Giáo án Tuần 2 Lớp 4

Kĩ thuật

Tiết 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.

- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu. 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc36 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 2 Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức ăn, nước uống, không khí khi đó con người sẽ chết.
 Hoạt động tập thể
Đọc sách báo tại lớp
I. Mục tiêu:
-Học sinh nắm thêm một số thông tin về hoạt động dành cho thiếu nhi trong nước và địa phương.
- Giúp học sinh tìm hiểu thêm về một số một số gương sáng trong học tập trên báo Chăm học, báo Thiếu niên Tiền phong.
- Giúp cho học sinh có thói quen tự tìm hiểu thông tin trên sách, báo, thu thập thông tin, tư liệu trên sách báo phục vụ cho việc học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Báo Thiếu niên Tiền phong
- Một số truyện Thiếu nhi HS sưu tầm
- Nhi đồng Chăm học.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách báo của học sinh.
B. Hướng dẫn đọc sách báo.
1. Tổ chức cho HS đọc báo trong nhóm.
- GV yêu cầu HS các nhóm đọc các thông tin trong sách, báo đã chuẩn bị.
- Yêu cầu các nhóm tóm tắt những thông tin mà nhóm mình vừa đọc được.
2. Tổ chức cho HS đọc trước lớp.
 - Gọi đại diện các nhóm đọc câu chuyện mà mình đã chuẩn bị trước lớp.
- Tổ chức cho HS trao đổi về các thông tin mà các bạn đọc trước lớp
- GV nhận xét, giới thiệu một số thông tin GV thu thập trên báo.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS.
- Dặn chuẩn bị các loại sách, báo.
- Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị báo của nhóm mình.
- HS nhận báo, truyện mà GV chuẩn bị
- HS đọc các thông tin trong báo, các nhóm trao đổi, thảo luận về những thông tin hoặc câu chuyện nào đó, ghi nội dung hoặc thông tin mà nhóm mình đã nắm bắt được.
- HS nối tiếp nhau đọc các câu chuyện nhóm mình lựa chọn.
- HS đọc xong trao đổi về nội dung câu chuyện hoặc thông tin.
VD:
+ Câu chuyện( thông tin) kể về ai?
+ Truyện đó có nhân vật nào( nội dung) nội dung của thông tin ấy là gì?
+ Bạn học tập được điều gì qua câu chuyện, thông tin đó?
Hướng dẫn học Toán
Ôn tập các số có sáu chữ số
i. Mục tiêu:
 - Giúp HS hoàn thành các bài trong ngày.
 - Làm các bài tập toán để ôn tập cách đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập 1, 2, 3; phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giúp HS hoàn thành các bài trong ngày
2) Bài tập
Bài 1: Viết theo mẫu:
- HS hoàn thành các bài trong ngày.
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
 Đọc số
127 356
 1
 2
 7
 3
 5
 6
Một trăm hai mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi sáu
342 617
503 768
Tám trăm năm mươi hai nghìn không trăm mười lăm.
- Gọi 1 HS làm trên bảng.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2: Đọc các số sau:
 248 107 ; 750 324 ; 468 056
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
+ Nêu cách đọc các số có nhiều chữ số.
+ Nêu các chữ số thuộc mỗi hàng của các số.
Bài 3: a) Viết số thành tổng (theo mẫu)
Mẫu: 357618 = 300000 + 50000 + 7000 + 600 + 10 + 8
726146 = 
830543 = 
604905 = 
450007 =
b) Viết tổng thành số:
Mẫu: 400000 + 50000 + 3000 + 600 + 20 + 9 = 453629
Ÿ 300000 + 80000 + 1000 + 900 + 50 + 4 =
Ÿ 900000 + 70000 + 400 + 30 + 7 = 
Ÿ 600000 + 5000 + 800 + 5 = 
Ÿ 400000 + 40 = 
- Gọi 2 HS làm trên bảng.
3) Củng cố – dặn dò:
+ Nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài.
- HS tự đọc số và viết vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
+ Đọc từ trái sang phải từ hàng cao đến hàng thấp.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS tự làm bài.
