Giáo án Tuần 23 Khối 2
TOÁN: (Tiết 113)
Một phần ba
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) một phần ba.
- Biết viết 1/3 và đọc một phần ba
- Biết thực hành chia nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
(BT cần làm bài 1, Giảm bài tập 2,3)
II. Đồ dùng: - Các mảnh bìa hình vuông, tròn (HĐ1)
- Bảng phụ ghi sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động1:
- HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
* GTB - GV ghi đầu bài
------- Toán: (Tiết111) Số bị chia - Số chia - Thương I. Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết được số bị chia - số chia - thương. - Biết cách tìm kết quả của phép chia - Củng cố thực hành chia trong bảng chia 2. (BT cần làm bài 1, bài 2) II. Đồ dùng: - Thẻ từ (HĐ1) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: - 2 HS đọc bảng chia 2 * GTB - Ghi đầu bài Hoạt động 2: Giới thiệu Số bị chia - Số chia - Thương: - GV ghi bảng nêu phép chia 6 : 2 = 3 - HS đọc phép tính và kết quả - GV chỉ từng số và giới thiệu: Tên gọi thành phần - kết quả - Giúp HS hiểu rõ từng tên gọi thành phần - kết quả - GV chỉ HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS nêu một số ví dụ khác - HS đọc. - GV lưu ý: 6: 2 cũng gọi là thương * KL: Số bị chia : Số chia = Thương Hoạt động 3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - Lớp làm bài vào vở bài tập - 1HS lên bảng làm - HS + GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả . * Củng cố tên gọi thành phần kết quả của phép chia Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập - Lớp làm bài vào vở bài tập - 1HS lên bảng làm - HS + GV nhận xét, chữa bài. - HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả * Củng cố mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân. Bài 3: (Tiến hành như bài 2) (HS khá, giỏi) * Củng cố tên gọi thành phần. Mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân. Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò ----------------------------------------------- Thứ 3 ngày 21 tháng 2 năm 2012 kể chuyện : Bác sĩ Sói (GDKNS) I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện - HS khá, giỏi biết cùng bạn phân vai dựng lại câu chuyện (BT2) 2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp theo lời của bạn. *GDKN ra quyết định: tĩnh quyết định đúng GD học sinh phải bình đắn để ứng phó trong tình huống cụ thể. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ (HĐ1). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động1: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh: - GV treo bảng phụ, tranh - HS quan sát tranh - HS đọc yêu cầu - 1HS kể mẫu tranh 1 - HS tập kể theo đoạn trong nhóm - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp - HS, GV nhận xét, chỉnh sữa. Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện: (HS khá, giỏi) - HS nêu yêu cầu - GV giao nhiệm vụ từng nhóm - HS lập ban giám khảo - HS nhận biết giọng kể từng nhân vật - HS phân vai dựng lại chuyện trong nhóm - Các nhóm trình diễn trước lớp - Ban giám khảo nhận xét. Bình chọn nhóm, HS thể hiện tốt. * GD học sinh phải bình tĩnh quyết định đúng đắn để ứng phó trong tình huống cụ thể. Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Thể dục: (t45) Trò chơi: Kết bạn I. Mục đích yêu cầu: - Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Học trò chơi: Kết bạn. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi. II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi III. Các hoạt động dạy - học: Phần mở đầu: - Tập hợp, lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động xoay các khớp chân, tay, đầu gối, hông, vai - Đi thường 2 vòng quanh sân hít thở sâu - Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung Phần cơ bản: Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông: - HS chuyển đội hình 2 hàng dọc sau vạch xuất phát - HS đi lần 1 - GV điều chỉnh, chỉnh sửa - HS đi lần 2 - Cán sự lớp điều khiển Học trò chơi: Kết bạn - GV nêu tên trò chơi - cách chơi - luật chơi - 1 Tổ làm mẫu theo đội hình hàng dọc - HS chuyển đội hình 2 hàng dọc - HS tham gia chơi - GV quản cho HS chơi - GV tổng kết cuộc chơi. Phần kết thúc: - HS đứng vỗ tay và hát - HS đi thả lỏng - HS tập hợp hàng ngang - Nhận xét, dặn dò ------------------------------------------------------------ Toán: (Tiết 112) Bảng chia 3 I. Mục tiêu: - Lập được bảng chia 3 - Nhớ được bảng chia 3 - Thực hành làm tính và giải toán có một phép chia (trong bảng chia 3) (BT cần làm bài 1, bài 2) II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng DH toán 2 HĐ1, bảng phụ ghi sẵn bảng chia 3.HĐ2 III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động1: - HS đọc bảng chia 2 - Bảng nhân 3. * GTB - Ghi đầu bài Hoạt động2: Lập bảng chia 3 và ghi nhớ bảng chia 3: 1. Lập bảng chia 3: - GV + HS thao tác sử dụng các tấm bìa có 3 chấm tròn - HS quan sát lập các phép tính chia cho 3 - HD HS nhận xét các phép tính trong bảng - Rút ra bảng chia 3 2. Thuộc lòng bảng chia 3: - HS nhận xét bảng chia 3 - Luyện đọc thuộc bảng chia 3 - HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 3 - HS + GV nhận xét, ghi điểm Hoạt động3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT. - HS tự làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố thuộc bảng chia 3. Bài 2: - HS đọc đề toán - HS phân tích đề - Lớp giải bài vào vở BT - 1 HS lên bảng giải. - HS + GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả * Củng cố giải toán có 1 phép chia. Bài 3 : (HS khá, giỏi. Tiến hành như bài1) * Củng cố về tên gọi thành phần, kết quả của phép chia. Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội : (Tiết 23) Ôn tập : Xã hội I. Mục đích yêu cầu: - Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội - Kể được về gia đình , trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống. (So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nhiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị). - Yêu quí gia đình, quê hương mình, yêu bạn bè, yêu trường. - Có ý thức gắn bó yêu quê hương, yêu quý gia đình và trường học II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: B. Bài mới: * GTB : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - HD HS quan sát tranh SGK - HS trả lời miệng - HS làm bài vài vở bài tập - HS đọc bài làm - HS + GV nhận xét, chỉnh sửa. * Củng cố về gia đình , nhà trường, XD ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp Hoạt động 2: Củng cố về cuộc sống, nghề nghiệp ở địa phương: - GV nêu yêu cầu - HS trưng bày và sắp xếp tranh sưu tầm - Đại diện HS lên trình bày về tranh sưu tầm - HS + GV nhận xét, đánh giá * Củng cố về lòng yêu quí gia đình, trường học, bạn bè và có ý thức tốt đẹp về nghề nghiệp và cuộc sống của quê hương Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học ------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 22 tháng 2năm 2012 Tập đọc: Nội quy Đảo Khỉ GD BVMT I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc rõ ràng, rành mạch về từng điều qui định trong bảng nội quy. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu ý nghĩa từ mới: nội qui, bảo tồn , khoái chí, tham quan. - Hiểu và có ý thức tuân thủ theo nội quy chung. (trả lời được các CH1, 2. HS khá giỏi trả lời được CH3) * GD nâng cao ý thức BVMT. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ HĐ1, bảng phụ (HĐ1) - 1 bản nội qui của nhà trường (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS đọc bài: “Bác sĩ Sói” và trả lời câu hỏi B. Bài mới: * GTB: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc. - Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp. + Luyện đọc tiếng, từ khó - Đọc từng đoạn trước lớp: + HS đọc nối tiếp. + HD học sinh đọc câu dài. + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - HS + GV nhận xét, chỉnh sữa. - HS đọc đồng thanh toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn - Lần lượt trả lời câu hỏi SGK - HS khá giỏi trả lời được CH3) HS nhận xét - GV chốt Nêu nội dung: Nội qui GD HS có ý thức thực hiện nội qui là góp phần BVMT * GV đọc nội qui của nhà trường. Hoạt động 3: Luyện đọc lại: - HS nhắc lại cách đọc - HS thi đọc - HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học ------------------------------------------------------------ thể dục: (T46) Đi nhanh sang chạy chuyển Trò chơi: Kết bạn I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS biết: - Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Học đi nhanh chuyển sang chạy.Yêu cầu bước chạy tương đối đúng. - Ôn trò chơi: “Kết bạn”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi III. Các hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Khởi động xoay các khớp tay, chân - Đứng vỗ tay hát - Chạy khởi động - Đi thường hít thở sâu - Ôn bài thể dục phát triển chung B. Phần cơ bản: 1. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. Đi nhanh chuyển sang chạy. - GV làm mẫu - HD kĩ thuật. - HS đi mẫu - Cán sự lớp điều khiển tập - GV theo dõi uốn nắn 3. Trò chơi: “Kết bạn” - GV nêu tên trò chơi - HS nhắc lại cách chơi - HS chơi - GV quan sát, tổng kết cuộc chơi C. Phần kết thúc: - HS cúi người thả lỏng - Đứng vỗ tay và hát - Nhận xét- Dặn dò Toán: (Tiết 113) Một phần ba I. Mục tiêu: Giúp HS : - Bước đầu nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) một phần ba. - Biết viết 1/3 và đọc một phần ba - Biết thực hành chia nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau. (BT cần làm bài 1, Giảm bài tập 2,3) II. Đồ dùng: - Các mảnh bìa hình vuông, tròn (HĐ1) - Bảng phụ ghi sẵn BT2 III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động1: - HS đọc thuộc lòng bảng chia 3 * GTB - GV ghi đầu bài Hoạt động2: Giới thiệu “một phần ba”: - GV+ HS đưa ra hình vuông - HS quan sát - GV hướng dẫn HS chia hình vuông làm 3 phần bằng nhau - GV + HS tô màu 1/3 hình vuông - GV giới thiệu số 1/3 và cách đọc, viết - HS đọc, viết trên bảng con * GV + HS tiếp tục tiến hành với hình tròn như trên. Hoạt động 3: Luyện tập- GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT - HS quan sát hình vẽ - HS làm vào vở - HS nối tiếp nhau nêu tên hình đã tô màu 1/3 - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố nhận biết 1/3 - đọc, viết 1/3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học . -------------------------------------------------------------------- chính tả : Tuần 23 (T1) I. Mục đích yêu cầu: - HS chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện: Bác sĩ Sói - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n, ươt/ươc. