Giáo án Tuần 18 Lớp Một

Toán

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết đo đọ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.

- Bài tập: Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ.

- Thước, bút chì.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 18 Lớp Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Buổi chiều
Tên bài dạy
2
Chào cờ
Tiếng Việt
Tiếng Việt
 Toán
Nhận xét đầu tuần
Bài 4- Nguyên âm đôi
 Mẫu 5- ia . Vần iên, iêt
 Điểm. Đoạn thẳng
Luyện TV
Luyện Toán
Rèn kỹ năng
HĐNG
3
Thể dục
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
Bài 18
Vần iên, iêt.
Vần iên, iêt
 Độ dài đoạn thẳng
Luyện TV
Tự học
HĐNG
4
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
TNXH
Vần không có âm cuối ia.
 (Tập viết chữ nhỏ)
 Thực hành đo độ dài
 Cuộc sống xung quanh
5
 Tiếng Việt
 Tiếng Việt
Đạo đức
 Thủ công
Vần uya, uyên, uyêt.
Vần uya, uyên, uyêt.
Thực hành kĩ năng CHK1
 Gấp cái ví(T2)
6
Tiếng Việt
Tiếng Việt
 Toán
 HĐTT
 Luyện tập
 Luyện tập
 Một chục- tia số . Sinh hoạt lớp.
Luyện TV
Luyện Toán
Rèn kỹ năng
HĐNG
 Thứ hai, ngày 12 tháng 1 năm 2015 
 Tiếng Việt 
 BÀI 4- NGUYÊN ÂM ĐÔI
 Mẫu 5- IA
 VẦN IÊN, IÊT
 Toán
ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận biết được“điểm”, “đoạn thẳng”, đọc tên điểm đoạn thẳng, kẻ được đoạn thẳng.
 - Bài tập: 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ.
 - Thước, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới :
A . Giới thiệu “điểm”, “đoạn thẳng” :
- GV dùng phấn màu vẽ 2 chấm lên bảng và hỏi : Đây là cái gì ?
- Đó chính là điểm.
- Cô đặt tên cho điểm này là A, điểm kia là B. GV viết bảng.
- Nối điểm A và điểm B ta có đoạn thẳng AB.
* Cứ nối 2 điểm lại thì ta được 1 đoạn thẳng.
B . Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng :
- Để vẽ đoạn thẳng thì ta dùng dụng cụ gì ?
- Yêu cầu HS lấy thước thẳng và quan sát mép thước, dùng ngón tay di động theo mép thước.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng 
+ Dùng bút chấm 2 điểm lên tờ giấy rồi đặt tên cho từng điểm.
+ Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút tựa vào mép thước di chuyển từ điểm nọ đến điểm kia. Ta có đoạn thẳng cần vẽ.
C . Thực hành :
* Bài 1 (SGK/94): GV yêu cầu HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
- Chú ý : đọc tên điểm trước (M : mờ, N : nờ, C : xê, D : dê, ... ), tên đoạn thẳng sau.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/94, 95): Dùng thước thẳng và bút để nối thành các đoạn thẳng theo yêu cầu của bài và đọc tên từng đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 (SGK/95): Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và nêu số đoạn thẳng trong mỗi hình.
- GV yêu cầu HS đọc tên từng đoạn thẳng.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : GV cho HS thi vẽ các đoạn thẳng vào BC.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Độ dài đoạn thẳng.
- HS để đồ dùng học Toán lên bàn.
- ... dấu chấm, ...
- HS đọc:Điểm A
 Điểm B(bê).
- Đoạn thẳng: AB.
( HS đọc cá nhân, ĐT)
- HS nêu: dùng thước thẳng để vẽ đoạn thẳng
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành vẽ đoạn thẳng
 B ______________C 
- HS đọc: Đoạn thẳng BC
- 1 số HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm SGK.
- Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng.
- HS nêu.
- Cá nhân, ĐT.