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu
 Tiết 3: mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu khổ to hoặc bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở BT 1 viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ ngữ vào cột. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần:
+ Có 1 âm: cô, 
+ Có 2 âm: bác, 
- Nhận xét các từ HS tìm được.
b.Bài mới:
1) Giới thiệu bài 
2) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận theo nhóm 6 (3 phút). Các nhóm gắn lên bảng lớp. Gọi 1 nhóm đọc kết quả. HS nhận xét và GV ghi Đ/S, các nhóm trưởng khác tự ghi Đ/S nếu có từ trùng với nhóm đang xét 
– GV ghi tổng số từ tìm đúng của nhóm đó rồi kiểm tra nhanh các nhóm còn lại bằng cách đọc các từ chưa gạch dưới để đánh giá Đ/S, đếm và ghi tổng số từ tìm được.
- GV dựa vào tổng số từ tìm được xếp loại các nhóm theo thứ tự 1, 2, 3, khen ngợi nhóm làm bài tốt.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Kẻ bảng thành 2 cột với nội dung BT 2a, 2b.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
+ Công nhân là chỉ người như thế nào?
-+Nhân dân là chỉ người như thế nào?
+ Nhân loại?
+ Nhân ái?
- Tìm các từ ngữ có tiếng nhân cùng nghĩa?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
GV: Mỗi em đặt câu với 1 từ thuộc nhóm a (nhân có nghĩa là người) hoặc 1 từ ở nhóm b (nhân có nghĩa là lòng thương người)- Gọi HS viết các câu của mình lên bảng.- Gọi HS NX.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
- Gọi HS trình bày - Nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- VN học thuộc các từ ngữ, câu tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, mỗi HS tìm 1 loại. HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìm được.
a/ lòng thương người, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm
b/ độc ác, hung ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ lạnh,
c/ cưu mang, cứu giúp, cứu ttrợ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, nâng niu,
d/ ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột, chèn ép,
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Lời giải: 
Tiếng “nhân” có nghĩa là “người” 
Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”
Nhân dân
Công nhân
Nhân loại
Nhân tài
Nhân hậu
Nhân đức
Nhân ái
Nhân từ
- Người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
- Đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí.
- Nói chung những người sống trên trái đất, loài người.
- Yêu thương con người.
- nhân chứng, nhân công, nhân danh, nhân khẩu, nhân kiệt, nhân quyền, nhân vật, thương nhân, bệnh nhân,
- 3 HS lên bảng viết.
- Thảo luận.
- HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến của mình.
a/ ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống như vậy sẽ gặp những điều tốt lành, may mắn.
b/ Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.
c/ Một cây núi cao: khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Toán
 Tiết 8 : hàng và lớp
I. Mục tiêu: 
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo các hàng.
II. đồ dùng dạy học: 
- Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số như phần bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc - Gọi 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết vào vở nháp.
- Nêu tên các hàng đã học.
b.Bài mới:
1) Giới thiệu bài 
2) Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn 
- Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Các hàng này được xếp vào các lớp.
Lớp đơn vị gồm 3 hàng là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng là: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- GV vừa giới thiệu vừa kết hợp chỉ trên bảng các hàng, lớp của số có 6 chữ số.
+ Lớp đơn vị gồm có mấy hàng, đó là những hàng nào?
+ Lớp nghìn gồm có mấy hàng, đó là những hàng nào?
- GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.
- Hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi bảng.
- Lưu ý: Khi viết các số vào cột ghi hàng viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa 2 lớp hơi rộng hơn 1 chút.
- GV làm tương tự với các số
654 000, 654 321.
+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 321, 654 000, 654 321.
3) Luyện tập - thực hành 
Bài 1 
- Nêu nội dung của các cột trong bảng số của BT.
- Hãy đọc số ở dòng thứ nhất.
- GV: Khi đọc số theo hàng ta đọc tên chữ số kèm theo tên hàng theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp (từ trái sang phải).
Khi đọc số theo lớp ta đọc số đơn vị trong mỗi lớp kèm theo tên lớp theo thứ tự từ lớp cao đến lớp thấp(từ trái sang phải). 
- Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- GV: Khi viết số ta viết lần lượt các chữ số chỉ số đơn vị ở mỗi hàng theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp, nếu một hàng nào không có đơn vị thì viết chữ số 0.
- Yêu cầu HS nêu các chữ số ở các hàng, viết các chữ số vào các cột thích hợp.
+ Số 54 312 có những chữ số nào thuộc lớp nghìn?
+ Các chữ số còn lại thuộc lớp nào?
- Yêu cầu HS làm tiếp BT - NX.
+ Lớp nghìn của số 45 213 gồm có những chữ số nào?
+ Lớp đơn vị của số 654 300 gồm có những chữ số nào?
Bài 2a: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào?
- Hỏi tương tự với các số còn lại.
+ Trong các số trên, số nào có chữ số 6 ở hàng chục nghìn?
+ Những số nào có chữ số hàng đơn vị là 7?
Bài 2b: (treo bảng phụ)
- Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ hai cho biết gì?
- Yêu cầu HS đọc lại số ở cột thứ nhất.
- Trong số 38 753, chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Vậy giá trị của chữ số 7 là bao nhiêu?
- Vì chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
Bài 3
: - GV hướng dẫn cách viết số mẫu.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- HS tự viết số.
Bài 5: (Nếu còn thời gian)
- GV viết số 823 573 và yêu cầu HS đọc số.
- Lớp nghìn của số 823 573 gồm có những chữ số nào?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
4) Củng cố - dặn dò 
+ Lớp đơn vị (lớp nghìn) gồm có mấy hàng, là những hàng nào?
- GV nhận xét tiết học.
- VN chuẩn bị bài sau
- Một nghìn năm trăm hai mươi tám.
- Năm mươi tư nghìn sáu trăm bảy mươi mốt.
- Chín trăm ba mươi sáu nghìn bốn trăm mười ba.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm nghìn.
- HS nêu lại hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm nghìn.
+ 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
+ 3 hàng : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- 1 HS đọc.
- 1 HS viết số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Bảng có các cột: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.
- 1 HS đọc.
- 1 HS viết số 54 312
- Chữ số 5 hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
- Lớp đơn vị.
- 1 HS lên bảng viết số.
- Các chữ số 5, 4.
- Các chữ số 0, 0, 3.
- ở hàng trăm, lớp đơn vị.
- Số 960 783.
- Số 46 307 và 123 517.
- Dòng 1 nêu các số, dòng 2 nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số ở dòng trên.
- 1 HS đọc.
- Hàng trăm, lớp đơn vị.
- Là 700.
- 1 HS làm trên bảng.
- 1 HS chữa .
- 1 HS chữa.
- Chữa miệng.
Thể dục
 Tiết 3:Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng
Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh”
( GV chuyên soạn và giảng dạy)
-------------------------------
Kể chuyện
 Tiết 3: kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: 
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Kiểm tra bài cũ: :
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
b. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện cổ tích bằng thơ “Nàng tiên ốc” bằng lời của mình. 
2) Tìm hiểu câu chuyện:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối bài thơ, sau đó 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Con ốc bà bắt được có gì lạ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và TLCH:
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?
+ Sau đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
3) Hướng dẫn kể chuyện.
a/ Hướng dẫn HS kể lại câu chuỵên bằng lời của mình.
+ Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của mình?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
b/ Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 3.
c/ Kể trước lớp: 
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.
- Gọi HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất.
4) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa câu chuyện.
5) Củng cố - dặn dò:
+ Câu chuyện “Nàng tiên ốc” giúp em hiểu điều gì?
- VN học thuộc lòng bài thơ, kể lại câu chuyện trên cho người thân và tìm đọc những câu chuyện về lòng nhân hậu.
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Bức tranh vẽ cảnh bà lão đang ôm 1 nàng tiên cạnh cái chum nước.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn thơ. 1 HS đọc toàn bài.
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Nó rất xinh, vỏ biêng biếc xanh, không giống như ốc khác.
+ Thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi.
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
+ Bà thấy 1 nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.
+ Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ.
- 1 HS khá kể lại.
