Giáo án Tuần 26 Khối 2
TOÁN: (TIẾT 128 ): Luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp HS:Củng cố kĩ năng tìm số bị chia chưa biết. Củng cố về tên gọi của các hành phần và kết quả trong phép chia. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn dạng tìm số chia. (BT cần làm bài 1; bài 2(a,b); bài 3 cột 1,2,3,4); bài4)
II. Đồ dùng: - Bảmg phụ BT 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
- HS làm bài trên bảng con: x : 3 = 4; x : 5 = 7
- HS nêu quy tắc tìm số bị chia.
*GTB- Ghi đầu bài
Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở BT-- 1HS lên bảng làm
- HS nhận xét - Nêu cách làm.
hay: - HS nờu tìm hiểu giọng đọc nhân vật. - Các nhóm tự phân vai đọc trong nhóm. - Các nhóm thi đọc trước lớp - HS + GV nhận xét, bổ sung.Bình chọn bạn đọc hay Hoạt động4 : Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học Toán: ( Tiết 126 ) Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS:Tiếp tục rèn kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. Tiếp tục củng cố về các biểu tượng về thời gian (Thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian). Nhận biết được sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày.(BT cần làm bài 1, 2,3) II. Đồ dùng: - Mô hình đồng hồ, bảng phụ ghi BT3 III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: -HS làm bảng con: 5giờ + 3 giờ = 9 giờ - 3 giờ = *GTB- Ghi đầu bài Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập . - HS nối tiếp nhau nêu kết quả - HS, GV nhận xét. * Củng cố kĩ năng xem đồng hồ . Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập - Lớp làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau đọc bài làm - Nêu cách làm * Củng cố vềthời gian, thời điểm trong một ngày. Bài 3: - HS nêu yêu cầu - 1HS lên bảng - Lớp làm bài vào vở - HS nhận xét - nêu cách làm - HS đổi vở kiểm tra kết quả * Củng cố biểu tượng về đơn vị đo thời gian. Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 13 tháng 3 năm 2012 Kể chuyện: Tôm càng và Cá Con (GDKNS) I. Mục đích yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện “Tôm Càng và Cá Con” với giọng kể tự nhiên, phối với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện. (HS khá, giỏi phân vai dựng lại câu chuyện.) - Chăm chú theo dõi bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp theo lời của bạn. * GDkỹ năng thể hiện sự tự tin: Cho HS thấy sự tự tin của tôm càng và cá con trong cuộc sống II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK (HĐ1) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh”. B. Bài mới: * GTB: Hoạt động1: Dựa vào từng tranh kể lại từng đoạn câu chuyện: - HS đọc yêu cầu - GV treo tranh - HS quan sát - Nêu nội dung tranh. - HS kể theo tranh trong nhóm. - Các nhóm thi kể trước lớp. - HS + GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay. Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện: - HS tìm hiểu giọng của từng nhân vật - Nhóm HS tự phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm - Các nhóm thi kể chuyện theo vai trước lớp. - HS + GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân thể hiện tốt. * Rút ra nội dung ý nghĩa câu chuyện : * GD cho HS thấy sự tự tin của tôm càng và cá con trong cuộc sống Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò. .-------------------------------------------------------------------- Thể dục: Ôn một số bài tập RLTTCB Trò chơi: Kết bạn I. Mục đích yêu cầu: - Thực hiện đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông. Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi chủ động. II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi. III. Các hoạt động dạy - học: Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động xoay các khớp chân tay đầu gối - Ôn bài thể dục phát triển chung Phần cơ bản: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông. - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. - Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông. - Đi nhanh chuyển sang chạy: Phần kết thúc: - Chơi trò chơi: “Kết bạn” như tiết trước - HS đi thả lỏng - Nhận xét, dặn dò ------------------------------------------------------------------- Toán: (Tiết 127) Tìm số bị chia I. Mục tiêu : Giúp HS:- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết cách trình bài giải và giải dạng toán có một phép nhân. (BT cần làm bài 1, 2,3) II. Đồ dùng: - Các tấm bìa hình vuông bằng nhau (HĐ1) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:: - 2 HS đọc bảng chia 5 - HS làm bảng con: 24 : 3 = 15 : 3 = 9 : 3 = *GTB- Ghi đầu bài Hoạt động 2: HD cách tìm số bị chia chưa biết - HS + GV gắn tấm bìa 6 ô vuông lên bảng - HS + GV thao tác chia ô vuông làm 2 phần - HS lập đề toán và phép tính : 6 : 3 = 2 * GV gợi ý HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 6 = 2 x 3 - GV nêu phép chia x : 2 = 5. - HS nêu tên gọi các thành phần, kết quả của phép chia trên . - HS dựa vào nhận xét nêu cách làm - GV gợi ý HS rút ra quy tắc - HS học thuộc lòng quy tắc. * Củng cố cách tìm số bị chia. Hoạt động 3: Luyện tập- GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng - HS + GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nêu cách làm - Nhận xét quan hệ 2 phép tính trong cột * Củng cố quan hệ giữa phép chia và phép nhân. Bài 2: - HS đọc yêu cầu - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào bảng con. - HS, GV nhận xét, nêu cách làm - Nêu quy tắc. * Củng cố cách tìm số bị chia. Bài 3: - HS đọc đề bài - Phân tích đề - Lớp giải vào vở BT-1HS lên bảng giải - HS, GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cố giải bài toán dạng tìm số bị chia. Hoạt động4 : Củng cố - Dặn dò. .----------------------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội : Một số loài cây sống dưới nước (GDKNS ) I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học sinh biết: Kể tên và nêu ích lợi của một số loài cây sống dưới nước.Kể và phân loại được một số cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn vào dưới đáy nước. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây *GD kỹ năng ra quyết định-hợp tác: HS không nên tàn phá các loài cây sống dưới nước,tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ cây. II. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK(HĐ1). Sưa tầm một số loài cây sống dưới nước(HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS nêu tên và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn? B. Bài mới: * GTB . Hoạt động 1: Tìm hiểu tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước: - HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK. + Tên cây nơi sống của chúng + ích lợi của cây đó - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - HS + GV nhận xét, bổ sung. *Có loài cây sống dưới nước rễ bám vào bùn, có cây sống trôi nổi trên mặt nước, mỗi cây có một lợi ích cho cuộc sống. Hoạt động 2 : Giới thiệu các loại cây, tranh ảnh đã sưu tầm : - HS trưng bày cây, tranh ảnh sưu tầm trong nhóm - Đại diện 1 HS giới thiệu loài cây của nhóm (Tên cây, nơi sống, ích lợi của cây) - Các nhóm xem sản phẩm của nhau - HS + GV nhận xét, đánh giá bình chọn nhóm sưu tầm và giới thiệu tốt. *GD choHS không nên tàn phá các loài cây sống dưới nước,tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ cây. Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò ------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày14 tháng 3 năm 2012 Tập đọc: Sông Hương I. Mục đích yêu cầu: . Bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ các dấu câu giữa các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa các từ mới: Sắc độ, đặc ân, êm đềm. - Hiểu nội dung bài thơ: Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của dòng sông Hương qua cách miêu tả của tác giả. (trả lời được câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi câu dài (HĐ1). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: HS đọc: “Tôm càng và cá con” B. Bài mới: * GTB Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc. - Luyện đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp. + Luyện đọc tiếng, từ khó:bao trùm,đặc ân, - Luyện đọc từng đoạn trước lớp: + GV chia đoạn + HS đọc nối tiếp. + HD học sinh cách ngắt, nghỉ hơi. + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới. - Luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - HS, GV nhận xét, chỉnh sữa. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - HS đọc cả bài - Đọc thầm từng đoạn, cả bài. - Lần lượt trả lời câu hỏi SGK - Kết hợp giải nghĩa: đặc ân, sắc độ, êm đềm. - HS - GV nhận xét * Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương qua cách miêu tả của tác giả. Hoạt động3: Luyện đọc lại: - HS nêu lại cách đọc - HS thi đọc lại cả bài. - HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. Hoạt động4 : Củng cố- Dặn dò: ----------------------------------------------------- thể dục: (T52) Hoàn thiện bài tập RLTTCB I. Mục đích yêu cầu:Hoàn thiện 1 số bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Thực hiện đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông.Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi chủ động. II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi III. Các hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - HS khởi động xoay các khớp tay, chân - Đứng vỗ tay hát - Ôn bài thể dục phát triển chung. B. Phần cơ bản: - Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông - HS đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang - Đi kiễng gót 2 tay chống hông - Đi nhanh chuyển thành chạy: + Chia hành 2 nhóm mỗi nhóm đi 2 lần cho mỗi động tác + GV theo dõi chỉnh sữa C. Phần kết thúc: - HS lắc người thả lỏng - Nhảy thả lỏng - Đứng vỗ tay và hát - Hệ thống bài học - Nhận xét- Dặn dò Toán: (Tiết 128 ): Luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp HS:Củng cố kĩ năng tìm số bị chia chưa biết. Củng cố về tên gọi của các hành phần và kết quả trong phép chia. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn dạng tìm số chia. (BT cần làm bài 1; bài 2(a,b); bài 3 cột 1,2,3,4); bài4) II. Đồ dùng: - Bảmg phụ BT 3. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - HS làm bài trên bảng con: x : 3 = 4; x : 5 = 7 - HS nêu quy tắc tìm số bị chia. *GTB- Ghi đầu bài Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở BT-- 1HS lên bảng làm - HS nhận xét - Nêu cách làm. - HS + GV nhận xét, chữa bài- HS đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cốthành phần, cách tìm số bị chia củaphép chia. Bài 2:(Tiến hành như bài 1) * Củng cố phân biệt cách tìm số bị chia, số bị trừ. Bài 3: - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở bài tập -- 2 HS lên bảng làm - HS + GV nhận xét - Nêu cách làm. Bài 4: - HS đọc đề toán -HD HS tìm hiểu đề - Lớp giải vào vở - 1 HS lên bảng giải - HS + GV nhận xét, chữa bài -HS đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cố cách giải bài toán dạng tìm số bị chia. Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò. --------------------------------------------------------- chính tả: Tuần 26 ( tiết 1) I. Mục đích yêu cầu:- Tập chép chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui: Vì sao cá không biết nói? - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm dễ lẫn r/ d - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung đoạn chép (HĐ1), bài tập 2 (HĐ2) III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - HS viết bảng con: con trăn, chăn nuôi B. Bài mới: * GTB Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép: - GV, HS đọc bài viết - HD HS tìm hiểu nội dung bài viết - HD HS viết bảng con các tiếng, từ khó: ngớ ngẩn, - HS nhận xét bài viết, cách trình bày. - HS nhìn bảng chép bài vào vở - HS soát lỗi bài - GV chấm bài, nhận xét Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả: Bài 2: - HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở - HS nhận xét - Đọc * Củng cố cho HS đọc, viết chữ bắt đầu là r/d Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò ------------------------------------------------------------------------------ Âm nhạc: Tiết 26 : Học hát bài : Chim chích bông I. Mục đích yêu cầu: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát Chim chích bông . - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. (HS khá giỏi biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca). Biết bài hát Chim chích bông sáng tác của nhác