Giáo án Tuần 30 Khối 2

TOÁN: (Tiết 148) Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:

- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị độ dài đã học (m, km, mm).

- Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm, mm.

(BT cần làm bài 1; bài 2; bài 4)

II. Đồ dùng: - Thước đo chia vạch cm, mm (BT4)

III. Các hoạt động dạy - học:

 Hoạt động 1:

 - HS so sánh các số từ 100mm và 1m.

 * Giới thiệu bài - Ghi đầu bài

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 30 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. 
- HS đọc,viết kilômét,vào bảng con Km: 1km = 1000m
Hoạt động 3: Thực hành – GVnêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - Lớp làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài 
 - HS nhận xét - nêu cách so sánh – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố mối quan hệ giữa ki- lô-mét và mét. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài
 - HS nối tiếp nhau đọc bài làm – HS + GV nhận xét 
* Củng cố biểu tượng về Km.. 
Bài 3: - HS nêu yêu cầu trên bảng phụ.
 - Lớp làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm- 
 - HS nối tiếp nhau đọc bài làm - Nêu cách làm
 - HS, GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố biểu tượng về khoảng cách đo bằng Ki- lô - mét. 
Bài 4: - (HS khá, giỏi ) - HS nêu yêu cầu 
 - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau đọc bài làm 
 - HS + GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố độ dài các khoảng cách. 
*Củng cố - Dặn dò
----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 
kể chuyện : Ai ngoan sẽ được thưởng 
(GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn truyện. HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuỵên , kể lại đoạn cuối của câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ .Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét đúng hoặc kể tiếp được lời kể của bạn
*.GDKNtự nhận thức: GD HS thấy được Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi,từ đó các em làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS kể “Những quả đào” 
B. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh và nói nội dung tranh
- HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp 
- HS + GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện: (HS khá, giỏi)
- HS kể trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS, GV nhận xét - Bình chọ nhóm kể tốt nhất
Hoạt động 3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ: (HS khá, giỏi)
- HS giỏi kể mẫu
- HS kể trong nhóm
Đại diện các nhóm lên thi kể lại đoạn cuối câu chuyện trước lớp.
 - GV nhận xét .
 *.GD HS thấy được Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi,từ đó các em làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
* Củng cố - Dặn dò : 
-----------------------------------------------------
Thể dục: (Tiết 59)
Tâng cầu. Trò chơi: Tung vòng vào đích
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
(Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, tham gia chơi tương đối chủ động).
II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi, cầu, vòng, bảng đích 
III. Các hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:
- Tập hợp, lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động xoay các khớp chân, tay, đầu gối
- Ôn bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản:
1. Tâng cầu bằng bảng nhỏ 
- GV nêu tên trò chơi 
- HS nhắc lại cách chơi.
- HS tham gia chơi - Lớp trưởng điều khiển cho lớp chơi. 
* HS + GV tổng kết cuộc chơi. 
Trò chơi: Tung vòng vào đích. 
- HS nhắc lại cách chơi
- HS chơi
Phần kết thúc:
- HS đi thả lỏng - HS đứng vỗ tay và hát
- HS + GV hệ thống lại bài
 - Nhận xét, dặn dò 
------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 147) Mi-li-mét
I. Mục tiêu: Giúp học sinh : Biết mi-li-met là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết, kí hiệu mi-li-mét. Biết được quan hệ giữa mi-li-met với các đơn vị mét.Biết tính độ dài đường gấp khúc trên các số đo với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét. Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
 (BT cần làm bài 1; bài 2; bài 4)
II. Đồ dùng: - Thước kẻ có vạch chia thành từng mm (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS lên bảng so sánh các số từ 1000m và 1m. 
 * Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo dộ dài mi- li- mét:
1. Ôn các đơn vị đo độ dài đã học:
- HS đọc, viết tên các đơn vị đo độ dài đã học
- HS nêu mối quan hệ của chúng
2. Giới thiệu đơn vị đo dộ dài mi- li- mét:
* Để đo khoảng cách ngắn người ta dùng đơn vị độ dài milimét.
- GV dùng thước giới thiệu mi- li - mét qua trực quan - HS quan sát. 
+ Tên đơn vị, cách đọc
+ Kí hiệu
+ Ước lượng độ dài
+ mối quan hệ giữa mi-li-mét với các đơn vị đo khác
* HS đọc, viết đơn vị đo mi-li-mét
Hoạt động 3: Luyện tập – GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài vào bảng con
 - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài vào bảng con
 - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố biểu tượng mm:
Bài 3: - HS đọc đề bài - Phân tích đề (HS giỏi, khá )
 - Lớp làm bài vào vở - 1HS lên bảng tóm tắt - giải
 - HS + GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố giải toán kèm theo đơn vị mm. 
Bài 4: - HS đọc yêu cầu
 - Lớp làm bài vở -1 HS lên bảng làm
 -HS + GV nhận xét, chữa bài– HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố về ước lượng độ dài các đơn vị đã học
 * Củng cố - Dặn dò
----------------------------------------------------------
Tự nhiên - Xã hội: (T30) Nhận biết cây cối và các con vật
(GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu: Nêu tên được một số cây, con vật sống trên cạn dưới nước.
Có ý bảo vệ được các cây cối và các con vật.Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối và các con vật Nhớ lại những kiến thức đã học về các cây cối (thường đứng yên tại chỗ có rễ, thân, hoa, lá) và các con vật (di chuyển được có đầu, mình, chân một số loài có cách).
*GD cho HS không nên chặt phá cây,săn bắt động vật bừa bãi tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ cây cối, các con vật.
II. Đồ dùng: - Hình vẽ trong SGK (HĐ1)
 - Tranh ảnh các cây cối và các loại vật (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS nêu tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn?
B. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Ôn về cây cối và các loài vật sống ở dưới nước, trên cạn:
- GV nêu yêu cầu
- HS Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo nội dung trong phiếu.
- HS + GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Trưng bày tranh sưu tầm:
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh về cây cối và các loài vật sống dưới nước và trên cạn mà mình sưu tầm.
- Các nhóm phân loại và trưng bày sản phẩm theo nhóm – Trình bày sản phẩm của nhóm mình
- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm. 
- Tuyên dương nhóm sưu tầm, làm việc theo nhóm tốt .
*Củng cố bài:
* GD cho HS không nên chặt phá cây,săn bắt động vật bừa bãi tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ cây cối, các con vật.
 Dặn dò :
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tập đọc: Cháu nhớ bác Hồ
 I. Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí, bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong: cất thầm, ngẫn ngơ, ngờ,
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ miền Nam trong vùng địch tạm chiếm mong nhớ thiết tha Bác Hồ. Đêm đêm bạn giở ảnh Bác vẫn cất dấu thầm, ngắm Bác, ôm hôn ảnh Bác. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
(trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4). HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ, trả lời được CH2)
3. Học thuộc bài thơ.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ, ảnh Bác Hồ, bảng phụ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS đọc truyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”
B. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV giới thiệu qua tranh minh hoạ - Ghi bảng. 
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc.
*Luyện đọc từng dòng thơ: + HS luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ.
 + Luyện đọc tiếng, từ khó
*Luyện đọc từng đoạn thơ trước lớp: + GV chia đoạn
 + HS luyện đọc nối tiếp.
 + HD học sinh cách ngắt, nghỉ (bảng phụ).
 + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới.
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS + GV nhận xét - Bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- HS đọc đồng thanh đoạn 1+2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS bài - Trả lời câu hỏi SGK (HS khá, giỏi trả lời được CH2) 
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- HS - GV nhận xét.
* HS cảm nhận được: Tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. 
Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm:
- HS nhắc lại cách đọc
- HS thi đọc lại cả bài.
- HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
* Củng cố - Dặn dò :
---------------------------------------------------
Thể dục: (T60) Tâng cầu. Trò chơi: Tung vòng vào đích
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
(Yêu cầu biết chơi, tham gia chơi tương đối chủ động).
II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi, bảng nhỏ, cầu, vòng, bảng đích 
III. Các hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:
- Tập hợp, lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động xoay các khớp chân, tay, đầu gối
- Ôn động tác bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản:
1. Ôn Tâng cầu bằng bảng nhỏ: 
- HS ôn theo nhóm
- Lớp trưởng điều khiển cho lớp chơi. 
Ôn Trò chơi: Tung vòng vào đích 
- HS nhắc lại cách chơi - HS chơi theo tổ
- Từng tổ chơi trước lớp
- HS, GVTổng kết cuộc chơi.
Phần kết thúc:
- HS đi thả lỏng- HS đứng vỗ tay và hát
- HS + GV hệ thống lại bài
 - Nhận xét, dặn dò
----------------------------------------------
Toán: (Tiết 148) Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị độ dài đã học (m, km, mm).
- Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm, mm.
(BT cần làm bài 1; bài 2; bài 4)
II. Đồ dùng: - Thước đo chia vạch cm, mm (BT4)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: 
 - HS so sánh các số từ 100mm và 1m. 
 * Giới thiệu bài - Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành – GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS , nêu yêu cầu
 - lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố thực hiện phép tính với các số đo độ dài. 
Bài 2: - HS đọc bài toán - tìm hiểu đề bài 
 - Lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng tóm tắt - giải
 - HS + GV nhận xét chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố giải toán liên quan đến đơn vị đo độ dài Km
Bài 3: (HS khá giỏi tự làm bài)
 - GV kiểm tra kết quả
* Củng cố giải toán với phép nhân độ dài
Bài 4: - HS nêu yêu cầu
 - HS thực hành đo đoạn thẳng trong vở - GV giúp đỡ
 - HS nêu miệng kết quả, nêu cách đo 
 - HS + GVnhận xét, chữa bài
 - HS đổi vở kiểm tra 
* Củng cố cách đo độ dài đoạn thẳng
*Củng cố - Dặn dò :
--------------------------------------------------------
Chính tả: Tuần 30 (T1) 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi trong bài “Ai ngoan sẽ được thưởng.”
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm, vần dễ lẫn: tr/ ch; êt/ êch.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung đoạn viết (HĐ1)
 - Bảng phụ viết nội dung BT2a. (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ: - HS viết bảng con: xuất sắc, sóng biển, xanh xao.
Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết: 
- GV đọc bài viết - HS đọc lại.
- HS nêu nội dung bài viết
- HS viết vào bảng con các từ khó.
- HS nhận xét cách trình bày bài
- GV đọc HS viết bài vào vở . 
- Chấm chữa bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: - HS đọc yêu cầu 
 - lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả 
* Củng cố phân biệt các âm, vần dễ lẫn: tr/ ch; êt /
* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Âm nhạc: (T30) Bắc kinh thang
I. Mục tiêu yêu cầu:
- Biết đây là bài dân ca
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
(Biết đây là bài dân ca Nam bộ - Biết gõ đệm theo phách)
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (HĐ1), một số nhạc cụ gõ (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS hát bài Bắc kim thang. 
B. Bài mới: * GTB:
Hoạt động 1: Dạy hát Bắc kinh thang:
 - GV giới thiệu tên bài, xuất xứ - hát mẫu 
- HS đọc lời ca trên bảng phụ
- Dạy hát từng câu và hát theo lối móc xích 
- HS luyện hát theo nhóm. 
- GV theo dõi chỉnh sữa 
Hoạt động 2: Hát vỗ tay, gõ đệm, phụ họa theo phách:
- GV + HS hát vỗ tay, gõ đệm theo phách
- HS hát sử dụng nhạc cụ trong nhóm
- HS hát gõ đệm theo phách, tiết tấu
- Hát kết hợp phụ họa
- GV theo dõi, uốn nắn 
* Củng cố - Dặn dò :
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Luyện từ và câu: Tuần 30 
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về Bác hồ:
- Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ (BT1); biết đặt câu với từ vừa tìm được BT1(BT2). 
2. Củng cố kỹ năng đặt câu:
- Ghi lại được hoạt động vễ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3).
II. Đồ dùng: - Bảng phụ BT1.(HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : - HS viết các từ tả bộ phận thân cây, lá cây.
B. Bài mới: * Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về Bác Hồ:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu 
 Lớp làm vào VBT - 1 HS làm vào bảng phụ
 - HS + GV nhận xét – HS đổi vở kiểm tra kết quả
 - HS đọc bài làm đúng
* Củng cố đọc từ ngữ về Bác Hồ
Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng đặt câu:
Bài 2: - Học sinh nêu y/c 
 - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm
 - HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình, nhận xét.
* Củng cố về cách đặt câu với từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ
Bài 3: - HS nêu yêu cầu 
 - HS quan sát tranh 
 - Lớp làm bài vào vở -1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài – HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố cách đặt câu về kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ .
* Củng cố - Dặn dò :
------------------------------------------------------------------
Tập viết: CHƯ M HOA (kiểu 2) 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ M hoa kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), “ Mắt sáng như sao” chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 II. Đồ dùng: - Mẫu chữ M hoa (HĐ1) 
 - Bảng phụ viết sẵn: Mắt sáng như sao (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS viết bảng con: A - Ao 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
- HS quan sát mẫu chữ M 
- HS nhận xét về độ cao, số nét 
- GV hướng dẫn cách viết .
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết.
- HS viết chữ M trên bảng con.
Hoạt động 2: HD học sinh viết cụm từ ứng dụng: 