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài viết (HĐ1), bài tập2 (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS viêt bảng con: học giỏi, rành rọt B. Bài mới: * GTB: Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép: - GV+ HS đọc bài chép - HD HS tìm hiểu nội dung bài chép - HS tìm những tiếng từ khó viết - HD HS viết bảng con các tiếng, từ khó: giúp, giáng - HS nhận xét cách trình bày bài chính tả - HS nhìn chép bài vào vở - GV quan sát theo dõi - HS đổi vở soát lỗi bài - GV chấm bài, nhận xét, chữa bài Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả: Bài 2b: - HS nêu yêu cầu (trên bảng phụ) - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở BT - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố đọc, viết tiếng có l/ n Bài 3b: (Tiến hành tương tự bài 2b) * Củng cố đọc, viết tiếng có ươt/ ươc. Hoạt động nối tiếp : Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học . -------------------------------------------------------------------- Âm nhạc: (Tiết 23) Học bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS biết: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết đây là bài hát nhạc của nước ngoài, lời Việt của nhạc sĩ Hoàng Anh II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép lời ca (HĐ1) - Nhạc cụ quen dùng và nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS hát bài: Trên con đường đến trường B. Bài mới: * GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Dạy hát: - GV treo bảng phụ, giới thiệu lời, tác giả bài hát. - Hát mẫu. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát từng câu theo lối móc xích. - HD chỗ lấy hơi, dấu quay lại - Hoch hát theo dãy bàn - nhóm - cá nhân - GV theo dõi, chỉnh sữa Hoạt động 2: Tập hát kết hợp phụ họa: - Lớp đứng hát kết hợp nhún theo nhịp - HS luyện tập theo nhóm - Từng nhóm 5 HS lên biểu diễn - HS + GV nhận xét - HS hát theo tốp ca Hoạt động nối tiếp : Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học . ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ 5 ngày 23 tháng 2 năm 2012 Luyện từ và câu: Tuần 23 I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1) - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Như thế nào? (BT2; BT3) II. Đồ dùng: - Tranh minh họa (SGK), Bảng phụ BT2 (HĐ1). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS kể tên các loài chim mà em biết ? B. Bài mới: * GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về các loài thú: Bài 1: - HS nêu yêu cầu - Quan sát hình trong SGK - 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở BT - HS + GV nhận xét, chốt kết quả đúng - HS khác đọc bài làm - Nhận xét * Củng cốtừ ngữ về các loài thú, phân biệt thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm. Bài 2: - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm đôi - Các nhóm thực hành trước lớp - HS + GV nhận xét, chữa bài * Củng đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Như thế nào? về các loàu thú. Hoạt động 2: Tập đặt câu, trả lời câu hỏi có cụm từ “Như thế nào”: Bài 3: - HS nêu yêu cầu - HS trao đổi theo cặp - HS làm vào vở bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Tiếp tục củng cố cách đặt câu hỏi có cụm từ “Như thế nào” Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - Về nhà tìm hiểu thêm về các loài thú. - GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------- Tập viết: CHỮ T HOA I. Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ. - Viết đúng chữ T hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Thẳng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), “Thẳng như ruột ngựa” (2lần). Viết đúng mẫu, chữ đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ T hoa (HĐ1) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS viết vào bảng con: S - Sáo B. Bài mới: * GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: HD học sinh viết chữ T hoa: - GV đưa ra mẫu chữ T - HS đọc - quan sát và nhận xét. - GV viết mẫu nêu qui trình viết - HS nhắc lại - HS luyện viết vào bảng con 2 lựơt. - GV nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 2: HD học sinh viết cụm từ ứng dụng: - HS đọc cụm từ ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa - HD HS hiểu nghiã cụm từ . - HS quan sát và nhận xét về: độ cao, khoảng cách giữa các chữ, cách nối nét... - GV viết mẫu lên bảng, nêu cách viết. - HS viết vào bảng con chữ “Thẳng” - GV nhận xét, chỉnh sữa. Hoạt động 3: HS viết bài vào vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết. - HS viết bài - GV theo dõi, uốn nắn. - Chấm, chữa bài, nhận xét Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------- Toán: (Tiết 114) Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thuộc lòng bảng chia 3. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3). - Biết thực hiện phép chia với các số đo đại lượng đã học (chia cho 3; cho2). (BT cần làm bài 1, bài 2, bài 4) II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi (BT3) II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: - HS đọc thuộc lòng bảng chia 3. * GTB - Ghi đầu bài Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT - SH làm bài - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố đọc thuộc lòng bảng chia 3. Bài 2: (Tiến hành như bài 1) * Củng cố quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: - HS nêu yêu cầu - GV HD mẫu - Lớp làm vào vở BT - 1 HS lên bảng làm - HS + GV nhận xét, nêu cách làm, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả * Củng cố bảng chia 3 có kèm theo đơn vị đo. Bài 4: - HS đọc đề - HS phân tích đề - HS giải vào vở BT - 1HS lên bảng giải - HS + GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cố giải toán bằng phép chia 3 Bài 5: Tiến hành như bài 4 (HS khá, giỏi) * Củng cố về giải toán có liên quan đến bảng chia 3 Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------- Thủ công: (Tiết 23) Ôn tập chương II: Phối hợp Gấp, cắt, dán hình I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp thực hành gấp, cắt, dán hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. (Với HS khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất 2 sản phẩm đã học. Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo). - GD HS ý thức lao động, óc sáng tạo. II. Đồ dùng: - GV: Các mẫu hình đã học (HĐ1) - HS : giấy màu, kéo, bút màu, bút chì (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: * GTB: Hoạt động 1: HS quan sát, lựa chọn đề tài: - HS nêu tên các hình đã học gấp, cắt, dán - GV đưa ra cho HS quan sát các mẫu hình - HS lựa chọn hình để phối hợp gấp, cắt, dán hình Hoạt động 1: Thực hành: - GV nêu yêu cầu - HD HS thực hành - HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ - Tổ chức trưng bày theo nhóm - HS + GV nhận xét, bình chọn bài làm tốt Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 24 tháng 2 năm 2012 Tập làm văn: Tuần 23 (GDKNS) I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng viết: - Đọc và viết lại được 2, 3 điều trong nội qui của nhà trường. *GDHS thực hiện tốt nội qui của nhà trường. (BT1,2giảm) II. Đồ dùng: - Bảng nội qui của nhà trường (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ - HS đọc bài tập 3. B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài Hoạt động 1: Viết nội qui của trường: Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập - GV giới thiệu bản nội qui của trường - HS đọc lại bản nội qui của trường - HS viết bài vào vở bài tập -1 học sinh lên bảng làm bài - HS đọc bài làm trước lớp - HS + GV nhận xét, bổ sung, bình chọn bài làm tốt * Củng cố cách viết bản nội qui. *GDHS thực hiện tốt nội qui của nhà trường. Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán: (Tiết 115) Tìm một thừa số của phép nhân I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết thừa số tích tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. - Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: X x a = b; a x X = b (với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết cách trình bày bài toán dạng tìm thừa số chưa biết. - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 2) (BT cần làm bài 1, bài 2) II. Đồ dùng: - 3 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn (HĐ1) - Thẻ từ ghi thừa số - tích, bảng phụ BT2 (HĐ2) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: - 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3, chia 2 * GTB - Ghi đầu bài Hoạt động 2: Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: - GV + HS thao tác trên các tấm bìa 2 chấm tròn - GV gợi ý để HS lập phép nhân - HD HS viết phép nhân thành 2 phép chia - HD HS nhận xét mối quan hệ phép nhân phép chia Hoạt động 3: HD cách thực hiện tìm thừa số chưa biết : - GV đưa ra phép nhân - HD HS viết, đọc thừa số chưa biết x - HD HS dựa vào hoạt động 1 để nêu cách tìm - Tương tự GV đưa ra phép tính 3 x x = 15 - HS nêu cách làm - Rút ra qui tắc - HS nối tiếp nhau đọc qui tắc Hoạt động4: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm Bài 1: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở BT - HS nối tiếp nhau đọc bài làm - HS + GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: - HS nêu yêu cầu - GV HD mẫu - HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng làm - HS + GV nhận xét, nêu cách làm, chữa bài- HS đổi vở kiểm tra kết quả. * Củng cố cách tìm thừa số chưa biết của phép nhân. Bài 3: (Tiến hành tương tự như bài2) Bài 4: - HS đọc đề - HD phân tích
File đính kèm:
- T23.doc