Giáo án Tuần 15 Khối 2

Chính tả: TUẦN 15

I. Mục đích yêu cầu:

- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn văn xuôi.

- Làm được BT 3a.

II. Đồ dùng: Bảng phu BT 2a

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết 2 từ chứa vần ai, ay - Lớp viết vào bảng con.

B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

Hoạt động 1: HD nghe viết:

1. HD học sinh chuẩn bị

 - GV đọc bài chính tả - HS đọc lại.

 - Giúp HS nắm nội dung đoạn viết:

 - HS tập viết vào bảng con từ khó: em Nụ, bé Hoa.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 15 Khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của người, vật, sự vật (thực hiện 3 trong 4 mục ở BT1, toàn bộ BT2).
- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? (thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3).
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tâp 1- Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động - dạy học:
B. Bài cũ:
A. Bài mới : * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1 : Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS quan sát tranh minh hoạ - HS nêu nội dung tranh.
 - HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - Từng cặp HS trình bày trước lớp.
 - HS + GV hoàn chỉnh câu
* Củng cố từ chỉ về đặc điểm tính chất của người và vật.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.- phân tích mẫu
 - HS làm bài vào vở
 - HS nối tiếp nhau đọc bài làm
 - HS + GV nhận xét.
* Củng cố: Từ chỉ đặc điểm, tính chất của người và sự vật.
Hoạt động 3: Tìm kiểu câu Ai (...) như thế nào:
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
 - HD HS cách làm mẫu
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HSlên bảng làm ( BP ).
 - HS+GV nhận xét, sữa bài, phân tích câu.
*Củng cố: Kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai (,) thế nào 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học 
----------------------------------------------------------------------
Tập viết: CHữ N HOA 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Nghĩ(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Nghĩ trước nghĩ sau (3lần
- Viết chữ đều nét và nối chữ đúng quy định, đúng khoảng cách.
- Giáo dục HS ý thức viết chũ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng : Mẫu chữ N. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ : - HS viết vào bảng con chữ M
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: HD học sinh viết chữ N
- GV đưa chư N hoa - HD học sinh quan sát và nhận xét:
 + Độ cao, cấu tạo các nét chữ
- GV viết mẫu chữ N lên bảng, phân tích cách viết.
- HS tập viết vào bảng con chữ N 2 lựơt.
- GV theo dõi uốn nắn, nhận xét.
Hoạt động 2: HD học sinh viết cụm từ ứng dụng 
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng
- HS đọc, quan sát và nhận xét: + Độ cao các con chư
 + khoảng cách, cách nối nét.
- HD hiểu nghiã cụm từ ứng dụng : “Suy nghĩ chín chắn trước khi làm”.
- HD HS viết vào bảng con chữ “Nghĩ” - GVnhận xét.
Hoạt động 3: HD HS viết bài vào vở.
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- HD học sinh cách trình bày.
- HS viết bài.- GV theo dõi uốn nắn
- GV chấm, nhận xét
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học 
----------------------------------------------------------------------
Toán: (T74) Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm tìm số bị trừ, tìm số trừ .
- Củng cố vẽ đường thẳng (qua 2 điểm, 1diểm)
 (Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột 1, 2, 5); bài 3).
II. Đồ dùng: bảng phụ BT 4
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS làm bảng con x - 16 = 18 51 - x = 35
 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - ghi đầu bài 
Hoạt động 2: HD học sinh luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 3 HS lên bảng làm - HS làm vào vở bài tập.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố: Cách trừ nhẩm.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 3HS lên bảng làm - lớp làm vào vở bài tập.
 - HS+ GV nhận xét, nêu cách làm
 - HS đổi vở kiểm tra
* Củng cố : Cách tính, rồi tính.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm vào vở bài tập - 3 HS lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét.
* Củng cố: cách vẽ đường thẳng, đoạn thẳng.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học 
---------------------------------------------------------------------- 
Thủ công: (T15) Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều (T1)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách gấp , cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
 (Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối).
II. Đồ dùng dạy - học : 
- Giấy thủ công , kéo .
- Mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều, giấy màu.
 - Qui trình gấp cắt
III Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hS
