Giáo án Tuần 6 Lớp 5

Địa lí

ĐẤT VÀ RỪNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có thể:

- Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố của đất phe – ra –lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Nêu được vài trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.

- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

* BVMT: Học sinh biết một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam

- Các hình minh họa trong SGK.

- HS sưu tầm các thông tin về thực trạng rừng ở Việt Nam.

- Phiếu học tập của HS.

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 6 Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhóm phát biểu. GV chú ý nếu HS giải thích chưa đúng thì GV giải thích. Sửa lỗi diễn đạt câu cho từng HS.
Giải nghĩa
+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất một khối.
+Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
+ Chung lưng đấu cật: hợp sức nhau lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc.
- Yêu cầu HS viết câu của mình vào vở
. 3. Củng cố, dặn dò(5')
? Hữu nghị và hợp tác sẽ đem lại cho con người những điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tạo thành một nhóm cùng trao đổi, thảo luận, làm bài. Kết quả làm bài tốt là:
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
- HS chơi trò chơi tiếp sức: xếp từ theo nghĩa như GV hướng dẫn.
- 10 HS nối tiếp nhau giải thích, mỗi HS chỉ giải thích về một từ.
+ Hữu nghị : tình cảm thân thiện giữa các nước.
+ Thân hữu : bạn bè thân thiết.
+ Chiến hữu : bạn chiến đấu.
+ Hữu hảo: tình cảm bạn bè thân thiện.
- HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tiếp nối nhau đọc câu trước lớp.
Ví dụ: 
+ Chúng ta luôn xây đắp tình hữu nghị với các nước.
+ Bố em và bác ấy là chiến hữu.
...	
- 4 HS tạo thành một nhóm cùng hoạt động theo hướng dẫn.
- Mỗi nhóm giải thích, đặt câu với một thành ngữ câu.
Câu ví dụ
+ Anh em bốn biển một nhà cùng nhau chống bọn phát xít.
+ Họ đã cùng kề vai sát cánh bên nhau từ những ngày mới thành lập công ti đến giờ.
+ Bố mẹ tôi luôn chung lưng đấu cật xây dựng gia đình.
- Lắng nghe
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học HS nêuđược:
- Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chân dung Nguyễn Tất Thành.
- Các hình minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ (5')
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời nội dung câu hỏi của bài cũ
? Hãy nêu một số phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XI X- đầu thế kỷ XX.
? Nêu kết quả của phong trào trên. Theo em vì sao các phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XI X- đầu thế kỷ XX đều thất bại?
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
B.Bài mới (25')
1.Giới thiệu bài (3')
2.Bài mới (22')
*Hoạt động 1(12')
Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu sau:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- GV và các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2(10')
Ý chí quyết tâm gia đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
? Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
? Những điều đó cho thấy ý chí qyuết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?
? Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên
con tàu nào, vào ngày nào?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
thảo luận trước lớp
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
* Kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
3. Củng cố - Dặn dò (5')
? Theo em, nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ta sẽ như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu.
+ Hãy thuật lại phong trào Đông du.
+ Vì sao phong trào Đông du thất bại.
- HS nêu theo trí nhớ của mình.
+ Khởi nghĩa của nhân dân Nam Kì.
+ Phong trào Cần Vương.
+ Phong trào Đông du.
- Các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XI X- đầu thế kỷ X X đều thất bại là do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn.
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Người rủ Tư Lê, một người bạn thân cùng lứa cùng đi, phòng khi ốm đau có người bên cạnh...Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc và nguy hiểm để được đi ra nước ngoài.
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước... 
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên mới- Văn Ba- đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu- sờTờ- rê- vin.
- Đại diện các nhóm đứng lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS trả lời trước lớp.
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
 Ngày soạn : 29 / 9/ 2014 ( Học TKB thứ tư )
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
- Các đơn vị đo diện tích đã học
- So sánh các đơn vị đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến số đo diện tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5')
- Gọi học sinh chữa bài 2,3 sgk
- Nhận xét và cho điểm.
B. Dạy học bài mới (25-27')
1. Giới thiệu bài(3')
2. Hướng dẫn luyện tập(22-25')
Bài 1(SGK/30)(7')
- Học sinh nêu yêu cầu, tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- 3 học sinh lên bảng làm.
? Nêu rõ các làm của một số phép biến đổi?
? Nêu cách đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại?
Bài 2(SGK/30) (5')