- HS thi vẽ Đoạn thẳng. Tổ nào vẽ nhanh, đúng thì thắng.
 Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2015
 Thể dục
 BÀI 18: TRÒ CHƠI
 I. Mục tiêu:
 - Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 II. Địa điểm, phương tiện 
 -Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 - Phương tiện: chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp, lên lớp:
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp
- Chạy chậm, đi thường hít thở.
 - Khởi động các khớp 
- Hát một bài
* Trò chơi “Diệt các con vật có hại ”
 2. Phần cơ bản
- Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông:
- Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Chia nhóm
-Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng cơ bắp.
- Đi thường theo nhịp và hát
- Nhận xét.
- Dặn dò.
GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
GV điều khiển HS chạy 1 vòng sân 
GV hô nhịp khởi động cùng HS
Quản ca cho lớp hát một bài
G nêu tên trò chơi tổ chức cho HS chơi.
GV nêu tên động tác, hô nhịp cho HS tập G kết hợp đi sửa sai.
Cán sự lớp hô nhịp điều khiển HS tập G đi uốn nắn tư thế
GV chia sân, chia nhóm để HS các nhóm tự tập, các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình GV đi giúp đỡ sửa sai.
GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi , luật chơi. 
GV chơi mẫu cùng,GV nhận xét cách chơi.
Cho vài HS lên chơi thử, GV chỉ dẫn thêm. 
HS cả lớp cùng chơi thử GV giúp đỡ sửa sai cho từng HS. 
Cán sự lớp điều khiển trò chơi 
GV quan sát nhận xét.
Cho HS các tổ thi đấu với nhau, GV làm trọng tài 
GV biểu dương tổ thắng và chơi đúng luật .
 Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS,quản ca cho lớp hát
- GV nhận xét giờ học biểu dương HS học tốt.
 GV ra bài tập về nhà.
HS về ôn tư thế đứng cơ bản.
Tiếng Việt
 VẦN IÊN, IÊT
 Toán
 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
A.Mục tiêu : 
-Có biểu tượng về “ dài hơn”, “ngắn hơn” ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
-Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiêp hoặc gián tiếp.
 -Yêu thích học tập, làm việc cẩn thận.
B.Đồ dùng dạy học : sgk, thước.
C.Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định : hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ :
-Tiết trước học bài gì?
-Cho hs vẽ trên bảng lớp 2 điểm và 2 đoạn thẳng.
-Gv vẽ hình cho hs đếm và đọc tên các đoạn thẳng.
Nhận xét.
3.Bài mới :
a/Giới thiệu bài : Độ dài đoạn thẳng.
b/Dạy biểu tượng “dài hơn”, “ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
-Cho 2hs giơ 2 bút chì có độ dài khác nhau : làm sao để biết cái nào dài hơn,cái nào ngắn hơn?
-Cho hs thực hành so sánh 2 cái thước.
Nhận xét.
-Cho hs xem sgk : thước nào dài hơn?
Đoạn thẳng nào ngắn hơn? Đoạn thẳng nào dài hơn?
*Cho hs làm BT 1 : GV HD hs so sánh trả lời từng câu.
 *Mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài nhất định.
c/ So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian :
-HD hs qsát trong sgk : có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.
+Độ dài hình vẽ trong sgk dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay.
+GV vẽ hình lên bảng và thực hành cho hs xem.
-Cho hs so sánh 2 đoạn thẳng trong sgk và giải thích.
 Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng.
d/ Thực hành :
-Bài 2 : 
+GV HD bài mẫu.
+Cho hs làm vào sgk.
+Các đoạn thẳng đó,ĐT nào dài nhất?ĐT nào ngắn nhất?
Nhận xét.
-Bài 3 : Tô màu vào băng giấy ngắn nhất.
+Cho hs làm vào sgk và giải thích .
+Nhận xét.
4.Củng cố :
-Hôm nay học bài gì? -Độ dài đoạn thẳng.