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu biển báo mẫu
- HS quan sát nhận xét : ( Về hình dáng màu sắc các phần)
* GV củng cố
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
 - GV vừa làm mẫu - chỉ vào hình minh họa các bước
B1: Gấp biển báo chỉ lối đi thuận chiều
 + Gấp cắt hình tròn
 + Lờy giấy trắng cắt thành hình chưã nhật
 + Gấp cắt chân biển báo
B2: Dán biển báo
 + Dán chân biển báo - dán hình tròn - dán hình chưã nhật màu trắng
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS thực hành gấp biển báo
- HS cắt các hình
- GV theo dõi giúp đỡ
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn: Tuần 15 
(GD BVMT - GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
2. Rèn kĩ năng viết:
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em (BT3).
* GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
*GDKN tự nhận thức :HS biết nói lời chia vui một cách tự nhiên,mạnh dạn trong từng trường hợp cụ thể (BT2).
II. Đồ dùng : -Tranh minh hoạ bài tập 1- bảng phụ (BT3).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - 3HS đọc lời nhắn tin (BT2) tuần 14
B. Bài mới: * GTB
 Hoạt động 1: HD học sinh nói lời chia vui (chúc mừng) :
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - Quan sát tranh.
 - HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố: Cách nói lời chia vui cần thể hiện thái độ vui mừng và tự nhiên.
Bài 2: (Nói lời chia vui chúc mừng của em )
- HS nêu yêu cầu bài tập - GV gợi ý cách nói
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS, GV nhận xét.
* Củng cố : cách nói lời chia vui,cần nói lời chia vui đúng lúc.
*HS biết nói lời chia vui một cách tự nhiên,mạnh dạn trong từng trường hợp cụ thể 
Hoạt động 2: Viết lời kể ngắn về anh chị em:
Bài 3: - HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS kể
- 1HS kể mẫu trước lớp
- HS, GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- HS viết bài vào vở.
- Nhiều HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp.
- HS + GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Củng cố: Cách viết đoạn văn kể về anh (chị, em)
 * GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò
-----------------------------------------------------------------------
Toán: (T75) Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến dấu phép tính.
- Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ. 
- Biết giải toán với các số có kèm theo đơn vị cm.
 (Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột 1, 3); bài 3; bài 5. HS khá giỏi làm thêm bài 4,6).
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động1:
 - HS làm bảng con 60 - 19 80 - 21
 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi đầu bài
Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập - GV nêu bài tập cần làm 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố: Cách trừ nhẩm.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở.
 - HS nhận xét, nêu cách làm - GV nhận xét.
* Củng cố : Cách đặt tính và tính trừ có nhớ 
Bài 3: (Tiến hành như bài 2)
* Củng cố: Cách thực hiện dãy tính qua 2 bước tính.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 3HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố: Cách tìm số hạng , số bị trừ.
Bài 5: - HS đọc đề toán - tóm tắt
 - 1HS lên bảng giải - Lớp giải vào vở
 - Nhiều HS đọc bài giải
 - HS, GV nhận xét - HS nêu dạng toán
* Củng cố: Giải toán bằng phép trừ với quan hệ “ngắn hơn”
Bài 6: - HS nêu yêu cầu bài tập
 - GV vẽ 2 đoạn thẳng lên bảng- HD cách làm.
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng vẽ.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố: Cách vẽ đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------- 
Chính tả: Tuần 15
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn văn xuôi. 
- Làm được BT 3a.
II. Đồ dùng: Bảng phu BT 2a
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết 2 từ chứa vần ai, ay - Lớp viết vào bảng con.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 1: HD nghe viết:
1. HD học sinh chuẩn bị 
 - GV đọc bài chính tả - HS đọc lại.
 - Giúp HS nắm nội dung đoạn viết:
 - HS tập viết vào bảng con từ khó: em Nụ, bé Hoa.
2. HD viết bài
 - HS nhận xét cách trình bày
 - GV đọc cho - HS nghe viết
 - GV Chấm chữa bài
Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng làm.
 - HS nhận xét - đọc bài làm
 - GV nhận xét.- Củng cố quy tắc viết ai/ ay.
Bài 2a: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
 - HS đọc lại bài làm
* Củng cố quy tắc viết x/ s.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------- 
Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS nhận xét đánh giá được các hoạt động trong tuần15 
- Nắm được những khuyết điểm để khắc phục
- Nắm được kế hoạch tuần 16.
II. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động 1: Sơ kết tuần 15:
- GV phổ biến nội dung buổi sinh hoạt
- Lớp trưởng điều khiển: - Các tổ báo cáo nhận xét các hoạt dộng trong tuần như:
 + Nền nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, múa hát thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp.
 + Về học tập: nêu những bạn học tốt, những bạn Cộng hòa xã hội chủ nghnx viết nama chịu khó học tập.
 + Về thực hiện các hoạt động khác như: Tham gia an toàn giao thông , tuyên truyền 22/ 12.
- ý kiến của các thành viên
- Lớp trưởng tổng hợp nhận xét, xếp loại
- GV nhận xét đánh giá khen những HS chăm ngoan, học tập tốt
Hoạt động 2: Phổ biên kế hoạch tuần 16:
- GV đề ra kế hoạch tuần 16
- Tiếp tục hưởng ứng phong trào Học và làm theo gương anh bộ đội cụ Hồ.
- Thực hành an toàn giao thông, tham gia tuyên truyền ngày 22/ 12.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
----------------------------------------------------------------------------------------- 
TUầN 15
 Thứ 2 ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tập đọc: Hai anh em
 ( GD BVMT- GD KNS )
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc trơn toàn bài . Ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Hiểu: - Hiểu ý nghĩa từ mới: công bằng, kì lạ.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng, nhường nhịn nhau của hai anh em. 
* GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
*GD cho HS tự nhận thức về bản thân mình từ đó biết thể hiện sự thông cảm với người khác bằng các việc làm cụ thể .
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ, bảng phụ (HĐ1) 
III. Các hoạt động dạy - học: 
(Tiết 1)
A. Bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài Nhắn tin, trả lời câu hỏi về nội dyng bài.
B. Bài mới: * GTB
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc.
- Luyện đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp.
 + HS phát âm tiếng, từ khó: lo lắng, nhường nhịn,ôm chầm .
- Luyện đọc từng đoạn trứơc lớp: + HS đọc nối tiếp.
 + HD học sinh cách ngắt, nghỉ hơi.
 	 + HD HS hiểu nghĩa từ mới.:Công bằng, kì lạ .
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm - Bình chọn nhóm đọc tốt
- Đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (Tiết 2)
- 1HS đọc bài –lớp đọc thầm.
- HS lần lượt đọc câu hỏi SGK - Trả lời câu hỏi
- HS - GV nhận xét, tóm tắt
* KL: Câu chuyện ca ngợi tình anh em biết thương yêu nhau, nhường nhịn nhau.
GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
*GD cho HS tự nhận thức về bản thân mình từ đó biết thể hiện sự thông cảm với người khác bằng các việc làm cụ thể
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- Các nhóm thi đọc bài theo vai.
- HS - GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: - Củng cố, dặn dò.
Toán: (Tiết 71) 100 trừ đi một số
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc có hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục và giải toán.
(Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; HS khá giỏi làm thêm bài 3)
II. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS làm vào bảng con: x + 7 = 34; x – 35 = 46 
B. Bài mới: * GTB 
Hoạt động 1: * GV giới phép trừ 100 – 5; 100 - 36 :
* GV giới thiệu phép trừ 100 - 5 :
 - GV nêu đề toán – HS đọc
 - HD HS tìm hiểu đề lập phép tính 100 - 5
 - HS tự đặt tính và tính tính trên bảng con
 - HS nêu lại cách đặt tính, cách tính
 - GV nhận xét chốt cách đặt tính và tính - HS nhắc lại
* Các phép trừ 100 trừ đi một số tiến hành như trên
Hoạt động 2:Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 2 HS lên bảng làm - HS làm bảng con
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách đặt tính rồi tính. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 2HS nối tiếp nhau nêu phép tính kết quả 
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tính nhẩm.
Bài 3: - HS đọc đề - Tìm hiểu đề - Tóm tắt. ( dành cho HS khá giỏi)
 - 1HS lên bảng giải- HS giải vào vở bài tập
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải dạng toán ít hơn.
Hoạt động 3: - Củng cố, dặn dò.
	 - Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------- 
Đạo đức: (T15) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (T2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Đồ dùng: - Phiếu học tập (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS nhắc lại việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
B. Bài mới: * GTB
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống:
- GV nêu tình huống cho từng nhóm
- Các nhóm thảo luận đóng vai
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm
- GV nêu câu hỏi -HS trả lời
* GV nêu cách giải quyết đúng cho từng tình huống
Hoạt động 2: Thực hành:
 - GV phân công các nhóm sắp xếp lại bàn ghế  cho gọn gàng . 
- HS thực hành thu xếp lại bàn ghế lớp học
- GV theo dõi cùng tham gia với HS
- HS nêu cảm nghĩ sau khi làm việc