- Học sinh nêu yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng.
- Gọi học sinh chữa, nêu cách làm.
Bài 3(SGK/30) (6')
- Học sinh đọc đề, tóm tắt.
? Muốn biết số tiền mua gỗ để lát nền phòng là bao nhiêu em làm thế nào?
- Học sinh làm, chữa.
Bài 4(SGK/30)(8')
- Học sinh đọc đề tóm tắt.
? Muốn tính diện tích khu đất em làm thế nào?
- Học sinh tự làm, chữa.
3. Củng cố dặn dò (5')
? Nêu cách đổi đơn vị đo diện tích từ lớn sang nhỏ và ngược lại?
- Tóm nội dung, nhận xét tiết học - dặn dò về nhà.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
a, 50ha = 50 000m2 b, 400dm2 4 m2
2km2 = 2 000 000m2 8500dm2= 15m2
 70 000cm2 = 7m2
 c, 26m2 17dm2 = 26 m2
 90m25dm2 = 90 m2
 35dm2 = m2
2m2 9dm2 > 29dm2 
790 ha < 79 km2
8dm25cm2 < 810cm2
4cm2 5cm2= 4cm2
Bài giải:
Diện tích của căn phòng là:
6 x4 = 24 ( m2 )
Tiền mua gỗ để lát hết nền phòng là:
280 000 x 24 = 6 720 000 ( đồng)
 Đáp số: 6 720 000 đồng.
	Bài giải:
Chiều rộng của khu đất là:
200 x = 150 (m2 )
Diện tích của khu đất là:
200 x 150 = 30 000 ( m2 )
30 000 m2 = 3 ha.
 Đáp số: 3 ha.
- 2 học sinh nêu.
- Học và làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “ LĂN BÓNG BẰNG TAY”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng trái, vòng phải tới vị trí bẻ góc không sô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu bình tĩnh khéo léo, lăn bóng theo đường zíc zắc qua các bạn hoặc qua các vật chuẩn.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, 4 quả bóng, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu:(6-8)
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
* Trò chơi: “Làm theo tín hiệu”
- Chạy nhẹ trên sân 100 -200m rồi đi thường, hít thở sâu, xoay các khớp.
2. Phần cơ bản:(18-22)
a, Đội hình đội ngũ:
- Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Lăn bóng bắng tay”
3. Phần kết thúc:(4-6)
- Cho học sinh tập một số động tác thả lỏng
- Hát một bài, vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
* GV
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng:
- Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu thị thái độ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ : Si – le, sĩ quan, Hít – le.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ (5')
- GVgọi 2HS tiếp nối nhau đọc bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
B. Dạy học bài mới(25-27')
1. Giới thiệu bài(5')
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc(7')
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài.
- GV chia 3 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp.
- Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
- Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : Si – le, sĩ quan, Hít – le.
 - Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- Y/c Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 Hs đọc cả bài
- GVđọc mẫu.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài(10')
- Hướng dẫn HS trao đổi và tìm hiểu nội dung bài.
? Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ ?
? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ?
Giảng: Hít – le là quốc trưởng Đức từ năm 1934 đến năm 1945. Hắn là kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai bọn phát xít Đức đã giết hàng loạt những người dân vô tội...
? Tên sĩ quan Đức có thái độ như thế nào đối với ông cụ người Pháp ?
? Vì sao hắn lại bực tức với cụ ?
? Nhà văn Đức Si- le được ông cụ đánh giá như thế nào?
? Bạn thấy thái độ của ông cụ đối với người Đức, tiếng Đức và tên phát xít Đức như thế nào?
? Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
* Giảng: Cụ già người Pháp rất thông thạo tiếng Đức, biết nhiều tác phẩm của nhà văn Đức- Si – le..
? Qua câu chuyện bạn thấy cụ già là người nhế nào?
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c. Đọc diễn cảm:(5-7')
 - Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài tập đọc để tìm giọng đọc cho phù hợp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố, dặn dò(5')
? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về cụ già trong truyện?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
-2 HS đọc bài, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe.
+ Đoạn 1: Trong thời gian...chào ngài.
+ Đoạn 2 : Tên sĩ quan...điềm đạm trả lời.
+ Đoạn 3 :Nhận thấy vẻ ngạc nhiên... Những tên cướp!
- HS chia cặp đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe
+ Câu chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa – ri, thủ đô nước Pháp, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng.
+ Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: Hít – le muôn năm.
- Lắng nghe.
+ Hắn rất bực tức.
+ Vì cụ đáp lời hắn một cách lạnh lùng. Vì cụ bíêt tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp.
+ Cụ đánh giá Si –le là nhà văn quốc tế chứ không phải là nhà văn Đức.
 + Ông cụ thông thạo tiếng Đức ngưỡng mộ nhà văn Đức Si- le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức.
+ Cụ muốn chửi những tên phát xít bạo tàn và nói với chúng rằng : Chúng là những tên cướp.
+ Cụ rất thông minh, hóm hỉnh. biét cách trị tên sĩ quan phát xít.
*ND:Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
- Toàn bài đọc với giọng to, rõ ràng...
- HS luyện đọc dưới sự hướng dẫn của GV
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2- 3 HS trả lời trước lớp.
 2HS