-Qua bài học này giúp ta điều gì?
-GV vẽ một số ĐT cho hs tìm ĐT dài,ngắn.
5. Dặn dò : xem bài mới.
-Nhận xét tiết học.
-Điểm.Đoạn thẳng
- 2 HS
-CN.
-HS nhắc lại.
-HS xem sgk trả lời.
-CN trả lời bài tập 1.
-HS nghe.
-HS quan sát sgk và xem GV thực hành.
-HS nghe.
-Xem GV HD.
-Làm bài sgk.
-HS thực hành tô màu vào băng giấy giữa.
-CN trả lời.
 Thứ tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015
 Tiếng Việt 
 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI IA
 (Tập viết chữ nhỏ)
 Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đo đọ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
- Bài tập: Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ.
- Thước, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Giờ trước chúng ta đã học bài gì ?
- Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào ?.
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu độ dài “gang tay” :
- Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa.
- Yêu cầu HS giơ tay để xác định độ dài gang tay của mình.
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay :
- GV hướng dẫn HS đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay : Đặt ngón cái sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng, co ngón cái về trùng với ngón giữa, rồi đặt ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng. Mỗi lần co ngón tay trái về trùng ngón giữa thì đếm : một, hai, ... và cuối cùng đọc kết quả : cạnh bảng dài ... gang tay.
- Yêu cầu HS thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay.
3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân :
- GV hướng dẫn HS đo chiều dài bục giảng bằng bước chân.
- Gọi 2 HS thực hành đo. Chú ý : bước chân thoải mái, không cần gắng sức.
- So sánh bước chân cô giáo và bước chân của HS.
* Vì bước chân và gang tay của 2 người khác nhau thì khác nhau nên các đơn vị đo này gọi là : “chưa chuẩn” nghĩa là không thể đo chính xác độ dài của các vật.
4. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/98): GV yêu cầu HS đo độ dài của bàn học bằng gang tay.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 2 (SGK/98): Yêu cầu HS đo chiều rộng , chiều dài của lớp học bằng bước chân.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3 (SGK/98): Yêu cầu HS đo chiều rộng , chiều dài của BC bằng que tính.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà : Đo chiều dài, chiều rộng của nhà em bằng bước chân.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Một chục. Tia số.
- ... Đo độ dài đoạn thẳng.
- ... bằng gang tay, ô vuông, đo trực tiếp.
- HS nghe.
- HS chấm 1 điểm nơi đặt đàu ngón tay cái và một điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa, nối 2 điểm đó lại ta có một đoạn thẳng. Độ dài gang tay em bằng độ dài đoạn thẳng đó.
- HS quan sát.
- HS thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay.
- HS quan sát.
- HS thực hành đo.
- HS so sánh.
- HS đo và báo cáo kết quả.
- HS đo và báo cáo kết quả.
- HS đo và báo cáo kết quả.
- HS về nhà thực hành đo.
Tự nhiên xã hội 
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T1)
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.
+ HS giỏi: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tranh minh họa bài học trong SGK.
- Sách TNXH.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Em làm gì để lớp học sạch, đẹp ?
-Để lớp học sạch đẹp, em không nên làm gì ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- HS hát bài : Bầu trời xanh
- Giới thiệu bài mới : Cuộc sống xung quanh .- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực quanh trường.
- Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét :
+ Quang cảnh trên đường, hai bên đường.
+ Người dân địa phương làm những công việc gì chủ yếu ?
- Bước 2 : Phổ biến nội quy tham quan :
+ Đi theo hàng, trật tự, nghe theo sự hướng dẫn của GV.
- Bước 3 : Đưa HS đi tham quan
+ HS xếp hàng đôi đi quanh khu vực trường. GV dừng lại ở những nơi cần thiết để HS quan sát và nói với nhau về những gì các em trông thấy.