sĩ Văn Dung, lời của Nguyễn Viết Bình, chim chích bông là loại chim có ích, con gọi là chim sâu. II. Đồ dùng: - GV+ HS một số nhạc cụ gõ (HĐ2), bảng phụ (HĐ1) III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: B. Bài mới: * GTB Hoạt động 1: Dạy hát: - GV hát mẫu 1 lần - HS đọc lời ca- Dạy hát từng câu và hát theo lối móc xích - HS luyện hát theo nhóm, dãy bàn - GV theo dõi chỉnh sữa Hoạt động 2: Hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc cụ: - GV + HS hát gõ đệm theo phách - HS hát sử dụng nhạc cụ trong nhóm - HS hát gõ đệm theo phách, tiết tấu - GV theo dõi, uốn nắn Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------------------------ Thứ 5 ngày 15 tháng3 năm 2012 Luyện từ và câu: Tuần 26 I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS : Củng cố mở rộng vốn từ về sông biển (Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt , kể tên được một số con vật sống dưới nứơc . - Luyên tập về dấu phẩy, biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy II. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK (HĐ1), Bảng phụ ghi BT3 (HĐ2). III. Các hoạt động dạy - học : A. Bàicũ: HS nối tiếp nhau đọc từ có tiếng biển. B. Bài mới: * GTB Hoạt động 1: Củng cố mở rộng vốn từ ngữ về sông biển: Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức - GV nêu tên trò chơi - Cách chơi - luật chơi - HS tham gia chơi. - HS + GV tổng kết cuộc chơi. * Củng cố về các loài cá sống dưới nước mặn, nước ngọt. Bài 2: - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm. - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố về một số con vật sống dưới nước. Hoạt động 2: Luyện tập sử dụng dấu phẩy: Bài 3: - HS đọc yêu cầu và đoạn văn - 1HS lên bảng làm - Lớp làm bài vở - Nhiều HS đọc bài làm. - HS + GV nhận xét, chốt lời giải đúng, giải thích. * Củng cố dùng dấu phẩy. Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò -------------------------------------------------------- Tập viết: Chữ x hoa I. Mục đích yêu cầu: Viết đúng chữ X hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, chữ và câu ứng dụng: Xuôi cỡ vừa, cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái II. Đồ dùng: - Mẫu chữ X hoa III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS viết vào bảng con chữ V và chữ Vượt B. Bài mới: GTB Hoạt động 1: HD học sinh viết chữ hoa X: Giới thiệu mẫu chữ hoa - HD HS quan sát và nhận xét: + độ cao + cấu tạo, cách viết. - GV viết mẫu chữ X lên bảng, HD cách viết. - HS luyện viết vào bảng con - HS + GV nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 2: HD học sinh viết cụm từ ứng dụng: - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng “Xuôi chèo mát mái”. - HS đọc cụm từ ứng dụng - Giúp HS hiểu nghiã cụm từ ứng dụng - HD HS nhận xét: + Về độ cao các con chữ, khoảng cách, cách nối nét.. - HD học sinh viết cụm từ ứng dụng . + GV HD cách viết. + HS viết vào bảng con chữ Xuôi, - GV theo dõi uốn nắn, nhận xét. Hoạt động 3: HS luyện viết bài vào vở: - GV nêu yêu cầu bài viết. - HS viết bài - GV theo dõi, – uốn nắn - Chấm chữa bài: + GV chấm 1 số bài, nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. ----------------------------------------------------- Toán : (Tiết 129) Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác I. Mục tiêu: Giúp HS : Bước đầu nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình đó. Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài của các cạnh hình đó. (BT cần làm bài 1, 2) II. Đồ dùng: - Thước đo độ dài III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: - HS làm bảng con: x : 4 = 9 x - 4 = 9 *GTB - ghi đầu bài Hoạt động 2: Giới thiệu về cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác : - GV giới thiệu hình tam giác, các cạnh của hình tam giác - HS nhận diện các cạnh của hình và đặt tên - HS nêu độ dài mỗi cạnh đó - Giúp HS tính chu vi hình tam giác - HS nhận xét, rút ra kết luận : * Tổng độ dài của các cạnh hình tam giác chính là chu vi hình tam giác đó. *Giới thiệu về cáchtính chu vi hình tứ giác : (Tiến hành tương tự như hình tam giác) Hoạt động 3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - Đọc