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện kể về việc làm thể niện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, hoặc nói về một nước mà em biết qua phim ảnh, truyền hình.
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
- Biết kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài;
- HS chuẩn bị các tranh (ảnh) về câu chuyện mà mình định kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5')
- Yc HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng kể chuyện và trả lời câu hỏi của GV
B. Dạy học bài mới (25')
1 Giới thiệu bài(5')
GV giới thiệu, ghi bảng
 - HS lắng nghe.
2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài (8')
- GV gọi HS đọc đề bài trong SGK.
? Đề bài yêu cầu gì?
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ : đã chứng kiến, đã làm, tình hữu nghị, một nước, truyền hình, phim ảnh.
- GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề:
? Yêu cầu của đề bài là việc như thế nào?
? Theo em, thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị?
? Nhân vật chính trong chuyện em định kể là ai?
? Nói về một nước em sẽ nói về vấn đề gì?
- GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã đọc trong sách, báo mà phải là những câu chuyện em đã tận mắt chứng kiến trên ti vi; phim ảnh; đó cũng có thể là những câu chuyện của chính em.
- Gọi 2 HS đọc gợi ý trong SGK.
? Em chọn đề nào để kể? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đề bài yêu cầu kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một câu chuyện đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh.
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị: Cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực, quyên góp ủng hộ chiến tranh,...
+ Nhân vật chính là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo, hoặc có thể là chính em.
+ Em sẽ nói về những điều mình thích nhất, những sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
b) HS thực hành kể chuyện(6')
- Kể chuyện theo nhóm.
+ GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
- Từng nhóm HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
c) Thi kể trước lớp(6')
+ Tổ chức cho HS thi kể.
+ Cho HS bình chọn
+ Nx, cho điểm từng HS.
- 7 - 10 HS. Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp với đề bài, bạn kể hay nhất trong tiết học.
3. Củng cố - dặn dò(5')
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà và kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị câu chuyện “ Cây cỏ nước Nam”.
- 2-3 HS trả lời.
Rót kinh nghiÖm:..........................
---------------------- & œ --------------------------
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố của đất phe – ra –lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được vài trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.
- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
* BVMT: Học sinh biết một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam
- Các hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm các thông tin về thực trạng rừng ở Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ(5') 
- GV gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới (25')
1.Giới thiệu bài(5')
? Em hãy nêu tên một số khu rừng ở nước ta mà em biết.
? Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đất và rừng ở nước ta.
2.Bài mới (20')
Hoạt động 1 (5'): CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA
- GV tổ chức cho Hs làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
- Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ của bạn đã làm.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ, trình bày bằng lời về các loại đất chính ở nước ta.
- GV nhận xét.
- Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe-ra-lít có mầu đổ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi, núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.
Hoạt động 2(5')
 SỬ DỤNG ĐẤT MỘT CÁCH HỢP LÍ
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
? Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết uận gì về sự dụng và khai thác đất?
? Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
? Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 3(5')
 CÁC LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
- Quan sát các hình 1; 2; 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta.
- GV hướng dẫn từng nhóm HS
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào sơ đồ để giới thiệu về các loại rừng ở Việt Nam, sau đó gọi 2 HS lần lượt lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập
mặn thường thấy ở ven biển.
*Hoạt động 4(5')
 VAI TRÒ CỦA RỪNG
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
? Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
? Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?
? Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?
? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
C.CỦNG CỐ – DẶN DÒ(5')
- GV nhật xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí một số bãi tắm, khu du lịch nổi tiếng ở nước ta.
+ Một số HS nêu.
-HS nhận nhiệm vụ sau đó:
+ Đọc SGK
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- 2 HS trình bày.
- Làm việc theo nhóm.
+ Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí.
+ Nếu c

File đính kèm:

  • docOn_tap_Phep_cong_va_phep_tru_hai_phan_so.doc