- Bước 4 : Đưa HS về lớp.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các nội dung sau :
+ Các em hãy thảo luận với nhau về những gì các em đã được quan sát ?
- Gọi 1 số em trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thảo luận cả lớp : 
+ Nhân dân địa phương sống bằng những nghề gì ?
+ Bố mẹ em làm gì để nuôi sống gia đình ?
c. Củng cố, dặn dò
- Liên hệ :
+ Cuộc sống xung quanh em diễn ra như thế nào ?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Cuộc sống xung quanh (T2).
- 2HS trả lời.
- 2HS trả lời.
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc đầu bài.
- HS nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS nghe GV phổ biến nội quy tham quan.
- HS xếp hàng đôi đi quanh khu vực trường. HS quan sát và nói với nhau về những gì mình trông thấy.
- HS về lớp.
- HS thảo luận đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS nghe.
- Cả lớp thảo luận và trả lời.
- HS liên hệ.
 Thứ năm, ngày 15 tháng 1 năm 2015
Tiếng Việt
VẦN UYA, UYÊN, UYÊT
Đạo đức
 THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Ôn tập lại các bài sau :
 + Nghiêm trang khi chào cờ.
 + Đi học đều và đúng giờ.
 + Trật tự trong trường học.
 - Biết thực hành các kỹ năng đã học và có ý thức thực hiện tốt những điều đó.
 - Giáo dục HS ý thức kỷ luật, thực hiện đúng nội quy trường lớp.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.
 - Thẻ hoa xanh đỏ.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Khi chào cờ em phải làm gì ?
+ Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Giới thiệu- Ghi đầu bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nội dung sau:
+ Vì sao em phải nghiêm trang khi chào cờ ?
+ Thế nào là đi học đều và đúng giờ ?
- Gọi vài em trả lời trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : 
+ Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
+ Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
2. Hoạt động 2: Đóng vai 
- GV yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống sau :
+ N1, 2 : Khi chuẩn bị chào cờ, một số bạn còn đội mũ, em sẽ nói gì ?
+ N3, 4 : Bạn Lan ốm nhẹ đã xin mẹ cho ở nhà. Em nói gì với bạn ?
+ N5, 6 : Khi xếp hàng xong, các bạn chen nhau vào lớp.
+ N7, 8 : Trong giờ học, một số bạn hay nói chuyện riêng. 
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương. 
3. Hoạt động 3: Trò chơi Đ-S
- GV nêu các tình huống :
+ Khi chào cờ, em đội mũ để khỏi nắng.
+ Đi học đều là không vắng buổi học nào.
+ Khi xếp hàng, em không chen lấn, xô đẩy.
+ Trong giờ học Toán, em tô màu vở Tiếng Anh.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại các câu thơ cuối bài 6, 7, 8.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (T1).
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- HS đọc đầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nghe.
- HS nghe GV nêu tình huống và đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS suy nghĩ và giơ thẻ hoa.
+ Sai- Thẻ hoa màu xanh.
+ Đúng- Thẻ hoa màu đỏ.
+ Đúng- Thẻ hoa màu đỏ.
+ Sai- Thẻ hoa màu xanh.
- HS đọc.
 Thủ công 
 GẤP CÁI VÍ (T2)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
+ HS khéo tay cần gấp đều, đẹp, làm thêm quai xách và trang trí cho ví.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và tiết kiệm giấy khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Mẫu gấp, quy trình các nếp gấp.
- HS : Giấy vở, giấy màu, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1 : Nhắc lại quy trình gấp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp cái ví.
- Gọi HS vừa nhắc lại quy trình vừa thực hiện gấp.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Hoạt động 2 : Thực hành
- GV yêu cầu HS chọn giấy màu theo ý thích.
- GV yêu cầu HS thực hành gấp. 
- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.
- Nhắc nhở HS : mỗi nếp gấp phải được miết kĩ. Khi gấp 2 mép ví vào trong phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau.
- Trưng bày sản phẩm.
