Giáo án Tuần 9 đến 12 - Lớp 5

Tiết 1: TOÁN

 TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

- Biết trừ 2 số thập phân , biết thực hiện phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Vận đụng vào giải bài toán có nội dung thực tế (BT1(a,b),2(a,b),3.

3.Thái độ:

- Giáo dục HS tính chăm chỉ học toán.

II.CHUẨN BỊ.

1.Chuẩn bị của GV

-Bút dạ. Giấy khổ to,

2.Chuẩn bị của HS

- Vở bài tập

III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.

- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân.

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

docx148 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 9 đến 12 - Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS làm bài tập.
-HS nghe
- HS làm cá nhân và chữa.
a) 15,32 + 41,69 + 8,44
 = 57,01 + 8,44
 = 65,45
b) 27,05 + 9,38 + 11,23
 = 36,43 + 11,23
 = 47,66
- HS làm theo cặp.
- Đại diện cặp trình bày.
a) 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10,00
 = 14,68
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
- HS làm theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
 3,6 + 5,8 > 8,9
 9,4
 5,7 + 8,8 = 14,5
 14,5
- HS đọc đề, tóm tắt làm theo nhóm.
-1HS đại diên 1 nhóm trình bày bài làm trên bảng và HS cùng chữa bài.
 Bài giải
Số m vài người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số m vài người đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số m vài người đó dệt được trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: KHOA HỌC 
 ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
1.Kiến thức	: 
- Xác định được giai đoạn của tuổi dậy thì ở con trai và con gái trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì.
2.Kĩ năng:
- Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức của người phụ nữ.
- Vẽ hoặc viết được sơ đồ thể hiện cách phòng tránh các bệnh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS.
3.Thái độ: 
- HS chăm chỉ học môn khoa học.
II.CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của GV
-Phiếu học tập cá nhân.
-Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ.
-Trò chơi: Ô chữ kì diệu, vòng quay, ô chữ.
2.Chuẩn bị của HS
-Vở bài tập 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi.
 + HS 1: Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
+ HS : Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
* Giới thiều bài: 
- GV nêu: Tên Trái Đất, con người được coi là tinh hoa của đất. Sức khoẻ của con người rất quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: "Mỗi người dân khoẻ mạnh là một dân tộc khoẻ mạnh". Bài học này giúp các em ôn tập lại những kiến ở chủ đề: Con người và sức khoẻ.
- HS hát.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .
- HS nghe.
Hoạt động 1: Viết hoặc vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh đã học.
- HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 5 theo yêu cầu: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1-SGK, trang 43, sau đó giao nhiệm vụ:
+Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.
+Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.
+Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc, nhận xét tuyên dương các nhóm.
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát hình 1- SGK, trang 43, sau đó thảo luận làm theo yêu cầu.
- HS đại diện nhóm mang bài lên trưng bày.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Nhà tuyên truyền giỏi.
- GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau:
1) Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
2) Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em.
3) Vận động nói không với ma tuý, rượu, bia, thuốc lá.
4) Vận động phòng tránh HIV/AIDS.
5) Vận động thực hiện an toàn giao thông.
- Sau khi vẽ hình xong cho HS lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- GV kết luận chung.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe
-HS nối tiếp nêu đề tài chọn vẽ.
-HS vẽ vào giấy A4.
- HS trình bày bài vẽ trước lớp.
-HS cùng nhận xét.
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
Tiết 2: RÈN TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU. 
1.Kiến thức : 
- Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ: từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.
2.Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, mở rộng vốn từ.
3.Thái độ : 
- HS yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ. 
1.Chuẩn bị của GV
- Phiếu bài tập cho HS 
2.Chuẩn bị của HS
 -Vở bài tập
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Cá nhân ,lớp ,nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc long 1 bài học thuộc lòng đã học.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 * Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho làm theo nhóm 4.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm theo cặp.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét hoàn thành bài làm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- 1 HS đọc.
- HS nghe.
- HS làm theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
-Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
-Thắng không kiêu, bại không nản.
- Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
-1HS đoc
- HS làm theo cặp. 
- Đại diện cặp trình bày.
- HS cùng nhận xét.
Ví dụ:
a) Đánh bạn là không tốt.
- Mọi người đổ xô đi đánh kẻ trộm
- Mẹ em không đánh em bao giờ
- Không được đánh nhau
b) Nhà bên có em bé đánh đàn rất hay.
- Em tập đánh trống.
- Chúng em đi xem đánh trống.
c) Em thường đánh ấm chén giúp mẹ .
- Xoong nồi phải đánh rửa sạch sẽ.
- Mẹ em đánh rửa nhà vệ sinh sạch bong.
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