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng “Mắt sáng như sao”
- HS đọc cụm từ ứng dụng - HD HS hiểu nghiã cụm từ ứng dụng
- HD HS nhận xét: + Về độ cao các con chữ, khoảng cách, cách nối nét
- HD học sinh viết bảng con: Mắt
 + GV viết mẫu lên bảng, HD cách viết.
 + HS viết vào bảng con chữ Mắt
 + GV theo dõi uốn nắn, nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- HS viết bài - GV theo dõi, uốn nắn
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết.
------------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 149) Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I. Mục tiêu: 
- Ôn lại về so sánh các số và thứ tự các số.
- Ôn lại về đếm các số (trong phạm vi 1000).
- Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
(BT cần làm bài 1; bài 2; bài 3)
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán 2 (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động 1:
 - HS so sánh các số có 3 chữ số: 991 và 919 
 * Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Ôn lại thứ tự các số:
- 1 HS đếm miệng từ 201 đến 210
- 1HS đếm miệng từ 321 đến 332
- 1HS đếm miệng từ 461 đến 472
- 1HS đếm miệng từ 591 đến 600
- 1HS` đếm miệng từ 991 đến 1000
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết số thành tổng:
- GV ghi bảng 357 y/c HS viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- HS phân tích số: 357 gồm có: 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị.
- GV: Nhờ việc phân tích này ta viết thành tổng
- HS lên bảng viết thành tổng.
- HS + GV nhận xét
*Lưu ý: 820 thì không viết hàng đơn vị (tức là viết 800 + 20 chứ không viết + 0 nữa). hay 705 thì viết 700 + 5 .
Hoạt động 4: luyện tập thực hành – GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu
 - Lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm bài
- HS + GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Bài 2: - HS nêu yêu cầu
 - Lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài 
 - HS đổi vở kiểm tra kết quả 
* Củng cố viết số thành tổng các trăm, các chục, đơn vị 
Bài 3: (Tiến hành tương tự bài 2) 
* Củng cố viết số thành tổng các trăm, các chục, đơn vị 
Bài 4: (HS khá, giỏi tự làm - Nêu miệng bài làm)
* Củng cố viết số thành tổng các trăm, các chục, đơn vị 
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Thủ công: (T30) Làm vòng đeo tay (T2) 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
* Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng.
Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm vòng đeo tay do mình làm ra.
II. Đồ dùng: - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy, quy trình.HĐ1
III. Các hoạt động dạy - học :
A. Bài cũ: - Giáo viên kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh.
B. Bài mới: * GTB:
Hoạt động 1: Thực hành:
- HS nhắc lại quy trình làm vòng:
 Bước 1: Cắt thành các nan 
 Bước 2: Dán nối các nan giấy
 Bước 3: Gấp các nan giấy
 Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- HS làm vòng vào giấy thủ công.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm:
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học 
 - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết học sau 
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn: Tuần 30 
 I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe - hiểu: 
- Nghe kể mẫu chuyện Qua suối, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện . 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người, Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết câu trả lời đúng câu hỏi d ở BT1.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - 2 HS kể “Sự tích hoa dạ lan hương” 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học.
Bài 1: - HS đọc 4 yêu cầu của bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ và nói về Bác (Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối.)
 - GV kể 3 lần giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, ân cần.
 - HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi.
 - HS + GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
- HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK
- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS + GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
Bài 2:( viết)
- HS nêu yêu cầu
 - Cả lớp làm bài vào vở BT- 1HS lên bảng làm
- HS - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng – HS đổi vở kiểm tra kết quả
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò:
-----------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 150) Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
(BT cần làm bài 1(cột1,2,3); bài 2a; bài 3)
II. Đồ dùng:
- Các hình như ở bài 132 (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS lên bảng thực hiện cộng 2 số: 75 + 32 = ? 
 * Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: HD cộng các số có 3 chữ số: 
- GV nêu nhiệm vụ tính: 326 + 253 = ?
- GV thể hiện bằng đồ dùng trực quan gắn các thẻ số lên bảng .
- GV: để thể

File đính kèm:

  • docT30.doc