Giáo án Tự nhiên xã hội – Lớp 3 - Tiết 59 đến 70

TUẦN 33 Tự nhiên xã hội – Lớp 3

TIẾT 65 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :

- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Biết đặc điểm chính của các đói khí hậu.

- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong SGK trang 124, 125.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc21 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội – Lớp 3 - Tiết 59 đến 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bài cũ 4’
3. Bài mới 27’
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp 9’
- Hát
Bước 1 : GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?
Bước 2 : GV gọi một số HS trả lời trước lớp
- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 9’
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý :
- HS thảo luận nhóm. 
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
* Hoạt động 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trờii ( dành cho HS khá giỏi) 9’
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời (GV giao nhiệm vụ này cho HS trước 1 - 2 tuần lễ)
- Các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời.
- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV khen những nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú.
4 .Nhận xét – Dặn dò 3’
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất
- Lắng nghe.
 **************************
TIẾT 62 MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS có khả năng :
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của mặt trăng quanh Trái Đất
- HS khá giỏi : So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời : Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 118, 119. Quả địa cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 1’
2.Kiểm tra bài cũ 4’
3. Bài mới 27’
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp 9’
- Hát
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :
- HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi.
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều). 
+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. 
Bước 2 : GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp
- Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.
* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất 9’
Bước 1 : 
- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. 
- HS nghe giảng.
- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?
 - HS trả lời.
- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên 
- HS nghe giảng.
- Đối với HS khá giỏi : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : ....
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở .....
- HS vẽ theo yêu cầu.
- HS trao đổi, nhận xét sơ đồ theo cặp.
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất. 9’
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc của các nhóm.
- GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. 
- Thực hành chơi theo từng nhóm.
Bước 3 : 
- GV gọi vài HS lên biểu diễn trước lớp.
3 .Nhận xét – Dặn dò 3’
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Ngày và đêm trên Trái Đất
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 32	 Tự nhiên xã hội – Lớp 3 Ngày dạy: / . / 2015
TIẾT 63 NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU 
 Sau bài học, HS có khả năng :
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
- Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày.
- Biết một ngày có 24 giờ.
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 120, 121.
- Đèn điện để bàn (hoặc đèn pin, nến).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 1’
2. Kiểm tra bài cũ 3’
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 87 (VBT) 
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
* Hoạt động 1 : Quan sát trang theo cặp 9’
- Hát
Mục tiêu : Giải thích được tại sao có ngày và đêm. 
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 120, 121 và trả lời với bạn các câu hỏi sau : 
- HS quan sát theo cặp thảo luận trao đổi với nhau nghe.
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được bề mặt của quả địa cầu ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Ban ngày.
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Ban đêm.
- (Đối với HS khá giỏi) Tìm vị trí của Hà Nội và La - ha - ba - na trên quả địa cầu (hoặc GV đánh đấu trước hai vị trí đó). 
- Khi Hà Nội là ban ngày thì La - ha - ba – na là ngày hay đêm ? 
- Là đêm, vì La - ha - ba - na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trăng chỉ chiếu sáng được một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm 9’
Mục tiêu : 
- Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).
- HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫnở phần thực hành trong SGK .
Bước 2 :
- GV gọi một vài HS lên thực hành trước lớp. 
- HS khác nhận xét phần làm thực hành của bạn.
Kết luận : Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp 9’
Mục tiêu : 
- Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày.
- Biết một ngày có 24 giờ.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu
- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về vị trí cũ.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV nói : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày. 
Bước 2 : 
- GV hỏi : 
+ Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ?
 - 24 giờ 
+ Hãy tưởng tượng Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? 
- Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn).
Kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngàym một ngày có 24 giờ.
4 .Nhận xét – Dặn dò 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Năm, tháng, mùa
- Lắng nghe
- Lắng nghe
*******************
TIẾT 64 NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
- Một năm thường có bốn mùa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 122, 123.
- Một số quyển lịch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động 1’
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 88 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- HS thực hiện
3. Bài mới 27’
* Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm 9’
Mục tiêu : biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày. 
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý : 
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng? 
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
+ Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ?
- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 2 :
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV mở rộng cho các em biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- HS quan sát tranh và nghe.
- GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ?
- HS dựa vào hiểu biết trả lời
Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp 9’
Mục tiêu : Biết một năm thường có bốn mùa.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo cặp, theo gợi ý.
- HS làm việc theo cặp theo gợi ý. 
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
- Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : 
+ Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu.
+Việt Nam ở Bắc bán cầu
+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ?
+ Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp.
- HS lên trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.
Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau..
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông 9’
Mục tiêu : HS biết đặc điêm khí hậu bốn mùa. 