- Chấm bài, nhận xét.
3. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Bài sau: Gấp mũ ca lô.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát.
- 2 HS nhắc lại quy trình.
- 1 HS vừa nhắc lại quy trình vừa thực hiện gấp.
.
- HS chọn giấy màu.
- HS thực hành gấp.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS chọn sản phẩm đẹp 
 Thứ sáu, ngày 16 tháng 1 năm 2015
 Tiếng Việt 
 LUYỆN TẬP
 Toán 
MỘT CHỤC. TIA SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 -Nhận biết ban đầu về 1 chục, biết quan hệ giữa chục và đơn vị.
 - Biết 1 chục = 10 đơn vị 
 - Biết đọc và viết số trên tia số.
 - Hs làm bài tập 1, 2, 3 
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ ; Băng vẽ tia số. 
 - Bó chục que tính.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Để đo độ dài các vật ta có thể đo bằng cách nào ?
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu: “Một chục” :
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và đếm xem cây có mấy quả ?
- 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
- GV yêu cầu HS lấy 10 que tính và hỏi : 10 que tính còn gọi là mấy que tính ?
- Vậy 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
- GV ghi bảng : 1 chục = 10 đơn vị 
- 1 chục bằng mấy đơn vị ?
2. Giới thiệu tia số :
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu :
 Đây là tia số. 
- Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (được ghi bằng số 0). 
- Các điểm cách đều nhau được ghi số : mỗi điểm ghi 1 số theo thứ tự tăng dần. Tia số này còn kéo dài nữa để ghi các số tiếp theo.
- Quan sát trên tia số : Số ở bên trái thì bé hơn số ở bên phải và ngược lại.
3. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/100): GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Một chục chấm tròn bằng mấy chấm tròn ?
- Các em đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi vẽ thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 2 (SGK/100): Khoanh vào một chục con vật.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3 (SGK/100): Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Kết bạn.
+ GV cho mỗi lần 12 HS tham gia.
+ Khi HS nghe GV hô : Kết bạn nhóm : 2, 3, 4, ... thì HS nhanh chóng kết lại mỗi nhóm chỉ đủ số bạn mà GV nêu. Nếu nhóm nào thừa hoặc thiếu thì bị phạt lò cò.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Mười một, mười hai.
- ... bằng gang tay, bước chân, sải chân, bằng que tính, ...
- HS nêu : có 10 quả.
- HS nhắc lại.
- 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- Cá nhân, ĐT.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- HS quan sát và nghe GV giới thiệu về tia số.
- HS chỉ vào tia số và đọc các số trên tia số
- HS đọc : Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn.
- 1 chục chấm tròn bằng 10 chấm tròn.
- HS vẽ thêm vào SGK.
- HS phải đếm trước 1 chục con vật rồi mới khoanh lại.
- 1 HS lên bảng, cả lớp điền vào SGK.
- HS tham gia chơi.
 Hoạt động tập thể 
 SINH HOẠT LỚP 
I/ Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá tình hình tuần qua
 -Khen thưởng những HS chăm chỉ học tập
 -Kết hoạch tuần tới
II/ Nội dung sinh hoạt:
GV
HS
1.Mở đầu: 
- GV bắt bài hát:
-Kết luận:
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyện cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học
+ Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập
+ Trang phục đến trường,...
Yêu cầu lớp trưởng đánh giá chung:
GV nhận xét 
Hoạt động 2: Kế hoạch tới
Triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Phân công các tổ làm việc:
Tổng kết chung
- HS cùng hát: Sắp đến tết rồi
-Kết hợp múa phụ hoạ
-Nghe nhận xét của GV
-Từng em nghe nhận xét, rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hơn.
-Lớp trưởng đánh giá chung
Nghe nhớ, thực hiện
Thực hiện theo phân công của GV.
Các tổ trưởng nhận nhiệm vụ

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_tuan_18.doc
Giáo án liên quan