- Yêu cầu mỗi HS kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm kể 1 đoạn.
+ NX lời kể của bạn theo các tiêu chí.
- 2, 3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
- Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. Bà lão thương ốc không nỡ bán. ốc biến thành 1 nàng tiên giúp đỡ bà.
+ Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
Kĩ thuật
Tiết 2: vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. đồ dùng dạy học:
 - Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu. 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài: 
b. Bài giảng:
2) Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ cắt, khâu, thêu. 
a/ Kéo
- Giới thiệu chiếc kéo mẫu.
- Hướng dẫn HS quan sát chiếc kéo mẫu đã chuẩn bị và hình 2 trong SGK.
Hỏi: + Đặc điểm của kéo cắt vải.
 + So sánh sự giống và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- GV giới thiệu thêm kéo cắt chỉ (kéo bấm) trong bộ dụng cụ khâu, thêu.
- Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải. Nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 3.
- Thực hiện thao tác cách cầm kéo như hình 3 SGK. Hỏi: Cách cầm kéo (Ngón cái đặt ở đâu? các ngón còn lại đặt ở đâu?) – Yêu cầu HS thực hiện thao tác cầm kéo. NX.
- Chú ý: Đảm bảo an toàn khi sử dụng kéo và không dùng kéo cắt vải để cắt những vật cứng và kim loại.
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu các vật liệu và dụng cụ khác
- Giới thiệu từng vật liệu dụng cụ trong bộ đồ dùng học tập và đọc tên gọi (hình 6)
 + Nêu tên gọi và công dụng của từng loại vật liệu, dụng cụ.
- KL tr. 16 SGV. Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV nận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà CBBS.
- Quan sát chiếc kéo mẫu và hình 2 SGK.
- 1 – 2 HS trả lời.
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có 2 phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc ốc vít để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
- Quan sát thao tác của GV kết hợp với hình 3 SGK để TLCH.
- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác cầm kéo.
- HS quan sát và nêu tên gọi, công dụng của dụng cụ
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng:
Tâp đọc
 Tiết 4: Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- Học thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ viết 10 dòng thơ đầu.
- Một số truyện cổ tích
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài, trả lời câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài
- Gọi HS luyện đọc tiếp nối bài, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc từ đầu đến đa mang và trả lời câu hỏi
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
+ Em hiểu câu thơ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa như thế nào?
+ Từ “ nhận mặt” ở đây có nghĩa là ntn?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Hãy nêu ý nghĩa của chuyện Tấm Cám và truyện Đẽo cày giữa đường?
+ Hãy nêu một số tryện thể hiện lòng nhân hậu của con người Việt Nam ta?
- Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối bài
+ Em hiểu 2 câu thơ cuối bài như thế nào?
GV: Câu thơ cuối bài là những bài học quý báu của cha ông ta muốn răn dạy con cháu đời sau.
+ Bài thơ Truyện cổ nước mình muốn nói lên điều gì?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”
 - Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Tổ chức đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua những câu chuyện cổ ông cha ta khuyên con cháu điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- HD chuẩn bị bài sau
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm
- 5 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 HS đọc chú giải cuối bài
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì:
Truyện cổ nhân hậu, có ý nghĩa sâu xa, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha và những lời răn dạy của ông cha
+ Ông cha đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu.
+ Giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của cha ông từ bao đời nay
+ Bài thơ gợi cho chúng ta nhớ tới truyện Tấm Cám, đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị giấu người thơm, Đẽo cày theo ý người ta.
- HS nêu theo sự hiểu biết của mình
+VD: Thạch Sanh, Sự tích Hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc
+ Hai câu thơ là lời răn dạy con cháu đời sau hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin.
* Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
- 2 HS đọc bài, lớp đọc thầm phát hiện ra giọng đọc
- HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, bài thơ.
Toán
 Tiết 9 : so sánh các số có nhiều chữ số
I. Mục tiêu:
 - So sánh được các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
II. đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết vào vở nháp.
- Lớp đơn vị (lớp nghìn) gồm mấy hàng? là những hàng nà

File đính kèm:

  • docGA_4.doc