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV hỏi hoặc nói cho HS biết đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ :
+ Vào mùa xuân, em cảm thấy thế nào ?
+ Ấm áp,
+ Vào mùa hạ, em cảm thấy thế nào ?
+ Nóng nực,
+ Vào mùa thu, em cảm thấy thế nào ?
+ Mát mẻ,
+ Vào mùa đông, em cảm thấy thế nào ?
+ Lạnh, rét,
Bước 2 : 
- GV hướng dẫn cách chơi : 
+ Khi GV nói mùa xuân. 
+ Thì HS cười.
+ Khi GV nói mùa ha. 
+ Thì HS lấy tay quạt.
+ Khi GV nói mùa thu.
+ Thì HS để tay lên má.
+ Khi GV nói mùa đông. 
+ Thì HS xuýt xoa.
Bước 3 : 
-Cho HS thực hành chơi theo nhóm/cả lớp.
4 .Nhận xét – Dặn dò 3’
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Các đới khí hậu
- HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
TUẦN 33	 Tự nhiên xã hội – Lớp 3 Ngày dạy: / . / 2015
TIẾT 65 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Biết đặc điểm chính của các đói khí hậu.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 124, 125.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động
-Hát đầu giờ.
B. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 3 / 89 (VBT) 
-2 HS thực hiện 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
-Lắng nghe.
C. Bài mới 
1. PHẦN ĐẦU: KHÁM PHÁ
-Giới thiệu bài, ghi tựa
-Lắng nghe.
2. PHẦN HOẠT ĐỘNG: KẾT NỐI
* Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
a/Mục tiêu : Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 124 và trả lời theo các gợi ý sau : 
- HS quan sát và trả lời.
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
a/Mục tiêu : Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu.
 Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới trên quả địa cầu.
- HS nghe hướng dẫn.
+ Trước hết, GV yêu cầu HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.
+ HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.
+ GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, GV tìm 4 đường không liền nét ( - - - -) song song với xích đạo. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó GV có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó. (GV không cần giới thiệu tên 4 đường này với HS) 
+ HS theo dõi.
+ GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.Ví dụ : Ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.
+ HS nghe hướng dẫn và chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
+ GV giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của HS giúp cho HS biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
+HS lắng nghe.
Bước 2 :
- GV y/cầu HS làm việc theo nhóm theo gợi ý :
-HS làm việc theo nhóm.
+Đối với HS khá giỏi: Chỉ trên quả địa cầu vị trí của VN và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?
+ HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
+ Trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau (mỗi nhóm lựa chọn cách trưng bày riêng). 
Bước 3 :
+ HS tập trưng bày trong nhóm (kết hợp chỉ trênquả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp sẵn).
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của mỗi nhóm.
Kết luận : Trên rái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; Ơn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đât quanh năm nước đóng băng. 
* Hoạt động 3 : THỰC HÀNH, VẬN DỤNG: Chơi trò chơi Tìm vị trí các đới khí hậu
Mục tiêu : Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập.
Cách tiến hành :
Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 (nhưng không có màu) và 6 dải màu (như các màu trên hình 1 trong SGK trang 124). 
- HS chhia nhóm và nhận đồ dùng.
Bước 2 : Khi GV hô “bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.
- HS tiến hành chơi.
Bước 3 : GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
 - HS trưng bày sản phẩm.
 - Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng.
4.Nhận xét, dặn dò: 
-Xem trước bài 66: Bề mặt Trái Đất
-HS lắng nghe.
-Nhận xét lớp.
-HS tiếp thu.
*******************
TIẾT 66 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Phân biệt được lục địa, đại dương.
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 dại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 126, 127.
- Tranh ảnh về lục địa và đại dương.
- Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK tranh 127 nhưng không có phần chữ trong hình ; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hay một đại dương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Khởi động: 1’
-HS hát
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 90 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm. 
-HS thực hiện
C.Bài mới : 27’
1.Phần đầu: Khám phá 1’
-Giới thiệu nội dung tiết học
-HS lắng nghe.
2.Phần hoạt động: Kết nối 26’
2.1. Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp 9’
a/Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. 
b/Cách tiến hành :
- Bước 1: GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
- HS chỉ theo yêu cầu.
- Bước 2 :GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước). 
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất ?
- HS trả lời.
- Bước 3 :GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- HS nghe giải thích.
- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
2.2.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 8’
a/Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý: 
+Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3. 
+Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3. 
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?
- HS làm việc trong nhóm theo gợi ý. 
Bước 2 :
- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- GV sửa chữa, hoàn chỉnh phần trình bày.
Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu MỸ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương : Thái Bình Dương, An Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
2.3. Hoạt động : Chơi trò chơi “Tìm vị trí các châu lục và các đại dương” 9’
a/Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương. 
b/Cách tiến hành :
Bước 1 : GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
-Hoạt động theo nhóm.
Bước 2 : Khi GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
- HS tiến hành chơi.
Bước 3: GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
 - HS trong nhóm làm xong thhì trưng bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp. Nhóm nào xong trước nhóm đó sẽ thắng.
D. Nhận xét-dặn dò: 3’
-Nhận xét tiết học
-Lắng nghe.
-Dặn dò: Chuẩn bị bi 67: Bề mặt lục địa.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN 34	 Tự nhiên xã hội – Lớp 3 Ngày dạy: / . / 2015
TIẾT 67 BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Mô tả bề mặt lục địa.
- Nhận biết được suối, sông, hồ.
- GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin: Biết xử lí cc thơng tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
+Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 128, 129.
- Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Khởi động
- Hát
B.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 3 / 91 (VBT) 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- HS thực hiện
C. Bài mới 
1.Phần đầu: Khám phá
-Giới thiệu bài, ghi tựa.
2.Phần hoạt động: Kết nối
* Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
a/Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa. GDKNS: KN Quan sát, so sánh.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau : 
- HS quan sát và trả lời.
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
Bước 2 : GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
=>KL: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ 

File đính kèm:

  • docBai_59_Trai_Dat_Qua_dia_cau.doc