Tiết 3: RÈN TOÁN
 LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU. 
1.kiến thức : 
- Củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2.Kĩ năng ; 
- Biết làm tính thành thạo . 
3.Thái độ : 
HS yêu thích môn học. 
II.CHUẨN BỊ .
1.Chuẩn bị của GV
-Bảng phụ, phiếu bài tập
2.Chuẩn bị của HS
-Vở bài tập
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân ,lớp 
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DAY.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 trang 48 SGK. 
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
 *Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Luyện tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho làm bài theo cặp.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho làm bài theo nhóm 4.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS làm bài theo cặp.
- Đại diện 5 cặp trình bày.
- HS nhận xét.
a) 56cm² = dm² = 0,56dm²
b) 12dm² 23cm² = 12dm²
 = 12,23dm²
c) 23cm² = dm² = 0,23dm²
d) 25cm²5mm² = 25cm² = 25,05cm²
- HS đọc .
- HS làm bài nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
5km² = 5 000 000m²
2ha = 20 000m²
1,5ha = 1ha = 15 000m²
30dm² = m² = 0,3m²
100dm² = 1m²
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
 Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: TOÁN 
 TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Biết trừ 2 số thập phân , biết thực hiện phép trừ.
2. Kĩ năng:
- Vận đụng vào giải bài toán có nội dung thực tế (BT1(a,b),2(a,b),3.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính chăm chỉ học toán.
II.CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của GV
-Bút dạ. Giấy khổ to,
2.Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài 1;2 trang 52 SGK.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: 
3. Bài mới.
 *Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Luyện tập.
Ví dụ 1:
? Tính BC làm như thế nào?
? Đổi sang cm được: 
4,29 m = 429 cm; 1,84 m = 184 cm
- GV kết luận: Thông thường ta đăt tính rồi làm như sau:
Ví dụ 2: 
- Ta đặt tính rồi làm như sau:
- GV rút ra qui tắc trừ 2 số thập phân.
* Luyện tập.
 Bài1:
- Cho đọc yêu cầu bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, kết luận chung.
Bài 2: 
- GV cho HS làm nhóm đôi.
- GV giúp HS yếu làm bài.
- Nhận xét, kết luận chung.
Bài 3:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài nhóm 4 theo 2 cách
- Yêu cầu HS chọn 1 trong 2 cách để thực hiện bài.
- Gọi lên bảng chữa 2 cách. 
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-2HS làm bài trên bảng.
- HS nghe.
- 1Đọc ví dụ 1.
+ Ta phải thực hiện phép trừ:
4,29 – 1,84 = ? (m)
 Hay: 
 429 – 184 = 245 (cm)
 Mà 245 cm = 2,45 m
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
 (m) 
+ Thực hiện phép trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- 1HS đọc ví dụ 2:
+ Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
-1HS đọc qui tắc trang 53 SGK.
-1Đọc yêu cầu bài 1
-2HS làm trên bảng.
- HS cùng làm vào vở và chữa.
 a) b) 
- 1Đọc yêu cầu.
- HS làm theo nhóm và chữa bài.
 a) b) 
- HS làm theo nhóm .
- Đại diện 2 nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
Bài giải:
Cách 1:
Số kg đường đã lấy ra là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số kg còn lại là:
 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
Cách 2: 
Số kg đường còn lại sau khi lấy 10,5 kg là:
28,75 – 10,5 = 18,25 (kg)
Số kg đường còn lại sau khi lấy 8 kg là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
3.Thái độ:
- Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
II.CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của GV
- BT1 viết sẵn trên bảng lớp
- BT 2 viết sẵn vào bảng phụ
2.Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài 1;2 trang 68 SGK.
- GV nhận xét chung.
 3. Bài mới.
* Giới thiệu bài : 
- GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô trong viết và nói.
* Nhận xét.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Đoạn văn có những nhân vật nào. 
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
-Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
KL: Những từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng, trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để chỉ mình hay người khác khi giao tiếp
-Thế nào là đại từ xưng hô?
 Bài 2:
 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm.
-Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
KL; Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến.
Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Luyện tập.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm.
- Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- GV nhận xét kết luận chung.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn là gì?
- 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét bài trên bảng
- Gọi HS đọc lại bài làm
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS làm bài.
-HS nghe
- 1HS đọc.
+ Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người.
+ Từ chúng .
- 1HS trả lời.
- 2HS nối tiếp đọc.
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Với thầy cô: xưng là em, con.
+ Với bố mẹ: Xưng là con.
+ Với anh em: Xưng là em, anh, chị.
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình.
-1 HS đọc ghi nhớ.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.
- 2 HS đại diện nhóm trả lời. HS nhận xét.
- 1HS đọc.
+ Bồ câu, tu hú, các bạn của bồ chao, bồ các.
+ Đoạn văn kể lại chuyện bồ chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và tu hú gặp cái trụ chống trời. Bồ các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng . các loài chim cười bồ chao đã quá sợ sệt