* Mỗi HS cần tham gia các việc làm cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài
- GV nhận xét - Liên hệ - Dặn dò.
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 30 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện: Hai anh em
 (GD BVMT) 
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý , nói được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên cách đồng.
- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện 
* GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
 (HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện) 
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi các gợi ý
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau kể lại thuyện “Câu chuyện bó đũa” 
B. Bài mới: * GTB.
Hoạt động1: Kể từng phần câu chuyện: 
- HS đọc yêu cầu và nêu gợi ý.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp.
- HS, GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay..
Hoạt động 2: Nói ý nghĩ của hai anh em:
- HS đọc yêu cầu và đọc đoạn 4 câu chuyện
- GV giải thích rõ yêu cầu cho HS
- HS phát biểu nêu ý nghĩ của người anh, người em
- HS , GV nận xét.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện( HS khá giỏi kể toàn chuyện )
- 4 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện
 - HS khá giỏi kể toàn chuyện
- HS, GV nhận xét. Bình chọn nhóm, HS kể,thể hiện tốt. 
* GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
Hoạt động 3: - Củng cố, dặn dò.
-------------------------------------------------------------------- 
thể dục: (t29) Trò chơi: Vòng tròn
I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi
III. Các hoạt động dạy- học:
 A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu.
- Khởi động các khớp tay, khớp chân, hông
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- HS chuyển đội hình thể dục 
- HS Tập ôn bài thể dục phát triển chung
- GV nhận xét, chỉnh sữa
 B. Phần cơ bản:
- Chuyển đội hình vòng tròn
- GV nêu tên trò chơi-hướng dẫn cách chơi.
- HS tiến hành chơi như tiết trước
- Yêu cầu HS vừa chơi vừa vỗ tay theo nhịp điệu, nhảy
 C. Phần kết thúc:
- HS thả lỏng người 
------------------------------------------------------------------
Toán: (T72) Tìm số trừ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tìm số trừ ( số trừ các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính .
- Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu.
- Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết.
(Bài tập cần làm: bài 1(cột 1, 3); bài 2(cột 1, 2,3); bài 3).
II. Đồ dùng: - Băng giấy kẻ sẵn ô vuông (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS lên bảng làm 100 - 7, 100 - 43.
B. Bài mới: * GTB:
Hoạt động 1: HD học sinh cách tìm số trừ.
- GV gắn băng giấy lên bảng - HS quan sát
- GV nêu thành bài toán - HS nhắc lại:
- HS dựa vào mô hình và bài toán tìm phép tính 10 – x = 6
- HS nêu tên gọi các thành phần kết quả phép trừ
- HD HS tìm cách tính số trừ (x)
- HS nêu cách tìm
- HD HS rút ra quy tắc – HS đọc thuộc lòng
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 3HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con .
 - HS nhận xét nêu cách làm 
* Củng cố cách tìm số trừ, phân biệt cách tìm số bị trừ.
Bài 2: (Tiến hành tương tự).
* Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3: HS đọc đề bài toán - phân tích đề .
 -1HS lên giải - Lớp giải vào vở
 -HS, GV nhận xét
* Củng cố cách giải dạng toán tìm số trừ 
Hoạt động: - Củng cố - Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học .
-----------------------------------------------------------------
Tự nhiên- xã hội: (T15) Trường học
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
- Mô tả được cảnh quan của trường.
- Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra.
- Tự hào và yêu quý mái trương thân yêu của mình
 (Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường,..)
II. Đồ dùng: Hình vẽ trong SGK, sưu tầm tranh ảnh trường học
II. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - Em hãy nêu cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà?
B. Bài mới: * GTB 
Hoạt động 1: HS quan sát trường học của em:
- GV cho HS quan sát trường học theo yêu cầu
 + Tên trường, tên lớp học, và các phòng khác, sân trường , vườn trường.
 + HS quan sát
 + HS trình bày sau khi tham quan trường.
* KL: Trong trường học có các dãy lớp học, sân trường, các phòng chưc năng, vườn trường
Hoạt động 2: Quan sát - trả lời câu hỏi:
- HS quan sát nêu nội dung tranh và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận .
Hoạt động 3: Trò chơi: “Hướng dẫn viên du lịch”: ( giới thiệu về trường em )
- GV HD cách chơi - luật chơi
- HS tập nói trong nhóm
- HS trình bày trước lớp
Hoạt động4: - Củng cố - Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học .
---------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docT15.doc