mẫu - Lớp làm vào vở bài tập - HS lên bảng làm - HS, GV nhận xét, chữa bài. - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. * Củng cố cách tính chu vi hình tam giác. Bài 2: - HS nêu yêu cầu - GV cho HS nhắc lại cách đo - HS làm bài - HS đọc bài làm -Nêu cách làm - HS + GV nhận xét - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. * Củng cố cách đo và tính chu vi hình tứ giác. Hoạt động4 : Củng cố - Dặn dò. -------------------------------------------------------------- Thủ công: (Tiết 26): Làm dây xúc xích trang trí (Tiết 2) I. Mục đích yêu cầu: - HS biết c ách làm dây xúc xích trang trí bằng giấy. - Làm được dây xúc xích để trang trí. Đường cắt tương đối phẳng. Có thể chỉ cắt, dán được 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau. (HS khá, giỏi cắt, dán được kích thước các vòng tròn của dây xúc xích đều nhau) Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị B. Bài mới: GTB Hoạt động 1: HD học sinh thực hành: - HS nhắc lại các bước làm xúc xích - GV cho HS xem quy trình nhắc lại cách làm - HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm: - Nhóm HS trình bày sản phẩm theo nhóm. - HS + GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi nhóm thực hiện tốt. Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 16 tháng 3 năm 2012 Tập làm văn: Tuần 26 ( GDKNS ) I. Mục đích yêu cầu: Tiếp tục luyện tập cách đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản cho trước để thể hiện thái độ lịch sự - Viết được những câu trả lời đúng các câu hỏi về cảnh biển *GDkỹ năng giao tiếp: Đáp lời đồng ý với thái độvui vẻ, lịch sự II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS đọc bài tập 3 B. Bài mới: * GTB Hoạt động 1: Luyện đáp lời đồng ý: Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài và các tình huống - HS thảo luận nhóm đôi . - Từng cặp HS trình bày trước lớp. - HS và GV nhận xét, bổ sung. * Củng cố cách nói, đáp lời đồng ý trong giao tiếp bằng thái độ lịch sự. *Đáp lời đồng ý với thái độ vui vẻ, lịch sự Hoạt động 2: Luyện nói, viết về biển: Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài và đọc câu hỏi SGK - HS quan sát tranh - Trả lời câu hỏi - 2 HS lên bảng làm - HS lớp làm bàì - vào vở - HS đọc bài trước lớp. - Lớp và GV nhận xét - Bình chọn bài-làm tốt. Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò Toán : (Tiết 130) Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố biểu tượng về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác, độ dài đương gấp khúc. (BT cần làm bài 2, 3, 4) II. Đồ dùng : - Thước kẻ II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: - HS lên bảng tính chu vi hình tam giác có cạnh lần lượt là: 2 cm, 3 cm, 4 cm *GTB- ghi đầu bài Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 2: - HS nêu yêu cầu - Lớp làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm - HS, GV nhận xét, chữa bài- học sinh đổi vở kiểm tra kết quả. - Nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác * Củng cố cách tính chu vi hình tam giác. Bài 3:(Tiến hành như bài 2) - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm - HS, GV nhận xét, chữa bài - HS nêu cách làm * Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác. Bài 4:) - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm - HS, GV nhận xét, chữa bài- học sinh đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và chu vi hình tam giác. Hoạt động2 : Củng cố - Dặn dò. --------------------------------------------------------------------------- Chính tả: : Tuần 26 (tiết 2) I Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác bài CT và trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi, đoạn “Mỗi mùa hèdát vàng” trong bài “Sông Hương”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, ưc/ưt II. Đồ dùng: Bảng phụ BT2a (HĐ2) III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: B. Bài mới: * GTB. Hoạt động 1: HD nghe viết: - GV đọc bài chính tả - HS đọc lại. - GV giúp HS nắm nội dung bài viết - HS viết tiếng, từ khó vào bảng con: dảI lụa, - GV nhận xét, uốn nắn chỉnh sửa - HS nhận xét cách
File đính kèm:
- T26.doc