- 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở
-1HS đọc bài làm
-HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY.
.......
Tiết 4: CHÍNH TẢ( Nghe viết)
 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức : 
- Nghe viết chính xác đẹp một đoạn trong luật bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n hoặc âm cuối ng/ n.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính chăm chỉ học môn chính tả.
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- thẻ chữ ghi các tiếng: lắm/nắm; lấm/nấm; lương/ nương; lửa/nửa.
2.Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập 3;4 trang 69 SGK.
- GV nhận xét chung.
 3. Bài mới.
* Giới thiệu bài : 
-Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe-viết điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ rừng.
* Hướng dẫn nghe-viết chính tả.
+ Trao đổi về nội dung bài viết:
- Gọi HS đọc đoạn viết
H: Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trừng có nội dung gì?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
+ Viết chính tả:
- GV đọc chậm HS viết bài.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài và nhận xét chung.
 *Hướng dẫn làm bài chính tả.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp.
- GV nhận xét kết luận chung.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS làm bài.
- HS nghe.
- 1HS đọc đoạn viết.
- Nói về hoạt động bảo vệ môi trường , giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nêu: Môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên.
- HS luyện viết
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi
- 1HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vào vở.
- 4 HS lên làm.
-HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY.
BUỔI CHIỀU
Tiết 2: KỂ CHUYỆN 
 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV , kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện người đi săn và con nai.
- Phỏng đoán được kết thúc câu chuyện và kể câu chuyện theo hướng mình phỏng đoán.
2. Kĩ năng: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giét hại thú rừng.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính chăm chỉ học môn kể chuyện.
II.CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của GV
-Tranh minh hoạ trang 107 SGK.
2.Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập ,kể chuyện trước ở nhà.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác?
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài:
- Người đi săn và con nai.
* Hướng dẫn kể chuyện.
- GV kể lần 1.
- GV kể chuyện lần 2 theo tranh.
- Kể trong nhóm:
- Tổ chức HS kể trong nhóm theo hướng dẫn:
-Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
- Dự đoán kết thúc câu chuyện : Người đi săn có bắn con nai không? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
- Kể chuyện trước lớp.
- GV yêu cầu HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện.
- GV nhận xét HS kể. 
4. Củng cố.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị một câu chuyện em được nghe được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS nối tiếp kể.
- HS nghe
- HS nghe và quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và kể trong nhóm 4cho nhau nghe. 
- 5HS nối tiếp dự đoán kết thúc chuyện.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
- HS nghe nhớ thực hiện ở nhà.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY.
Tiết 3: RÈN TOÁN
 LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU. 
1.kiến thức : 
- Củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2.Kĩ năng ; 
- Biết làm tính thành thạo . 
3.Thái độ : 
HS yêu thích môn học. 
II.CHUẨN BỊ .
1.Chuẩn bị của GV
-Bảng phụ, phiếu bài tập
2.Chuẩn bị của HS
-Vở bài tập
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân ,lớp 
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DAY.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 48 SGK. 
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
 *Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Luyện tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho làm bài theo cặp.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho làm bài theo nhóm 4.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1HS đọc.
- HS làm bài theo cặp.
- Đại diện 5 cặp trình bày.
- HS nhận xét.
a) 156cm² = 1dm² = 1,56dm²
b) 23cm² = dm² = 0,23dm²
c) 223cm² = 2dm² = 2,23dm²
d) 5mm² = cm² = 0,05cm²
- HS đọc .
- HS làm bài nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
2km² = 2 000 000m²
2,5ha = 25 000m²
0,5ha = ha = 5 000m²
130dm² = 1m² = 1,3m²
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Rèn luyện kỹ năng trừ hai số thập phân.
2. Kĩ năng:
-Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân.
- Biết thực hiện trừ một số cho một tổng.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính chăm chỉ học toán.
II.CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của GV
- Bảng số trong bài tập 4 viết sẵn vào bảng phụ.
2.Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC. 
- Hoạt động: lớp, nhóm, cá nhân.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 54 SGK. 
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
*.Giới thiệu bài : 
- Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập về phép trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân, thực hiện trừ một số cho một tổng.
*Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét .
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tìm của mình.
- GV nhận xét .
Bài 4:
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung như phần a) và yêu cầu HS làm bài
- GV hướng dẫn HS nhận xét để 

File đính kèm:

  • docxTuan_9_12.docx