhận xét.
- Hs đọc: Lược đồ mật độ dân số Việt Nam. Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư của nước ta.
+ Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người/km2 là các thành phố lơn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng..
+ Một số nơi ở đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam bộ, đồng bằng ven biển miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung.
+ Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
+ Dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
+ Việc dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng làm vùng này thiếu việc làm.
+ Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi dẫn đến thiếu lao động cho sản xuất, phát triển kinh tế của vùng này.
+ Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới.
- 3 Hs trả lời câu hỏi.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV yêu cầu Hs cả lớp làm nhanh bài tập trong vở bài tập.
- GV gọi HS trình bày kết quả bài làm trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hs làm bài tập.
 Rót kinh nghiÖm:
---------------------- & œ --------------------------
 Ngày soạn : 20 / 10/ 2014
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh ôn tập củng cố viết số đo độ dài, khối lợng và diện tích dới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
? Nêu bảng đơn vị đo độ dài, khối lợng, diện tích từ lớn đến bé?
? Nêu mối quan hệ?
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện tập:
- Học sinh làm bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc yêu cầu .
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 1( 47-sgk)
a, 42m34cm = 42,34m
b, 56m29cm = 56,29m
c, 6m2cm = 6,02m
d, 4352cm = 4,352m
- Học sinh đọc yêu cầu .
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Hai đơn vị đo khối lợng liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2( sgk - 47)
a, 500g = 0,5kg
b, 347g = 0,347kg
c, 1,5 tấn = 1500kg
- Học sinh đọc yêu cầu .
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3( 47-sgk)
7km2 = 7 000 000 m2
4ha = 40 000m2
8,5ha =85 000m2
30dm2 = 0,3m2
300dm2=3m2
515dm2 = 5,15m2
- Gọi học sinh đọc đề toán.
? Muốn tính đợc diện tích của hình chữ nhật trước hết ta phải tính được gì?
? Nửa chu vi hình chữ nhật là gì?
? Em đã biết những gì về chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ?
? Bài toán thuộc dạng toán gì chúng ta đã học?
- Yêu cầu học sinh giải vào vở.
- Nhận xét bài của học sinh
Bài 4( 47-sgk)
 Bài giải:
0,15km = 150m.
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 2 = 5 ( phần)
Chiêu dài sân trường là:
150 : 5 x 3 = 90 ( m)
Chiều rộng của sân trường là:
150 - 90 = 60 ( m)
Diện tích của sân trờng là:
90 x 60 = 5 400 ( m2)
5 400m2 = 0,54ha.
Đáp số: 0,54ha.
3. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung.
- Nhận x

File đính kèm:

  • docHon_so_tiep_theo.doc
Giáo án liên quan